Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2013

Bình luận về đề thi Toán quốc tế năm 2013

Hình ảnh
Kì thi Toán quốc tế đang diễn ra tại Columbia và các thí sinh đã hoàn tất hai bài thi. Sau đây là nội dung đề thi: Đề thi IMO 2013 Đề thi gồm có 6 bài, trong đó có 2 bài hình, 2 bài tổ hợp, 1 bài số học và 1 bài đại số. Đoàn Việt Nam năm nay dự thi gồm 6 em: 1. Đinh Lê Công (Vinh) 2. Võ Anh Đức (Hà Tĩnh) 3. Phạm Tuấn Huy (HCM) 4. Hoàng Đỗ Kiên (Vĩnh Phúc) 5. Trần Đăng Phúc (KHTN-HN) 6. Cấn Trần Thành Trung (HCM) Về bài hình học:   Do kì thi chọn đội tuyển quốc gia năm nay diễn ra 3 vòng, mỗi vòng thi đều có 2 bài hình. Những em có mặt trong đội tuyển năm nay đều làm rất tốt các câu hình học nên theo dự đoán của tôi, các em sẽ giải quyết tốt hai câu hình. Câu số học , đặt ở câu 1 của ngày thi thứ nhất, nên được đánh giá là câu dễ. Tôi tin tất cả các em sẽ giải quyết trọn vẹn câu số học này. Về bài tổ hợp: Vì đề thi chọn đội tuyển quốc gia năm nay, ở tất cả các vòng thi các câu tổ hợp đều cho khó nên hầu hết các em trong đội tuyển đều không làm được hoặc làm khôn...

Bài học lớn nhất từ Running Man: “Hãy khát khao, Hãy dại khờ"

Hình ảnh
(GDVN) - Câu hỏi đặt ra các bạn trẻ cần tích cực học tập những giá trị cốt lõi nào từ hiện tượng Running man. Bài học lớn nhất từ sự kiện Running man cho các bạn trẻ đó chính là “Hãy Khát Khao – Hãy Dại Khờ - Stay Hungry – Stay Foolish". Hiện tượng running man ngày hôm qua trong chuyến du đấu của Arsenal là một sự kiện đẹp cho thế hệ trẻ Việt Nam. Chúng ta cảm nhận được chân tình trong sáng hoàn toàn không có những chiêu trò của giới truyền thông từ sự kiện. Các giá trị cốt lõi của Running man mang lại những hiệu quả lớn lao cho các bên trong cuộc từ đơn vị tài trợ, câu lạc bộ Asernal, giới hâm mộ Việt Nam và quan trọng nhất thương hiệu quốc gia – tình yêu thể thao vô bờ bến tới toàn thế giới. Một khía cạnh hiệu quả khác đó chính là tác động tích cực của internet, mạng xã hội đã truyền tải Running man và thương hiệu Việt Nam ra toàn thế giới chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Sự kiện running man mang trong mình nó những thông điệp truyền tải các giá trị cốt lõi...

Bình luận đề Toán Thi đại học khối B_2013

Hình ảnh
Kì thi đại học khối B đã diễn ra ngày hôm qua, mở đầu bằng môn Toán. Nội dung đề thi như sau Đề thi Toán khối B_2013 Nội dung đề thi khối B đã không gây bất ngờ với cấu trúc giống với đề thi khối A. Đề thi năm nay nội dung kiến thức chủ yếu vẫn nằm ở lớp 12 với 70%. Theo quan điểm của riêng tôi, đề thi năm nay là vừa sức và có tính phân loại tốt. Học sinh trung bình khá, nắm chắc kiến thức có thể đạt 6 điểm bằng việc giải tốt các câu 1a, 2, 4, 5, 8,9. Các câu hỏi khó hơn nằm ở câu 1b, 3 và 7. Câu 6 là một bài bất đẳng thức, một câu được đánh giá là khó nhất của đề thi này. Đây là một dạng bài khá quen thuộc đối với các kì thi học sinh giỏi. Đối với các em giỏi của các lớp chuyên, theo tôi bài bất đẳng thức này là không quá khó. Và tư tưởng làm bài này cũng gần giống với bài 6-bất đẳng thức của đề thi khối A. Từ nhận định trên tôi cho rằng: Đối với các em học sinh TB và TB khá có thể đạt từ 4 -6 điểm, các em khá sẽ từ 7-9 điểm. Tuy nhiên điểm 9.5-10 sẽ không có nhiều. ...

Thế nào là tạp chí khoa học quốc tế ?

