Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2013

Đạo văn – vấn đề của đạo đức khoa học

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn (Tuan's blog) Báo Người đưa tin có hẳn một chuyên mục về những tranh cãi chung quanh cáo buộc đạo văn trong luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế. Theo dõi những diễn biến trong vụ này tôi thấy hình như người ta nhầm lẫn giữa đạo đức khoa học và pháp lí. Để biết đầu đuôi câu chuyện tôi tóm lược câu chuyện như sau (trước là để tôi hiểu, sau là lưu làm tư liệu và chia sẻ cùng các bạn đọc):  http://www.nguoiduatin.vn/ev65/tranh-cai-xung-quanh-luan-an-cua-tien-sy-hoang-xuan-que.html   Ông Hoàng Xuân Quế tốt nghiệp tiến sĩ từ Đại học Kinh tế Quốc dân (nghe nói là một “trường lớn” của Việt Nam) từ năm 2003, nay đã được phong hàm phó giáo sư. Đột nhiên, năm nay có người (Gs Nguyễn Văn Nam) cáo buộc rằng một phần luận án tiến sĩ của ông là cóp từ luận án của ông Mai Thanh Quế (bảo vệ trước ông HXQ 1 năm). Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận rằng quả thật có đạo văn, và Bộ ra quyết định tước bằng tiến sĩ của ông HXQ. N...

Thạc sỹ thất nghiệp - Vì đâu nên nỗi?

Hình ảnh
Lời bình: Một phân tích khá hay về nguyên nhân của các Thạc sĩ thất nghiệp. Các Thạc sĩ cũng nên tự trách bản thân mình trước khi trách cứ, đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan từ chính sách, cơ chế và xã hội. Nếu các bạn thực sự có khả năng thì các bạn sẽ có việc làm. Tại VN hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo Thạc sĩ, các bạn phải nên chọn các cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng để khi các bạn có tấm bằng trong tay, các bạn có trình độ tương xứng với tấm bằng đó. Nếu các bạn chọn một cơ sở đào tạo dễ dãi, không uy tín, các bạn sẽ chẳng nhận được gì ngoài "danh hão". Trường Yên - Theo BBC Việt Nam cam kết đặt giáo dục là ưu tiên hàng đầu của phát triển Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, tình trạng thất nghiệp gia tăng là điều tất yếu. Điều này thể hiện rõ tính cung cầu lao động trong nền kinh tế thị trường. Không riêng gì tại Việt Nam, mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng gia tăng nạn thất nghiệp do khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian qua. B...

Tiến sĩ là gì?

Hình ảnh
Lời bình: Lại một bài viết rất hay của GS Nguyễn Văn Tuấn về học vị Tiến sĩ. Là một NCS đang học tập tại Pháp, tôi hoàn toàn nhất trí với nhận định của GS. Đối với những cán bộ công tác trong các Trường Đại học, thì việc học TS là yêu cầu tối thiểu. Bởi qua chương trình đào tạo TS, chúng ta mới biết được nghiên cứu khoa học thực sự là như thế nào. Đối với các nhà nghiên cứu thì sau khi lấy bằng TS, chúng ta mới chập chững bước đi trên con đường nghiên cứu khoa học. Đó là con đường gian nan và vô cùng vất vả. Thật ra nó không mang lại cho nhà khoa học nhiều tiền như các nghề khác, nhưng nó mang lại cho nhà khoa học niềm vui sướng tột độ mà tôi nghĩ chỉ có những nhà làm khoa học thực sự mới hiểu được. Ở các trường đại học Vn hiện nay, thật nực cười khi chúng ta luôn phát động phong trào sinh viên NC khoa học. Thật ra các nhà quản lí không hiểu NC khoa học là gì? Cứ nói lấy được? NC khoa học tức là nghiên cứu chuyên sâu ở một lĩnh vực hẹp, chuyên sâu, dành cho đào tạo các ch...

Từ tác giả danh dự, tác giả ma...trong công trình khoa học

SGTT.VN - Nội dung một bài báo khoa học phản ảnh những phát hiện đáng chú ý mà tác giả muốn chia sẻ cùng cộng đồng khoa học. Đứng tên tác giả một bài báo khoa học không chỉ có nghĩa chịu trách nhiệm về nội dung và có thẩm quyền về bài báo, mà còn là một hình thức ghi nhận công trạng. Số lượng bài báo mà một cá nhân đứng tên tác giả thường được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xét duyệt đề bạt các chức danh khoa bảng (như giáo sư, phó giáo sư). Ở nhiều trường đại học trên thế giới, nghiên cứu sinh cần phải đứng tên tác giả đầu của một số công trình nghiên cứu mới được bảo vệ luận án tiến sĩ. Đối với các cơ quan tài trợ như Nafosted của bộ Khoa học và công nghệ, bài báo khoa học là một trong những tiêu chí để “nghiệm thu” công trình nghiên cứu. Ở cấp quốc gia, số bài báo khoa học (mà công dân của quốc gia đó đứng tên tác giả) được xem là một thước đo quan trọng để đánh giá trình độ khoa học kỹ thuật của quốc gia. Do đó, việ...

