Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2014

Thi cử và nghiên cứu toán

Bài viết trong kỷ yếu của TS Nguyễn Đăng Hợp tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Việt Nam tham gia thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) 1974-2014, Hà Nội 14/9/2014. Nguyễn Đăng Hợp (cựu thành viên đội tuyển IMO Việt Nam) Cũng giống như không ít các nhà toán học Việt Nam, tôi có may mắn được tham dự một số kỳ thi học sinh giỏi ở cấp phổ thông. Và cũng giống nhiều người khác, tôi cần không ít thời gian để vượt qua những ảo tưởng dễ chịu mà các kỳ thi này gây ra trong công việc toán học. Đạt một giải thưởng thi học sinh giỏi là điểm rơi phong độ và điểm dừng khoa học của không ít những cựu danh thủ toán học phổ thông, ngay cả với những người tiếp tục theo đuổi việc nghiên cứu. Nhưng điều thú vị của toán học là nghề nghiệp đó để ngỏ cho kẻ hành nghề một khả năng hoàn thiện hầu như vô tận. Từ khoảng giãn cách về thời gian nhìn lại, tôi muốn bắt đầu câu chuyện của mình bằng một kỷ niệm trong những năm học trường phổ thông. Hè năm 2003, đội tuyển toán quốc tế Việt Nam được tập huấn ở Viện Toán học tr...

Về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi

Tham luận của GS Hà Huy Khoái tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Việt Nam tham gia thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) 1974-2014, Hà Nội 14/9/2014. Trong bài này, tôi có ý định bàn về ba câu hỏi: Bồi dưỡng học sinh giỏi và hệ thống các trường THPT chuyên: cần hay không? Dạy gì ở trường chuyên? Sau trường chuyên, làm gì? Tôi không nghĩ là sẽ đưa ra được câu trả lời. Cũng không chờ đợi một câu trả lời của các bạn theo kiểu toán học “1  hay  0”. Tôi bắt đầu với những câu hỏi, và hy vọng sẽ nhận được nhiều câu hỏi lớn hơn. Không phải chỉ của những người ngồi trong hội trường này, mà của cả xã hội. Thường thì xã hội đi lên khi tìm cách đối diện với những câu hỏi, có thể ngày càng khó khăn và phức tạp hơn, chứ không bằng con đường tuân thủ một đáp án có sẵn. I. Bồi dưỡng học sinh giỏi và hệ thống các trường THPT Chuyên, cần hay không?   Chắc không ai “nói không” với bồi dưỡng học sinh giỏi. Đơn giản vì “phát hiện và bồi dưỡng nhân tài” là một trong những nhiệm vụ cơ bản của g...

Thua U.19 Nhật Bản: Một học viện chống lại một nền bóng đá

Hình ảnh
Theo Phạm An Thể thao & Văn hóa U19 Việt Nam đã không thể thắng U19 Nhật Bản, nhưng các em đã chiến thắng chính mình đầy thuyết phục. Ảnh: VSI. Những kỳ vọng phi thực tế đặt lên vai U.19 Việt Nam đã chấm dứt sau trận chung kết vừa qua, nhưng thực tế là họ cũng đã chơi hay quá mức những gì chúng ta có thể hy vọng nếu nhìn vào bức tranh toàn cảnh của bóng đá Việt Nam. Vì thế, khi cánh gà đã khép lại và sân khấu tắt đèn, đừng để họ đối diện với nỗi buồn một mình. U19 Nhật Bản là ai? Đó là một chiến thắng sít sao và tương đối vất vả của U19 Nhật Bản, nhưng khoảnh khắc mà Omotehara Genta sút tung lưới U19 Việt Nam cho thấy rằng đẳng cấp chênh lệch giữa hai đội vẫn tồn tại và thắng lợi này là tất yếu.  Vì sao tất yếu ư? Chúng ta hãy nhìn qua đội hình xuất phát của đội U19 Nhật Bản ở trận này, với “xuất thân” và kinh nghiệm của họ: Thủ môn Yoshimaru Kenshin: Bắt cho Vissel Kobe (J-League) Hậu vệ Uchiyama Uki: trưởng thành từ đội trẻ Consadol...