By: Nguyễn Văn Tuấn Cách đây vài tuần, chương trình tiếng Việt của Radio Australia có nhã ý hỏi tôi về sự ra đời của Tạp chí Apjcen (Asia Pacific Journal on Computational Engineering) do Gs Nguyễn Đăng Hưng làm tổng biên tập. Câu chuyện xoay quanh định nghĩa thế nào là “quốc tế”. Xin chia sẻ với các bạn vài ý kiến của tôi. Radio Australia: Xin cho phép gọi giáo sư bằng “Anh”. Anh là người làm khoa học, viết báo khoa học hiểu về điều này trong nước cũng như thế giới, xin anh cho biết thế nào là tạp chí quốc tế? Có phải tạp chí khoa học quốc tế phải có chỉ số ISI, ISSN, Scopus, trong khi đó tạp chí này mới ra lại gọi là Khoa học quốc tế đầu tiên liệu có đúng không? NVT: Tôi nghĩ câu trả lời là đúng. Những cụm từ “tạp chí quốc tế” chỉ có nghĩa tương đối thôi. Nhiều tạp chí có chữ “international” trước tên nhưng không phải là tạp chí quốc tế, mà có khi là tạp chí dỏm của một nhóm thương gia nào đó ở bên China hay Phi châu. Không phải có chữ “international” trước tê...

Chó và văn hóa, thịt chó và thời đại

Hình ảnh
LB: Tôi cũng đã rất nhiều lần tranh cãi với các bạn phương Tây về việc người VN ăn thịt chó. Các bạn tỏ ra cực kì ngạc nhiên về điều đó. Quan điểm giải thích của tác giả bài viết rất hay, khá tương đồng với giải thích của tôi cho các bạn Tây. Các bạn Tây coi chó như là người thân, người bạn của gia đình, còn người VN coi chó như là động vật nuôi, khôn hơn các loài khác một chút. Có một thực tế là loài chó mà người Việt ăn thịt khác với loài chó mà người phương Tây hay nuôi. Những tranh cãi về cách chúng ta ứng xử với loài chó sẽ không thể được giải mã nếu không dựa trên cơ sở văn hóa. Cần tôn trọng sự khác biệt, như chính giá trị của người phương Tây, nhưng người Việt chúng ta cũng cần có thái độ hòa nhập. Loài chó và loài người Dù phương Đông hay phương Tây, chúng ta đang có cùng một cách tiếp cận rằng con người là động vật bậc cao nhất, hơn hẳn các loài vật khác. Từ góc độ phân loại sinh vật, thì người thuộc về lớp thú (động vật có...

Bình luận về đề thi đại học môn Toán_Khối A, 2013

Hình ảnh
Ngày 04/07, kì thi đại học năm 2013 đã chính thức bắt đầu, mở màn bằng môn Toán. Nội dung đề thi dưới đây Đề thi môn Toán Khối A, 2013 Cũng giống như mọi năm, đề thi năm nay nội dung kiến thức chủ yếu vẫn nằm ở lớp 12 với 70%. Theo quan điểm của riêng tôi, đề thi năm nay là vừa sức và có tính phân loại tốt. Học sinh trung bình khá, nắm chắc kiến thức có thể đạt 6 điểm bằng việc giải tốt các câu 1a, 2, 4, 5, 8a,9a. Các câu hỏi khó hơn nằm ở câu 1b, 3 và 7a. Ở câu 1b đòi hỏi thí sinh phải tìm được điều kiện của hàm số đạo hàm nghịch biến trên một khoảng. Theo tìm hiểu của tôi, nhiều thí sinh lúng túng trong việc giải bài toán này. Ở câu 3, giải hệ phương trình, đòi hỏi sự tinh tế trong đánh giá phương trình (1), tìm được mối quan hệ của hai biến x, y. Từ đó tìm ra kết quả. Câu 7a thực ra là một bài suy luận hình học phẳng khá dễ. Tuy nhiên, do thí sinh của chúng ta, kể cả các em khá, có ít tư duy về hình học (Do học cấp 3, hình học đã bị giải tích hóa) nên các em rất lúng túng và nh...

Bí quyết dạy con thành tài của người Do Thái

Hình ảnh
Chỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Một trong những “bí quyết” là dạy con biết vượt khó, làm việc nhà, liên tục đặt câu hỏi… từ nhỏ.   Những “bí quyết" này được chia sẻ trong hội thảo về phương pháp nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái, diễn ra tại Hà Nội sáng 30/6. Một bà mẹ Do Thái nuôi con tài năng. Ảnh minh họa:  Guardian.co.uk. Chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý, người đã trực tiếp đến Isarel - đất nước của người Do Thái - để tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ tại đây cho biết, cách nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái khá đặc biệt. Họ dành cho con "tình yêu đống lửa" - tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc kiểu "tình yêu tử cung" như phần lớn các bà mẹ Việt.  Bà mẹ ...