Bình luận đề Toán Thi đại học khối B_2013
Kì thi đại học khối B đã diễn ra ngày hôm qua, mở đầu bằng môn Toán. Nội dung đề thi như sau
Nội dung đề thi khối B đã không gây bất ngờ với cấu trúc giống với đề thi khối A. Đề thi năm nay nội dung kiến thức chủ yếu vẫn
nằm ở lớp 12 với 70%. Theo quan điểm của riêng tôi, đề thi năm nay là
vừa sức và có tính phân loại tốt. Học sinh trung bình khá, nắm chắc kiến
thức có thể đạt 6 điểm bằng việc giải tốt các câu 1a, 2, 4, 5, 8,9.
Các câu hỏi khó hơn nằm ở câu 1b, 3 và 7.
Câu 6 là một bài bất đẳng thức, một câu được đánh giá là khó nhất của đề
thi này. Đây là một dạng bài khá quen thuộc đối với các kì thi học sinh
giỏi. Đối với các em giỏi của các lớp chuyên, theo tôi bài bất đẳng thức này là không quá khó. Và tư tưởng làm bài này cũng gần giống với bài 6-bất đẳng thức của đề thi khối A.
Từ nhận định trên tôi cho rằng: Đối với các em học sinh TB và TB khá có thể đạt từ 4 -6 điểm, các em khá sẽ từ 7-9 điểm. Tuy nhiên điểm 9.5-10 sẽ không có nhiều.
Qua hai đợt thi đại học năm nay, chúng ta đã nhận thấy có sự đột phá trong khâu ra đề thi khi có đến 6 câu là các bài toán khá đơn giản, như bài tập bình thường trong sách giáo khoa. 3 câu còn lại khó hơn một chút nhưng không khó, chỉ giống như sách bài tập nâng cao. Đề thi cũng đã định hướng cho các thí sinh nhìn nhận xem mình phải học như thế nào.
Có một thực tế đang diễn ra trên khắp Việt Nam hiện nay là các thầy dạy luyện thi rất khó và các trường tổ chức thi thử đại học với đề thi khó. Thí sinh thi thử chắc chắn sẽ không làm được bài nhiều, dẫn đến hoang mang và phải đi học thêm nhiều. Khi đó sẽ mang lại nguồn lợi đáng kể cho các thầy luyện thi đại học và các trường tổ chức thi thử.
Với tư cách là một người thầy, bản thân được đào tạo bài bản, nghiêm chỉnh ở Việt Nam và Phương Tây, cũng như đang trực tiếp đào tạo ra các thầy cô giáo dạy toán, tôi chỉ có một lời khuyên cho các bạn: Để học tốt và đạt điểm cao trong kì thi đại học, các em phải tự học nhiều hơn và đi học thêm ít hơn, đặc biệt là tránh tham gia vào nhiều cuộc thi thử đại học. Bởi việc thi thử gây cho các em tâm lí hoang mang, không tự tin khi bước vào kì thi chính thức. Một điều bất lợi khi đi học thêm những bài quá khó sẽ tốn rất nhiều công sức không cần thiết của các em. Bộ óc của con người cũng chỉ có hạn nên nếu chúng ta dung nạp quá nhiều thứ trong một thời gian ngắn sẽ gây phản tác dụng và dẫn đến hậu quả khôn lường khi vào đại học.
Khả năng tự học, tự đọc sách của các em sẽ giúp ích rất nhiều khi các em bước vào giảng đường đại học. Những em có khả năng độc lập và tự học là những em sẽ thành công và tiến xa trên giảng đường đại học. Nơi sẽ đào tạo nghề cho các em, cung cấp cho các em hành trang vào đời. Đây chính là giai đoạn cần quan tâm đầu tư nhiều nhất của gia đình và xã hội (chứ không phải giai đoạn phổ thông trung học) nhưng hầu hết phụ huynh và học sinh đều không nhận ra điều đó. Hậu quả là ra trường các em không có trình độ, không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng dẫn đến thất nghiệp hoặc làm các công việc chẳng cần đến trình độ đại học.
