Đại học về đi cấy, thà nghỉ từ lớp 9...'
Lời bình: Một bài báo hay của trên Vietnamnet nói về thực trạng của sinh viên sư phạm khi đi xin việc. Muốn cải cách giáo dục thì khâu đột phá quan trọng, có tính quyết định phải từ chất lượng đội ngũ giáo viên. Nếu đầu vào các trường sư phạm là một học sinh trung bình thì đầu ra không thể là một giáo viên giỏi trong tương lai. Đó là điều tồi tệ trong giáo dục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của đất nước trong tương lai. Một nghịch lý hiện nay có quá nhiều Trường không chất lượng đào tạo sư phạm, dẫn đến cuộc đua khốc liệt trong chạy việc, xin việc, nơi mà sinh viên khá giỏi không xin được vì không có quan hệ, không có tiền trong khi những sinh viên trung bình xin được việc. Theo quy luật: Đã bỏ chi phí ra xin việc thì phải thu lại chứ? Học sinh, phụ huynh và xã hội sẽ phải gánh chịu khi học phải các giáo viên này.
Bài báo cũng chỉ phân tích một mặt của vấn đề. Tôi cho rằng em sinh viên trong bài báo nêu trên cũng không thực sự khá và năng động tìm lối thoát cho mình. Đừng nên than trách mà hãy tự cứu mình trước khi chờ người khác cứu, đó mới là bản lĩnh của những người có trí tuệ và phẩm chất.
Kể từ ngày ra trường đến nay đã được 4 tháng. 4 tháng đó là những chuỗi ngày dài vô tận đối với tôi. Tôi sợ phải nghe những lời bàn tán xì xào của mọi người: “Học đại học về đi cấy, thà nghỉ từ lớp 9 đỡ tốn tiền của bố mẹ...”
Tôi trằn trọc băn khoăn suy nghĩ mỗi đêm, không biết từ khi nào những cơn mất ngủ, giật mình, những sầu muộn suy tư đã đến làm bạn với tôi. Tôi ở nhà buồn bã như môt con rùa trong xó bếp, không giao lưu không gặp gỡ với bạn bè bởi tôi tự ti lắm.
Tôi sợ phải nghe những lời bàn tán xì xào của mọi người: “Học đại học về đi cấy, thà nghỉ từ lớp 9 đỡ tốn tiền của bố mẹ...”.
Tôi chỉ biết lắng nghe và ngậm ngùi nhìn đôi mắt hằn sâu lo lắng của mẹ, nhìn mái tóc chớm bạc hoa râm của bố ở cái tuổi 50. Tôi thương - thương lắm bố mẹ tôi và thấy mình có lỗi biết bao với bố mẹ. Suốt bốn năm tôi học đại học cũng là bốn năm bố mẹ tôi phải vất vả, thậm chí nhịn ăn để lo tiền ăn học cho tôi. Mỗi lần cầm số tiền mẹ cho, tôi không khỏi rưng rưng nước mắt vì tôi biết bố mẹ không có. Những lúc đó tôi chỉ nguyện ước nhanh đến ngày ra trường để có một việc làm ổn định giúp đỡ bố mẹ.
Nhưng rồi ngày tôi đỗ đại học gia đình tôi vui bao nhiêu thì ngày tôi ra trường gia đình tôi buồn bấy nhiêu. Rồi còn gánh nợ 32 triệu tiền vay sinh viên đè nặng trên vai bố mẹ. Tôi bắt đầu nghe thấy những tiếng thở dài của bố, và cảm nhận được giấc ngủ không yên của mẹ. Tất cả, sao cứ in hằn trong đầu tôi, lúc nào nó cũng luẩn quẩn quanh tôi để rồi những cơn đau đầu triền miên lại tìm đến với tôi.
