Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2013

Về tác phẩm văn học " Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chíp

Thời gian gần đây, dư luận quan tâm rất nhiều đến cuốn sách  " Xách ba lô lên và đi" của cô gái trẻ, mới 23 tuổi, Nguyễn Thị Khánh Huyền. Cuốn sách kể về những trải nghiệm thú vị, đầy xúc động của bản thân tác giả trong hành trình đi qua 25 nước, từ Châu Á, đến Châu Phi, Châu Mỹ xa xôi. Tuy nhiên, theo báo giáo dục link thì nhiều thành viên trên mạng và rất nhiều nhà văn "ném đá" tơi bời tác phẩm này. Họ yêu cầu Huyền chíp công bố các chứng minh đi qua 25 nước, vi sa, số tiền thực cho chuyến đi, chứng minh những chi tiết mà họ cho là vô lý, là vi phạm pháp luật, là nhiều chuyện không thể có thực, là bịa đặt....Tất nhiên mỗi độc giả đều có quyền phán xét của riêng mình, nhưng một tác phẩm văn học cần các yếu tố hư cấu, đôi khi chỉ là các câu chuyện kể lại, nghe lại. Giá như trong tác phẩm của mình, tác giả Huyền chíp thêm vào lời nói đầu rằng những câu chuyện mà cô kể có thể được cô nghe lại từ bạn bè hay từ nguồn nào đó thì sẽ không bị ném đá tơi bời như thế. Âu cũ...

Thư gửi thầy hiệu trưởng

Thùy Mai ( Theo Tạp chí Văn hóa Nghệ An) LTS: Đã từ khá lâu, môi trường đại học, giảng đường đại học đã bị dư luận kêu ca phàn nàn về chất lượng đào tạo, nhất là văn hóa học đường đang bị sa sút, biến dạng một cách trầm trọng. Sự sa sút này báo hiệu một tương lai ảm đạm không chỉ của nền giáo dục mà cả dân tộc. Rất đơn giản, vì đây là môi trường đào tạo nên đội ngũ trí thức trẻ cho xã hội, cho đất nước. Chúng tôi đăng bức thư/bài viết sau với thông điệp rằng cái xấu, cái tiêu cực nó có ở khắp nơi, trong cả môi trường đại học, hãy cảnh giác với nó! Thầy hiệu trưởng kính quý. Trước hết, em xin gửi đến thầy lời chúc sức khỏe, lời chúc hạnh phúc, và chúc cho thầy cùng với nhà trường vinh quang của chúng ta luôn luôn tiến về phía trước trong đà tiến của xã hội, ít nhất là đà tiến theo hình dung của em và các bạn em. Thầy kính quý! Em biết thầy rất bận trong một thời gian biểu dày đặc từ hàng trăm cuộc họp hành t...

Phê bình luôn là "việc khó"

Theo CAND Nhân chuyện ồn ào xoay quanh những ý kiến nhận xét nghiêm khắc của một nhạc sĩ lão làng về một số ca sĩ trẻ đã thành danh hiện nay, trong bài trả lời phỏng vấn được tải trên Báo điện tử Dân trí ngày 29/8, nhạc sĩ Dương Thụ đã có câu bình luận đầy chua chát: "Việc phê bình rất khó còn là bởi cả xã hội có nỗi sợ hãi mình bị làm sao đó cho nên ai cũng muốn an toàn… Vì thế tự nhiên nó hình thành cách an toàn là khen nhau, muốn chê thì chê sau lưng. Chê trước mặt có khi bị… trả thù". Có một câu cách ngôn vẫn hay được nhắc tới trong cuộc sống, rằng thì "Chân lý thuộc về kẻ mạnh". Có nghĩa, khi anh mạnh, anh nói thế nào cũng thành "phải". Lại một câu cách ngôn khác có nội dung tương tự: "Được làm vua, thua làm giặc": Một khi anh đã thắng, đã lên ngôi thì kẻ chống anh ắt bị quy là giặc. Nói vậy để thấy, tuy chân lý là khách quan, và người nắm giữ chân lý, nắm giữ sự thật cũng có nghĩa h...

Đôi điều suy ngẫm về cuộc thi giọng hát Việt nhí " The Voice Kids 2013"

Đã từ rất lâu, tôi mới ngồi xem từ đầu đến cuối một cách chăm chú một chương trình ca nhạc trên truyền hình VTV. Phải nói những người làm chương trình, Ban tổ chức và các thí sinh The Voice Kids đã có phần trình diễn rất xuất sắc. Các thí sinh Quang Anh, Mỹ Chi và Ngọc Duy như đã trở thành các ca sĩ thực thụ trên sân khấu đêm nay. Đối với tôi, em nào giành chiến thắng cũng đều xứng đáng. Tuy nhiên, đêm chung kết của cuộc thi The Voice Kids cũng có vài chỗ đôi điều suy nghĩ do lỗi của chính người lớn chúng ta. Đây là cuộc thi giọng hát nhí nhưng các bài hát mà thí sinh thể hiện đều là các ca khúc người lớn. Phải chăng các HLV đã muốn ép chín sớm các em? Phải chăng không có bài hát hợp với lứa tuổi các em đáng để trình diễn. Ban Tổ chức khá ưu ái Quang Anh khi trước chương trình em được quay phóng sự riêng bằng câu chuyện gia đình cảm động để lấy nước mắt với tình yêu thương của khán giả trước phần biểu diễn. Theo tôi hiểu thì BTC muốn gửi tới tất cả mọi người thông điệp: Mặc dù hoàn...