Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2012

Con cừu đen của làng toán Việt

Hình ảnh
Chú thích: GS Nguyễn Tiến Zũng là người đạt huy chương vàng Toán quốc tế năm 1985 khi ông 14 tuổi. Hiện ông là GS Toán tại Đại học Toulouse, Pháp. Tôi post lại toàn văn bài viết trên blog của ông như là một nhật kí ông kể về đời mình, cho chúng ta hiểu một thời khốn khó, một thời loạn lạc của lưu học sinh khi Liên Xô sụp đổ. Ông cũng cho chúng ta thấy được sự vượt lên số phận để trở thành một nhà khoa học tài năng. By NTZung, on November 8th, 2012 Không hiểu sao, trong một tuần vừa rồi mà tôi nhận được thư yêu cầu phỏng vấn  và xin thông tin cá nhân từ những 3 người liền, liên quan đến chuyện tôi là một GS toán trước đã từng thi toán quốc tế. Thế nhưng tôi không hề giống với hình dung của mọi người về các nhà toán học nói chung, nên nếu chẳng may “chân dung” của tôi có xuất hiện trên báo chí gì đó, thì có khả năng là không khớp với thực tế lắm. Tôi chẳng có thành tích gì nổi bật, ngoài “thành tích” là làm “con cừu đen”. Dưới đây là bài viết gửi cho một tron...

Đôi điều về đội tuyển bóng đá Việt Nam tại AFF cup 2012

Hình ảnh
Xem đội tuyển Việt Nam đá hai trận vòng bảng AFF cup 2012, tôi thấy khá buồn. Mặc dù luôn ủng hộ đội tuyển hết mình nhưng xem đội tuyển đá, tôi có cảm giác đội tuyển và ban huyến luyện luôn sợ vào điều gì đó. Tâm lí sợ thua đã khiến cho đôi chân các cầu thủ gần như tê dại. Trong bóng đá, chuyện thắng thua là chuyện bình thường và chuyện mấy ông báo chí suốt ngày phê phán, chỉ trích là phải đá thế nọ, đá thế kia cũng là chuyện cùng bình thường. Cái quan trọng là các cầu thủ phải vượt lên chính mình trong những thời khắc quyết định. Theo tôi, nguyên nhân thất bại của đội tuyển tại các yếu tố sau: Đội tuyển đánh giá quá cao thực lực của mình. Chơi bóng với tâm lý sợ thua. Ban huấn luyện không dám mạo hiểm thay đổi chiến thuật. Không có thủ lĩnh thực sự. Tâm lí các cầu thủ không tốt do tình hình tồi tệ của bóng đá trong nước.  Đội tuyển Việt Nam thất bại lần này cũng tốt bởi nó chỉ ra cách làm bóng đá Việt Nam cần phải thay đổi. Đó là lời khẳng định đanh thép rằng chu kì thành ...

Phải về thôi...

Hình ảnh
Lời bình: Trong đầu tôi cũng luôn day dứt như với câu hỏi này của các bạn sinh viên bởi tôi cũng đã từng nghĩ như các bạn. Tôi cũng có rất nhiều bạn bè, những sinh viên ưu tú của Việt Nam ở nước Pháp, đã không trở về Việt Nam mà ở lại làm việc ở đó. Mặc dù cơ hội thăng tiến đối với họ không nhiều nhưng môi trường, điều kiện sống ở đó khiến họ phải suy nghĩ và so sánh. Nhưng tôi luôn nghĩ rằng nếu những tài năng của Việt Nam không quay về phục vụ tổ quốc thì đất nước này sẽ ra sao? Các bạn có cảm thấy vui không nếu đất nước mình quá nghèo so với các nước phát triển? Chính các bạn, với kiến thức học được, mới đóng góp mạnh mẽ cho sự cải cách của đất nước. Các bạn không nên trông chờ, đòi hỏi vào đội ngũ lãnh đạo hiện nay bởi mặc dù họ đã rất cố gắng thay đổi nhưng họ vẫn là người của thế hệ cũ, tư duy cũ. Các bạn cần đóng góp để thay đổi đất nước này. Theo Tuổi trẻ TS Nguyễn VănThuận Sinh viênViệt Nam tại ĐH Konkuk (Hàn Quốc) giao lưu nhân dịp Bộ trưởng Nguyễn Quân sang thăm ...

Khoa học Việt Nam mắc kẹt trong phi chuẩn mực, hành chính hóa và tư duy ăn xổi

GS Phạm Duy Hiển Việt Nam là nước đi sau về khoa học và công nghệ (KH-CN). Ta du nhập cách làm KH-CN, ban đầu từ các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu (ở miền Bắc), gần đây từ các nước tư bản Âu-Mỹ. Ý thức hệ và thiết chế của hai hệ thống hoàn toàn khác nhau, song tư duy và cách nghiên cứu khoa học lại khá giống nhau. Học họ, nhưng ta chẳng giống ai, có chăng chỉ là những bề nổi bên ngoài, như các danh hiệu giáo sư, tiến sỹ, còn cốt lõi bên trong thì theo cách tư duy của mình. Từ chối chuẩn mực phổ quát trong nghiên cứu khoa học Ở nước ngoài, chức danh tiến sỹ khẳng định anh đã vượt qua những đòi hỏi gắt gao về học thuật để có thể bắt đầu theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học, hoặc giảng dạy đại học. Ở ta, thiếu tấm bằng tiến sỹ chẳng những không vênh vang được với thiên hạ mà không thể chen chân vào nhiều chức quan. Có nơi còn quy định 50% cán bộ thuộc thành ủy quản lý phải có bằng tiến sỹ (TuanVietnam.net, 29/10/2012). Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, đến năm...