Song thế vẫn chưa đủ. Tôi chán nản và mất niềm tin vào cuộc sống hơn khi một loạt các bạn tôi cũng như tôi. Chúng tôi cùng theo đuổi cái nghề sư phạm được cho là cao cả, danh giá, học ở một trường cũng không kém gì là danh giá nhưng ra trường thì lại không có giá. Tôi lại bắt đầu suy nghĩ về những đứa bạn của mình, đọc lại những dòng chữ của cô bạn thân viết trên Facebook: “Mình thèm đứng trên bục giảng thèm được thao thao bất tuyệt giảng bài cho học sinh”.
Nó làm tôi nhớ đến những bài giảng của nó và của các bạn rất hay được cô giáo đánh giá cao. Còn tôi - tôi cứ ngồi mơ màng nghĩ đến quãng thời gian đi thực tập. Mình cũng được làm cô giáo 2 tháng - quãng thời gian đầy nhiệt huyết, nhưng quan trọng hơn là học sinh cũng thích và rất quý mến.
Thế rồi vèo cái hết được làm cô giáo. Cô trò quyến luyến nhau khi học trò hỏi mãi: “Sao cô không ở lại dạy chúng em?”. Chao ôi, lòng vui phấn chấn, muốn ở lại dạy lắm chứ nhưng đâu có dễ thế mấy trò....
Tôi mỉm cười khi nghĩ lại quá khứ rồi lại òa khóc trước thực tại, thương các bạn, thương chính bản thân mình và hàng ngàn câu hỏi: “Tại sao?” đặt ra trong đầu. Càng buồn hơn khi chỉ vài ngày sau tôi nhận được tin nhắn của một đứa bạn: “Mày ơi tao sắp đi dạy rồi nhưng tao chưa đứng trên bục giảng bao giờ nên lo quá không biết dạy thế nào mày có kinh nghiệm gì không nói cho tao với?”
Tôi bất ngờ lắm nhắn lại: “Ơ mày có học sư phạm đâu mà đi dạy?” Và rồi tôi nhận được tin nhắn trả lời “Thế nó mới hay chứ có chứng chỉ sư phạm là được” Thế rồi qua lại nhắn tin một hồi tôi mới biết là nhà nó có người quen.
Những suy nghĩ miên man luẩn quẩn trong đầu: Nghề dạy học có thực sự đóng cửa với tôi và với các bạn tôi không? Tôi chua xót nghĩ đến những đứa bạn của mình đang phải đi làm công nhân và rồi...tương lai tôi cũng như thế thôi. Nhưng không vì thế mà tôi đánh mất niềm tin, tôi sẽ không từ bỏ ước mơ được làm cô giáo, tôi vẫn tin rằng không ai có thể từ chối một con người có ý chí.
Bài báo cũng chỉ phân tích một mặt của vấn đề. Tôi cho rằng em sinh viên trong bài báo nêu trên cũng không thực sự khá và năng động tìm lối thoát cho mình. Đừng nên than trách mà hãy tự cứu mình trước khi chờ người khác cứu, đó mới là bản lĩnh của những người có trí tuệ và phẩm chất.
Kể từ ngày ra trường đến nay đã được 4 tháng. 4 tháng đó là những chuỗi ngày dài vô tận đối với tôi. Tôi sợ phải nghe những lời bàn tán xì xào của mọi người: “Học đại học về đi cấy, thà nghỉ từ lớp 9 đỡ tốn tiền của bố mẹ...”
Tôi trằn trọc băn khoăn suy nghĩ mỗi đêm, không biết từ khi nào những cơn mất ngủ, giật mình, những sầu muộn suy tư đã đến làm bạn với tôi. Tôi ở nhà buồn bã như môt con rùa trong xó bếp, không giao lưu không gặp gỡ với bạn bè bởi tôi tự ti lắm.
Tôi sợ phải nghe những lời bàn tán xì xào của mọi người: “Học đại học về đi cấy, thà nghỉ từ lớp 9 đỡ tốn tiền của bố mẹ...”.