Giải Nobel 2013

Hình ảnh
Giải Nobel 2013 đã chính thức bắt đầu tại Stockholm, Thụy Điển ( http://www.nobelprize.org ) 1. Giải Nobel Y học 2013 Giải Nobel Y học 2013 được trao cho nhà khoa học người Mỹ James E. Rothman thuộc Đại học Yale (Mỹ), Randy W. Schekman thuộc Đại học Standford (Mỹ) và nhà khoa học Đức Thomas C Sudhof đang công tác tại Đại học California (Mỹ). Các nhà khoa học đạt giải Nobel Y học 2013 Tại buổi công bố, Ủy ban Nobel cho biết nghiên cứu của ba nhà khoa học này làm tăng sự hiểu biết của con người về việc làm thế nào các trục trặc trong quá trình vận chuyển của tế bào có thể gây ra bệnh tiểu đường, các chứng bệnh về thần kinh và rối loạn hệ miễn dịch.  “Khám phá của họ đã cho thấy hệ thống kiểm soát chính xác đến mức tinh xảo việc vận chuyển và phân phối các thành phần trong tế bào”, Hội đồng Nobel phát biểu tại lễ công bố giải ở Thụy Điển. 2. Giải Nobel Vật lý 2013  Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố tên ...

Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hình ảnh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần hồi 18h8p ngày 04/10/2013 tại Bệnh viện quân đội 108. Một vị tướng tài ba, người con ưu tú, anh hùng của dân tộc Việt Nam đã ra đi. Một kiến trúc sư của những chiến thắng rực rỡ của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.  Ông chính là nhân vật đại diện cho tinh hoa, trí tuệ, bản lĩnh của Việt Nam, dù thành phần xã hội nào, nghề nghiệp gì ai cũng tự hào về ông và coi ông là thần tượng. Dẫu biết rằng sinh - lão - bệnh - tử là quy luật tất yếu của cuộc đời một con người, nhưng tin ông ra đi đã để lại trong tôi cũng như hàng triệu con tim  Việt Nam những nỗi tiếc thương vô hạn. Xin vĩnh biệt vị thống soái của Việt Nam, một thiên tài quân sự thế giới. Xin trích lại một bài thơ của một độc giả gửi tới báo Giáo dục, nói lên tình cảm của một người con Việt Nam đối với Đại tướng. VĨNH BIỆT ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP Ôi đây anh hùng dân tộc chúng ta Hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước Máu đỏ cờ hoa...

Cần quái gì cái công bằng gớm ghiếc ấy!

 Một câu chuyện có thật ở Hà Nội, trường mầm non nọ thu 40.000 đồng/học sinh để tổ chức cho các cháu xem xiếc, nhưng vì không phải tất cả cùng đóng nên các cô bắc loa yêu cầu cháu nào không đóng tiền thì phải ngồi trong lớp. Và những đứa trẻ đã khóc... Nguyên văn câu chuyện được một vị phụ huynh kể trên trang mạng xã hội thế này: “Nhân kỉ niệm ngày 2.9 trường mầm non T.M – A (Hà Nội) tổ chức cho các con xem xiếc tại sân trường. Chi phí phải đóng của mỗi con là 40 ngàn đồng. Phụ huynh các bạn nhỏ hồ hởi đóng góp cho con. Sáng 30.8, đoàn xiếc về trường, nhạc tưng bừng phấn khởi.  Từ phòng giám hiệu, tiếng cô giáo trên loa tròn vành rõ chữ : Alo, alo, đề nghị các vị phụ huynh cho con khẩn trương vào trường ổn định chỗ ngồi vì đã sắp đến giờ biểu diễn. Để công bằng cho các em đã đóng tiền, đề nghị những em chưa đóng tiền ngồi nguyên trong lớp học không được ra sân. Thảng thốt nghe đâu đó tiếng khóc, tiếng sụt sịt, tiếng xì mũi, tiếng nấc của nhữ...

Nhân tài nước ta trong thời đại này

Hình ảnh
Lời bình: Một bài viết rất hay về phân biệt thế nào là nhân tài, hiền tài và thiên tài. (Theo Lao Động) Những nhân vật xuất chúng thường được gọi là các nhân tài, hiền tài và thiên tài. Tất cả những bậc tài danh này đều là Nguyên khí của quốc gia. Những hiền tài xưa (từ trái sang): Phật hoàng Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Internet. Xin dành danh hiệu thiên tài cho những người có khả năng siêu phàm trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người và để lại những thành tựu kiệt xuất cho nền văn minh nhân loại: Chẳng hạn Newton, Einstein, Leonard de Vinci, Beethoven, Lev Tolstoi, Tagore … Những người có kiến thức uyên bác, đức độ mẫu mực và ít nhiều có tài “kinh bang tế thế”, chúng tôi xin được gọi là hiền tài: Chẳng hạn Trần Nhân Tông, Hưng Đạo Vương, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp…; và những bậc trí giả tiêu biểu của dân tộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Ph...