Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2012

Phân tích ấn phẩm toán học 1975-2011

Hình ảnh
Lời bình: Lại một bài viết rất sâu sắc của GS Nguyễn Văn Tuấn trên blog của ông. Em xin mạn phép GS đăng lại ở đây. Tiếp theo 3 bài trước, bài này sẽ trình bày một cách tổng quan tình hình công bố quốc tế ngành toán ở Việt Nam. Vẫn sử dụng dữ liệu của Web of Science (WoS) và các tập san ISI. Lần này, tôi có cơ duyên download toàn bộ ấn phẩm toán từ VN trên các tập san ISI tính từ 1975 đến 2011 (36 năm). Tính từ 1975 đến 2011, VN công bố được 1715 bài báo trên các tập san trong thư mục của ISI (Viện thông tin khoa học). Nhờ sự giúp đỡ của một bạn, tôi có thể download toàn bộ danh sách của 1715 bài, với tất cả thông tin cần thiết cho phân tích như tác giả, viện / trung tâm, năm công bố, hợp tác, tần số trích dẫn, v.v. Dĩ nhiên, dữ liệu này không đầy đủ, vì chưa kể các tập san ngoài ISI. Nhưng thông thường, các nhà tài trợ hay sử dụng ISI và WoS để đánh giá, nên có thể xem đây là số liệu quí, và tôi nghĩ có thể sử dụng như là một nguồn tham khả...

Toán học và khoa học

Hình ảnh
Lời bình: Lại một góp ý xác đáng nữa của GS Nguyễn Văn Tuấn cho Toán học. Chúng ta không nên kỳ vọng quá vào Viện Toán cao cấp bởi một cánh én chẳng làm nên mùa xuân. Nhưng dù sao cũng rất mừng cho các bạn trẻ học Toán trong nước. Các bạn có một nơi để học hỏi, giao lưu, nâng cao trình độ và tiếp xúc được với vài hướng nghiên cứu thời sự trên thế giới.  Thật ra ở VN, Toán học có thể đóng vai trò rất lớn trong Khoa học máy tính (Computer Science) nhưng thật tiếc tôi đã không nhìn thấy trong Hội Đồng Khoa Học của Viện cao cấp có nhà khoa học nào làm về lĩnh vực này. Lĩnh vực CNTT là một lĩnh vực có rất nhiều tiềm năng của Việt Nam. Phải chăng ở Việt Nam hiện nay không thực sự có Gs xuất sắc cả về Toán và Tin học? Hay bản thân Hội Đồng khoa học đã không nghĩ đến điều này? Gs Neal Koblitz (ĐH Washington) mới có một bài gọi là góp ý cho Viện toán cao cấp, nhưng thật ra bài viết cũng là những góp ý cho ngành toán học VN. Ông là một người rất có cảm tình ...

Góp ý cho Viện Toán Cao Cấp

Hình ảnh
GS. Neal Koblitz Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ Cập nhật:  08:03 GMT - thứ bảy, 18 tháng 2, 2012 Có bốn lý do căn bản để Việt Nam cần hỗ trợ nghiên cứu toán học cả lý thuyết lẫn ứng dụng. 1. Toán học đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Toàn bộ lĩnh vực toán học đều liên quan chặt chẽ với nhau, vì vậy thật khó dự đoán nhánh nào sẽ tạo ra lợi ích kinh tế quan trọng nhất trong tương lai. Ví dụ, tôi được đào tạo theo một ngành rất trừu tượng của toán ở Đại học Princeton, và giảng viên phụ trách luận án của tôi chưa từng làm những vấn đề ứng dụng. Tuy vậy, 10 năm sau khi nhận bằng tiến sĩ, tôi bắt đầu áp dụng kiến thức vào lĩnh vực an ninh máy tính và dữ liệu. Suốt một phần tư thế kỷ qua, toàn bộ công việc của tôi là trong những lĩnh vực ứng dụng. ...

Bài học truyền thông vụ Tiên Lãng

Hình ảnh
Lời bình: Các lãnh đạo của TP Hải Phòng nói riêng và các quan chức Việt Nam nói chung đều không được học cách ứng xử với giới truyền thông và thực sự không phải là các chính trị gia chuyên nghiệp. Vì vậy khi gặp các sự cố, họ đã không lường trước được những câu hỏi hóc búa của giới truyền thông, trả lời bừa và nói lấy được. Đó là những phát biểu thiếu suy nghĩ, như tán ngẫu vỉa hè, gây hiệu ứng ngược với công chúng. Sự kiện Tiên Lãng cũng là bài học cho tất cả các vị lãnh đạo, hãy chịu khó học cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức và lương tâm. Cách xử lý của các lãnh đạo HP phơi bày một cách đáng lo ngại trình độ và đạo đức của một bộ phận các quan chức hiện nay. Vụ Tiên Lãng: Gieo sự kiện - gặt sự cố "Khi cấp huyện nói là phải phá nhà vì đó là chỗ ẩn nấp của "tội phạm", dư luận chỉ cười họ là "những kẻ dốt nát" thôi. Nhưng đến khi ông Đỗ Trung Thoại và ông Đỗ Hữu Ca lên tiếng, thì họ lại bị cho là coi thường dân, một cách "thẳng thắn và công khai...

Pháp hình thành 8 siêu đại học để tăng sức cạnh tranh

Hình ảnh
Nghiên cứu sinh tiến sĩ của trường đại học Paris-Sorbonne. AFP/Bertrand Guay Lời bình: Bảng xếp hạng của Trường Đại học Giao thông Thượng Hải là bảng xếp hạng được đánh giá là uy tín nhất hiện nay trên thế giới bởi tiêu chí khách quan của nó. Chúng ta có thể xem tiêu chí đánh giá và bảng xếp hạng các Trường đại học tại đây:  http://www.arwu.org/ Nhật báo Pháp Le Monde hôm nay rất chú ý đến lãnh vực đào tạo, đặc biệt là nỗ lực của chính phủ muốn Đại học Pháp có sức cạnh tranh cao trên thị trường đào tạo thế giới. Trong bảng xếp hạng các đại học thế giới của Đại học Thượng Hải, đại học Pháp không mấy nổi bật. Le Monde gộp cả hai sự kiện trong hàng tít : “Tám siêu đại học để vượt qua cú sốc Thượng Hải”. Mở đầu bài viết, tác giả nhìn thấy là Pháp sử dụng đến "trọng pháo" trong cuộc cạnh tranh quốc tế dữ dội hiện nay về đào tạo đại học, khi tập hợp các đại học và các trường lớn của mình, chuẩn bị tác chiến. Trong chiến dịch này, tám siêu đại học sẽ h...