Tôi chỉ biết lắng nghe và ngậm ngùi nhìn đôi mắt hằn sâu lo lắng của mẹ, nhìn mái tóc chớm bạc hoa râm của bố ở cái tuổi 50. Tôi thương - thương lắm bố mẹ tôi và thấy mình có lỗi biết bao với bố mẹ. Suốt bốn năm tôi học đại học cũng là bốn năm bố mẹ tôi phải vất vả, thậm chí nhịn ăn để lo tiền ăn học cho tôi. Mỗi lần cầm số tiền mẹ cho, tôi không khỏi rưng rưng nước mắt vì tôi biết bố mẹ không có. Những lúc đó tôi chỉ nguyện ước nhanh đến ngày ra trường để có một việc làm ổn định giúp đỡ bố mẹ.
Nhưng rồi ngày tôi đỗ đại học gia đình tôi vui bao nhiêu thì ngày tôi ra trường gia đình tôi buồn bấy nhiêu. Rồi còn gánh nợ 32 triệu tiền vay sinh viên đè nặng trên vai bố mẹ. Tôi bắt đầu nghe thấy những tiếng thở dài của bố, và cảm nhận được giấc ngủ không yên của mẹ. Tất cả, sao cứ in hằn trong đầu tôi, lúc nào nó cũng luẩn quẩn quanh tôi để rồi những cơn đau đầu triền miên lại tìm đến với tôi.
Song thế vẫn chưa đủ. Tôi chán nản và mất niềm tin vào cuộc sống hơn khi một loạt các bạn tôi cũng như tôi. Chúng tôi cùng theo đuổi cái nghề sư phạm được cho là cao cả, danh giá, học ở một trường cũng không kém gì là danh giá nhưng ra trường thì lại không có giá. Tôi lại bắt đầu suy nghĩ về những đứa bạn của mình, đọc lại những dòng chữ của cô bạn thân viết trên Facebook: “Mình thèm đứng trên bục giảng thèm được thao thao bất tuyệt giảng bài cho học sinh”.
Nó làm tôi nhớ đến những bài giảng của nó và của các bạn rất hay được cô giáo đánh giá cao. Còn tôi - tôi cứ ngồi mơ màng nghĩ đến quãng thời gian đi thực tập. Mình cũng được làm cô giáo 2 tháng - quãng thời gian đầy nhiệt huyết, nhưng quan trọng hơn là học sinh cũng thích và rất quý mến.
Thế rồi vèo cái hết được làm cô giáo. Cô trò quyến luyến nhau khi học trò hỏi mãi: “Sao cô không ở lại dạy chúng em?”. Chao ôi, lòng vui phấn chấn, muốn ở lại dạy lắm chứ nhưng đâu có dễ thế mấy trò....
Tôi mỉm cười khi nghĩ lại quá khứ rồi lại òa khóc trước thực tại, thương các bạn, thương chính bản thân mình và hàng ngàn câu hỏi: “Tại sao?” đặt ra trong đầu. Càng buồn hơn khi chỉ vài ngày sau tôi nhận được tin nhắn của một đứa bạn: “Mày ơi tao sắp đi dạy rồi nhưng tao chưa đứng trên bục giảng bao giờ nên lo quá không biết dạy thế nào mày có kinh nghiệm gì không nói cho tao với?”
Tôi bất ngờ lắm nhắn lại: “Ơ mày có học sư phạm đâu mà đi dạy?” Và rồi tôi nhận được tin nhắn trả lời “Thế nó mới hay chứ có chứng chỉ sư phạm là được” Thế rồi qua lại nhắn tin một hồi tôi mới biết là nhà nó có người quen.
Những suy nghĩ miên man luẩn quẩn trong đầu: Nghề dạy học có thực sự đóng cửa với tôi và với các bạn tôi không? Tôi chua xót nghĩ đến những đứa bạn của mình đang phải đi làm công nhân và rồi...tương lai tôi cũng như thế thôi. Nhưng không vì thế mà tôi đánh mất niềm tin, tôi sẽ không từ bỏ ước mơ được làm cô giáo, tôi vẫn tin rằng không ai có thể từ chối một con người có ý chí.
- Giang Lê (Hà Nam)