Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2012

Táng tận lương tâm

Có lẽ chưa bao giờ sự tha hóa trong cung cách làm ăn, buôn bán của người Việt ta lại xuống cấp như ngày nay. Chưa bao giờ vì mưu sinh, vì làm giàu mà người ta bất chấp thủ đoạn, quên đi đạo đức, lương tâm, sẵn sàng đẩy nguy hại cho đồng loại đến như vậy. Ra đường, chạy xe thì dính phải đinh do đinh tặc rải, dắt xe vào vá thì bị cắt ruột xe, phải thay với giá cắt cổ. Đổ xăng tại không ít cây xăng thì không chỉ bị gian lận số lượng mà còn gặp phải xăng dỏm, gây hỏng xe. Ra chợ thì mua phải thực phẩm thiếu an toàn; không ít quán ăn chế biến thực phẩm bẩn bán cho thực khách. Báo chí mấy ngày qua đưa tin nhiều người chết vì uống nhầm rượu dỏm làm từ men của Trung Quốc hay áo ngực từ Trung Quốc có chứa chất độc... Thật khó kể hết những chuyện tương tự bởi đầy rẫy. Đó là sự táng tận lương tâm đến mức đáng báo động, làm nhói đau lương tri; cuộc sống với những ý nghĩa tốt đẹp nhất của nó đã bị những con người tha hóa làm cho vẩn đục... Đó là sự gian dối thắng thế hoặc mặc nhiên...

Giáo viên thất nghiệp và trách nhiệm giáo dục

Hình ảnh
Hiện nay, định mức giáo viên (giáo viên có biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước) cho mỗi trường phổ thông công lập được xác định theo Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư số 28 của Bộ GD-ĐT. Ở mỗi tỉnh, thành phố, định mức cụ thể do UBND tỉnh, thành phố qui định. Đối với trường THCS, THPT định mức này thường là từ 2,0 - 2,2 giáo viên/lớp. Định này đảm bảo việc các trường THCS, THPT hoàn thành chương trình giáo dục mà không cần phải tuyển thêm giáo viên hợp đồng theo “mùa vụ”. Số liệu được công bố mới đây thì hiện nay nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang thừa giáo viên bậc học trung học. Ví như tỉnh Đồng Tháp, năm học 2010-2011 thừa hơn 900 giáo viên; TP.HCM, năm học 2012-2013 thừa 973 giáo viên... Ảnh minh họa. (Nguồn Internet) Mong muốn tìm được một chỗ đứng trên bục giảng không được đáp ứng, đương nhiên những giáo viên không được tuyển dụng sẽ phải tìm một hướng đi cho mình. Vậy, l...

Đại học về đi cấy, thà nghỉ từ lớp 9...'

Hình ảnh
Lời bình: Một bài báo hay của trên Vietnamnet nói về thực trạng của sinh viên sư phạm khi đi xin việc. Muốn cải cách giáo dục thì khâu đột phá quan trọng, có tính quyết định phải từ chất lượng đội ngũ giáo viên. Nếu đầu vào các trường sư phạm là một học sinh trung bình thì đầu ra không thể là một giáo viên giỏi trong tương lai. Đó là điều tồi tệ trong giáo dục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của đất nước trong tương lai. Một nghịch lý hiện nay có quá nhiều Trường không chất lượng đào tạo sư phạm, dẫn đến cuộc đua khốc liệt trong chạy việc, xin việc, nơi mà sinh viên khá giỏi không xin được vì không có quan hệ, không có tiền trong khi những sinh viên trung bình xin được việc. Theo quy luật: Đã bỏ chi phí ra xin việc thì phải thu lại chứ? Học sinh, phụ huynh và xã hội sẽ phải gánh chịu khi học phải các giáo viên này. Bài báo cũng chỉ phân tích một mặt của vấn đề. Tôi  cho rằng em sinh viên trong bài báo nêu trên cũng không thực sự khá và năng động tìm lối thoát cho mì...

Nghịch lí Việt Nam: trí tuệ tụt hạng, xa xỉ lên ngôi

Hình ảnh
  Trích từ blog của GS Nguyễn Văn Tuấn. Thật ra, nói “nghịch lí Việt Nam” cũng oan, vì nước nào mà không có nghịch lí. Nhưng đọc tin tức hàng ngày trong tuần qua làm tôi phải ghi lại đây vài dòng gọi là nhật kí. Trong khi các bảng xếp hạng trí tuệ và năng lực cạnh tranh toàn cầu cho thấy VN đang tụt hạng, thì mặt khác một vài nơi người ta tiêu dùng một cách rất xa xỉ. Trong điều kiện thu nhập thấp, sự xa xỉ này càng đáng chú ý. Trước hết là tình hình tụt hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tháng vừa qua, Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố báo cáo cho biết VN đứng hạng 75 (trên 142 nước) về năng lực cạnh tranh, đứng sau các nước như Brazil (hạng 53), Ấn Độ (56), và Nga (66). Nhưng đáng báo động hơn là so với năm ngoái thứ hạng này tụt đến 10 bậc. Kế đến là thứ hạng về sáng tạo còn thấp. Chúng ta còn nhớ bài báo nổi tiếng của Ts Lê Văn Út và Ts Thái Lâm Toàn, “ Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế ?”, cho biết trong 5 năm qua VN chỉ đăng k...

