Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2014

Một vài cảm nhận về Hội nghị Đại số - Hình học - Tô pô 2014

Hình ảnh
Hội nghị ĐAHITO 2014 đã thành công tốt đẹp. Dẫu biết rằng hội nghị nào cũng nói như vậy nhưng sự thành công của ĐAHITO lần này là một sự nỗ lực rất lớn từ BTC và tất cả các quý vị đại biểu tham gia. Hội nghị diễn ra vào ngày 18-21/12, thời điểm mà hầu hết tất cả các quý đại biểu tham dự đều rất bận cho công tác cuối năm, nhưng với sự tham gia của hơn 100 đại biểu với hơn 60 báo cáo có chất lượng chuyên môn cao, trong đó có rất nhiều đại biểu đến từ miền Trung, miền Nam đã chứng tỏ thành công của Hội nghị. Xem chương trình hội nghị tại đây Ảnh chụp quý vị đại biểu tham dự ĐAHITO 2014  Một vài cảm nhận của riêng tôi, thành viên BTC, về Hội nghị năm nay. - Hội nghị diễn ra với thời gian khá gấp. Từ lúc có thông báo số 1 đến lúc tổ chức khoảng 2.5 tháng, đến nỗi không kịp làm trang web riêng của hội nghị. - Hội nghị diễn ra trong điều kiện kinh phí tổ chức rất hạn chế nên ĐAHITO năm nay đã không tài trợ cho bất cứ một nghiên cứu viên trẻ nào (một điều khá đáng tiếc). Các đại biể...

Alexander Grothendieck (1928-2014), một thiên tài kì dị

Hình ảnh
Theo bài viết của GS Nguyễn Tiến Zũng, Toulouse        Alexander Grothendieck sinh ngày 28/03/1928 tại Berlin trong một gia đình người Đức theo đạo Tin lành. Mẹ của ông là bà Johanna “Hanka” Grothendieck (1900-1957), là một nhà báo hay viết cho các báo cánh tả, và đồng thời có viết văn. Chồng của bà lúc đó là ông Johannes Gaddatz, cũng là một nhà báo, và bà Hanka đã có một con gái tên là Maidi với người chồng đó trước khi sinh Alexander. Đến năm 1929 thì bà Hanka li dị chồng, chuyển đến ở với người tình là ông Sasha Shapiro (1890-1942),  chính là bố của Alexander. Khi mới sinh ra thì ông Grothendieck mang tên Alexander Gaddatz, nhưng sau đó chuyển sang mang họ mẹ.     Ông Sasha Shapiro, bố của Grothendieck, còn có tên là Alexandre Taranoff, và là một nhà cách mạng nổi tiếng người Nga-Ukraina gốc Do Thái theo hướng cánh tả vô chính phủ (anarchy). Shapiro từng bị kết án tử hình hai lần ở Nga. Lần đầu tiên là vào năm 1907, sau khi tham g...

Việt Nam, thiên đường cho các giảng viên?

Hình ảnh
Theo Báo Tia sáng Pierre Darriulat Giờ thực hành của sinh viên trường ĐH Hải Phòng Trên nhiều lĩnh vực, chúng ta có thể kể ra những sáng kiến thành công đáng được khích lệ. Nhưng trước hết chúng ta cần đối diện với hiện thực bằng tâm trí và cái nhìn rộng mở, suy xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra những nhận xét “trái với cảm nhận chung của xã hội”. Gần đây, tôi đọc trên Vietnamnet một bài báo đăng ngày 3/11 1 đề cập sự phát triển nhanh chóng của giáo dục đại học Việt Nam, khởi đầu từ khi mở cửa một số đại học tư vào năm 1989 và khẳng định rằng hiện nay giảng viên “giỏi” ở Việt Nam có khả năng kiếm được thu nhập nhiều tới mức cho phép mức sống của họ cao hơn nhiều đồng nghiệp ở một số nước phát triển. Bài báo để lại ấn tượng rằng các giảng viên đại học “giỏi”, dù cho nội hàm của khái niệm này có là thế nào đi chăng nữa, đang có mức sống tốt, và vấn đề lương thấp của giới học thuật ngày nay đã thành chuyện quá khứ. Họ cho đây là dấu hiệu của sự tiến bộ v...