Tản mạn ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2012

Sau 4 năm sống và làm việc ở nước ngoài, tôi lại được sống trong không khí của ngày nhà giáo Việt Nam. Khác với cách đây 5 năm, năm nay tôi không những đóng vai người thầy, mà còn đóng vai phụ huynh của cậu con trai hơn 4 tuổi. Buổi sáng, lang thang cafe với một người thầy-một người bạn- một đồng nghiệp, nói các câu chuyện về toán học, về đề tài khoa học, về cuộc sống mà tuyệt nhiên chúng tôi không nói về ngày lễ kỉ niệm ngành của chúng tôi mặc dù thỉnh thoảng lại nhận được lời chúc mừng của học trò và bạn bè. Có nó hay không cũng không quan trọng, chúng tôi vẫn luôn mang tâm huyết và trách nhiệm cao nhất của mình trong sự nghiệp trồng người.  Buổi chiều, tôi đến trường mầm non của con trai tham dự lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Thật vui khi chứng kiến các con múa hát chúc mừng các cô. Nhìn các gương mặt thơ ngây, những động tác múa có phần tự phát của các em, tôi thầm cảm phục các cô giáo mầm non, những người đặt nền móng đầu đời cho các con. Mong rằng xã hội có ít tiêu c...

Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2012

Hình ảnh
Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2012,  em xin gửi tới các thầy cô giáo, tôi xin gửi tới các bạn đồng nghiệp, các em sinh viên sư phạm một lời chúc mạnh khỏe, thành công. Mong tất cả các thầy cô vượt qua mọi khó khăn, mang hết tâm huyết của mình phục vụ cho công tác trông người, vì tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam

Đất nước sẽ ra sao với những bảng thành tích giáo dục nhiều gian dối?

Hình ảnh
 Có hiệu trưởng nào, giáo viên nào vui được khi trường mình thấp thua so với trường khác? Không ai muốn thế, họ âm thầm chạy đua dù trong thâm tâm không muốn. Học sinh thiếu điểm phải nâng khống cho chúng lên cho lớp. Thi cử cũng có trăm nghìn cách để học sinh làm được bài. Học sinh thì sung sướng, phụ huynh thì thỏa mãn, chính quyền thì có thành tích. Ai cũng được cả. Không ai cần quan tâm vận mệnh tương lai của đất nước sẽ ra sao với một bảng thành tích gian dối. Tôi công tác trong ngành giáo dục đã gần 35 năm. Thời gian không nhiều nhưng cũng đủ để thấy căn bệnh trầm kha của ngành là bệnh thành tích và gian lận trong thi cử là một thứ không dễ dàng bỏ đi được. Vừa rồi, chuyện gian lận thi cử tại Đồi Ngô – Bắc Giang đã tốn bao nhiêu giấy mực của báo chí, bao nhiêu lời tâm huyết của các nhà giáo dục, làm đau đầu bao nhiêu cấp lãnh đạo, làm tù tội bao nhiêu người và biết bao nhiêu con người đã và đang phập phồng lo sợ. Nhưng tôi nghĩ sẽ không giải ...

Chất vấn khó của đại biểu Dương Trung Quốc đối với thủ tướng

Hình ảnh
Đại biểu Dương Trung Quốc:           “Câu hỏi của tôi  sẽ giúp cho Thủ tướng, chính phủ sẽ có đủ sức mạnh thực hiện những giải pháp của mình. Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng, trong đó có Thủ tướng đã có lời xin lỗi và xin trung ương đảng kỷ luật. Còn tại quốc hội, Thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn nhà nước mà thôi, khiến người dân tự đặt câu hỏi, dường như Thủ tướng xem nhẹ trước dân hơn trước đảng.  Đại biểu Dương Trung Quốc tại phiên chất vấn ngày 14/11/2012           Dẫu sao việc Thủ tướng có lời xin lỗi trước quốc hội cũng là một điều đáng ghi nhận vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Nhưng nhìn ở góc độ khác, việc xin lỗi – một hành vi văn hóa rất đáng khích lệ trong dân – cần được giới hạn trong mối quan hệ giữa bộ máy công quyền với nhân dân.    ...

Chưa nên cải cách cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông

Hình ảnh
Gần đây các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhiều ý kiến về cải cách giáo dục Việt Nam bằng cách rút ngắn cấu trúc giáo dục phổ thông từ 12 năm xuống còn 11 năm. Là người có nghiên cứu về giáo dục và đang nghiên cứu sâu về giáo dục đại học, tác giả bài viết này xin nêu ra ba lý do không nên đặt nặng vấn đề thay đổi cấu trúc giáo dục phổ thông tại thời điểm hiện nay. Một là, từ trước tới nay phân ban thất bại, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở thất bại dù nhà nước đã trợ giúp, trợ cấp cho các chính sách vĩ mô này là vì người dân làm theo cách của họ chứ không theo cách lập luận của nhà làm chính sách. Cấu trúc giáo dục phổ thông hiện nay vẫn là khuyến khích phân luồng sau trung học cơ sở, tức là học sinh và phụ huynh lựa chọn hướng giáo dục hàn lâm hay giáo dục nghề nghiệp khi học sinh ở tuối 15-16 nên không có gì là lạc hậu so với thế giới cả. Hơn thế nữa, với những lời kêu ca về chương trình phổ thông quá tải, nếu rút ngắn lại nữa thì ...