Dự báo sai động đất, các nhà khoa học ra tòa

Hình ảnh
TT - Một phiên tòa đang gây chấn động cho giới khoa học thế giới: ngày 23-10, sáu nhà khoa học và một cựu quan chức Ý đã bị tuyên án 6 năm tù vì “dự báo sai động đất”. Vụ động đất này là 306 người thiệt mạng ở L’Aquila hai năm trước. Những hình ảnh đau thương thiệt hại về người và của sau động đất ở L’ Aquila ngày 6-4-2009 - Ảnh: Reuters Bảy bị cáo đều là thành viên Ủy ban quốc gia về dự báo và ngăn chặn nguy cơ nghiêm trọng của Ý và là các nhà khoa học nghiên cứu địa chấn hàng đầu của Ý và thế giới. Ngoài án tù, họ còn bị cấm đảm trách các công việc tại các cơ quan nhà nước, phải thanh toán án phí và bồi thường thiệt hại 50 triệu USD. Tòa án địa phương xác định họ đã “phạm tội giết chết nhiều người”. Còn công tố cáo buộc họ “cẩu thả và khinh suất vì đã cung cấp những đánh giá nguy cơ địa chấn không hiệu quả cũng như đưa ra những dự báo không đầy đủ, thiếu chính xác”. Bản án gây sốc Trận động đất mạnh 6,3 độ Richter xảy ra ngày 6-4-2009 sau nhiề...

Dạy thêm từ 5h sáng, tại ai?

Hình ảnh
 Lời bình: Thật buồn khi đọc bài báo này. Bản thân tôi không phản đối các thầy cô dạy thêm và việc học thêm cũng là nhu cầu chính đáng của phụ huynh. Tôi chỉ phản đối việc các thầy cô ép học sinh của mình học thêm. Đọc qua bài báo, tôi thấy rằng các cô không ép các em học thêm nhưng bắt các em học thêm từ 5h sáng thì "dã man" quá. Bản thân các phụ huynh cũng "dã man" không kém khi quá kì vọng vào con mình. Gây sức ép lên con để muốn con thành người tài năng?? Tôi nghĩ rằng chắc phụ huynh luôn muốn con mình hơn con người khác! Một suy nghĩ nặng nề của nền văn minh lúa nước. Phụ huynh có hiểu rằng: Cái quan trọng quyết định thành công của một con người chính là khả năng tự học của người đó! Chúng sẽ ngu đi khi học thêm quá nhiều bởi vì học thêm nhiều khiến cho đầu óc của con trẻ không còn khả năng tự học và không có khả năng suy nghĩ độc lập và sáng tạo. Một khả năng quyết định sự thành bại của một con người trong tương lai. - Sau bài phản ánh tình trạng đi học ...

Giả thuyết abc có thể đã được chứng minh

Hình ảnh
Gần đây, nhà toán học người Nhật Shinichi Mochizuki, Trường Đại học Kyoto, vừa công bố một chứng minh dài hơn 500 trang về giả thuyết abc, một giả thuyết liên quan đến toàn bộ các số tự nhiên - Một vấn đề về phương trình Diophantine. Chứng minh này hiện đang được kiểm chứng. Giả thuyết abc được đặt ra năm 1985 bởi hai nhà toán học David Masser và Joseph Oesterle. Theo nhà toán học Dorian Goldfeld, GS trường đại học Columbia, NewYork: Giả thuyết này nếu chứng minh được nó đúng thì nó sẽ giải được nhiều vấn đề nổi tiếng về phương trình Diophantine, bao gồm cả định lý cuối cùng của Fermat. Nếu chứng minh của GS Mochizuki là đúng thì nó sẽ là một trong những thành tựu đáng kinh ngạc nhất của toán học trong thế kỷ 21. Nội dung của giả thuyết abc như sau: Cho số tùy ý  ε > 0, chỉ có hữu hạn 3 số nguyên dương, đôi một nguyên tố cùng nhau a,b,c sao cho a  +  b  =  c thỏa mãn c > d  (1+ ε ) , trong đó d là tích của các thừa số nguyên tố phân biệt củ...

Sứ mệnh và nội hàm văn hóa của đại học hàng đầu thế giới

Hình ảnh
Dương Phúc Gia (Hiệu trưởng trường ĐH Nottingham Anh Quốc) GS Dương Phúc Gia. Những năm gần đây, GS Dương Phúc Gia, người Trung Quốc đầu tiên nhậm chức hiệu trưởng một trường ĐH nổi tiếng Anh Quốc (ĐH Nottingham), đã nhiều lần thẳng thắn phát biểu về sự yếu kém của giáo dục đại học Trung Quốc, được lãnh đạo nhà nước và giới chuyên môn rất quan tâm. Dưới đây là phần lược dịch bài viết “ Sứ mệnh và nội hàm văn hoá của trường đại học ” của Dương Phúc Gia, đăng trên Thời báo Học tập số ra ngày 27/8/2007. Bài này gồm 5 phần: - Sứ mệnh của trường ĐH; - Nội hàm văn hóa ĐH; - Gợi ý từ ĐH hàng đầu; - ĐH hàng đầu coi trọng những sinh viên như thế nào; - Trách nhiệm của sinh viên. Các phần ghi trong dấu ngoặc vuông là của người dịch. I. SỨ MỆNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1. Sứ mệnh của trường đại học là gì? ĐH Yale thuộc nhóm ĐH đứng đầu thế giới, liên tục mấy năm liền xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng ĐH Mỹ, chỉ sau ĐH Princeton và ĐH Harvard. ĐH Yale thành lập năm 1701,...