Việc vào đại học bây giờ là khá dễ, không có gì khó khăn nhưng học đại học như thế nào để xin được việc làm mới là yếu tố quyết định đến tương lai của các em. Mong phụ huynh và học sinh hãy tỉnh táo để lựa chọn cho các em con đường đi đúng.
Tôi chỉ nhấn mạnh đến một điều: Giai đoạn gia đình cần quan tâm và đầu tư nhiều nhất cho con cái chính là giai đoạn đại học chứ không phải cấp 3.
Đề thi Toán khối B_2013 |
Từ nhận định trên tôi cho rằng: Đối với các em học sinh TB và TB khá có thể đạt từ 4 -6 điểm, các em khá sẽ từ 7-9 điểm. Tuy nhiên điểm 9.5-10 sẽ không có nhiều.
Qua hai đợt thi đại học năm nay, chúng ta đã nhận thấy có sự đột phá trong khâu ra đề thi khi có đến 6 câu là các bài toán khá đơn giản, như bài tập bình thường trong sách giáo khoa. 3 câu còn lại khó hơn một chút nhưng không khó, chỉ giống như sách bài tập nâng cao. Đề thi cũng đã định hướng cho các thí sinh nhìn nhận xem mình phải học như thế nào.
Có một thực tế đang diễn ra trên khắp Việt Nam hiện nay là các thầy dạy luyện thi rất khó và các trường tổ chức thi thử đại học với đề thi khó. Thí sinh thi thử chắc chắn sẽ không làm được bài nhiều, dẫn đến hoang mang và phải đi học thêm nhiều. Khi đó sẽ mang lại nguồn lợi đáng kể cho các thầy luyện thi đại học và các trường tổ chức thi thử.
Với tư cách là một người thầy, bản thân được đào tạo bài bản, nghiêm chỉnh ở Việt Nam và Phương Tây, cũng như đang trực tiếp đào tạo ra các thầy cô giáo dạy toán, tôi chỉ có một lời khuyên cho các bạn: Để học tốt và đạt điểm cao trong kì thi đại học, các em phải tự học nhiều hơn và đi học thêm ít hơn, đặc biệt là tránh tham gia vào nhiều cuộc thi thử đại học. Bởi việc thi thử gây cho các em tâm lí hoang mang, không tự tin khi bước vào kì thi chính thức. Một điều bất lợi khi đi học thêm những bài quá khó sẽ tốn rất nhiều công sức không cần thiết của các em. Bộ óc của con người cũng chỉ có hạn nên nếu chúng ta dung nạp quá nhiều thứ trong một thời gian ngắn sẽ gây phản tác dụng và dẫn đến hậu quả khôn lường khi vào đại học.
Khả năng tự học, tự đọc sách của các em sẽ giúp ích rất nhiều khi các em bước vào giảng đường đại học. Những em có khả năng độc lập và tự học là những em sẽ thành công và tiến xa trên giảng đường đại học. Nơi sẽ đào tạo nghề cho các em, cung cấp cho các em hành trang vào đời. Đây chính là giai đoạn cần quan tâm đầu tư nhiều nhất của gia đình và xã hội (chứ không phải giai đoạn phổ thông trung học) nhưng hầu hết phụ huynh và học sinh đều không nhận ra điều đó. Hậu quả là ra trường các em không có trình độ, không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng dẫn đến thất nghiệp hoặc làm các công việc chẳng cần đến trình độ đại học.
Việc vào đại học bây giờ là khá dễ, không có gì khó khăn nhưng học đại học như thế nào để xin được việc làm mới là yếu tố quyết định đến tương lai của các em. Mong phụ huynh và học sinh hãy tỉnh táo để lựa chọn cho các em con đường đi đúng.
Tôi chỉ nhấn mạnh đến một điều: Giai đoạn gia đình cần quan tâm và đầu tư nhiều nhất cho con cái chính là giai đoạn đại học chứ không phải cấp 3.