Về tác phẩm văn học " Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chíp

Thời gian gần đây, dư luận quan tâm rất nhiều đến cuốn sách  " Xách ba lô lên và đi" của cô gái trẻ, mới 23 tuổi, Nguyễn Thị Khánh Huyền. Cuốn sách kể về những trải nghiệm thú vị, đầy xúc động của bản thân tác giả trong hành trình đi qua 25 nước, từ Châu Á, đến Châu Phi, Châu Mỹ xa xôi. Tuy nhiên, theo báo giáo dục link thì nhiều thành viên trên mạng và rất nhiều nhà văn "ném đá" tơi bời tác phẩm này. Họ yêu cầu Huyền chíp công bố các chứng minh đi qua 25 nước, vi sa, số tiền thực cho chuyến đi, chứng minh những chi tiết mà họ cho là vô lý, là vi phạm pháp luật, là nhiều chuyện không thể có thực, là bịa đặt....Tất nhiên mỗi độc giả đều có quyền phán xét của riêng mình, nhưng một tác phẩm văn học cần các yếu tố hư cấu, đôi khi chỉ là các câu chuyện kể lại, nghe lại. Giá như trong tác phẩm của mình, tác giả Huyền chíp thêm vào lời nói đầu rằng những câu chuyện mà cô kể có thể được cô nghe lại từ bạn bè hay từ nguồn nào đó thì sẽ không bị ném đá tơi bời như thế. Âu cũng là bài học cho Huyền. Tôi đồng quan điểm với ông Lương Hoài Nam khi phát biểu trên báo giáo dục rằng link:
 "Bạn Huyền đi được 25 nước như đã viết, hay chỉ 15 nước, hay 35 nước, con số đó chẳng quan trọng gì. Cái quan trọng ở đây là bạn ấy có một lựa chọn khác với nhiều người: bỏ đại học để đi lang thang đây đó, tìm hiểu địa lý, văn hoá, con người ở nhiều nơi trên thế giới. Mục đích của việc tìm hiểu cũng rõ ràng: Để viết về những gì mình được mắt thấy, tai nghe, về các cảm xúc mình có.

Đi đó đây, khám phá thế giới cũng là một kiểu học, đâu phải chỉ có học đại học mới là học. Không có khái niệm "kiến thức này" nhiều hơn "kiến thức kia". Mọi kiến thức chỉ có ý nghĩa khi được sử dụng. Viết sách cũng là cách sử dụng kiến thức và là cách rất tốt, không phải ai cũng làm được. Mình đã đến nhiều nước hơn bạn Huyền, đến nay chưa viết được cuốn sách nào. Không phải vì mình không giỏi chữ bằng bạn ấy, mà vì mình chưa tìm hiểu sâu và chưa có cảm xúc mạnh.

Nói về cảm xúc thì thường thế này: Những người ít có cảm xúc hoặc không có cảm xúc thường nghi ngờ sự chân thành trong cảm xúc của người khác.

Chỉ có điều, mình đọc nhiều, tin và tôn trọng các cung bậc cảm xúc của người khác. Mình không là họ, họ không là mình. May mà cuộc sống nó đa dạng như thế, chứ không thì một lũ cừu Dolly sống với nhau, con nào chẳng giống con nào, hay ho cái gì?

Bạn Huyền rời Việt Nam với chỉ 700 USD hay với 7.000 USD, hay 70.000 USD, cái đó cũng không quan trọng nốt. Cái quan trọng là trong hành trình đi bạn ấy làm nhiều công việc khác nhau. Làm việc giúp cho con người lớn lên, hiểu cuộc sống, con người, tình người hơn là đút hai tay vào túi đi du lịch."

 Cũng giống như ông Nam, tôi từng sống vài năm học tập ở Italy, Pháp, rồi Hy Lạp. Cũng từng đi trên dưới 10 nước từ Châu Á đến Châu Âu nhưng tôi không viết được câu chuyện nào, cuốn sách nào giống bạn Huyền vì thực ra mình chỉ đi du lịch chứ không tham gia vào cuộc sống của nơi mình đến nên  không có trải nghiệm sâu sắc

Trích lại câu nói của ông Nam:


Khi đánh giá một con người, hãy gạt sang bên lề các con số tiền bạc. Tiền bạc là cái ít có ý nghĩa nhất.

Hãy nghĩ về những việc họ đã và đang làm, cho bản thân họ và cho xã hội. Hay hay không hay, tốt hay không tốt là ở việc, không phải ở tiền!


Bài đăng phổ biến từ blog này

Chân dung người phụ nữ thứ 2 trên thế giới giật giải 'Nobel Toán học'

Con cừu đen của làng toán Việt

Coi chừng khoa học thuộc địa kiểu mới!