Nhân tài nước ta trong thời đại này
Lời bình: Một bài viết rất hay về phân biệt thế nào là nhân tài, hiền tài và thiên tài.
Xin dành danh hiệu thiên tài cho những người có khả năng siêu phàm trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người và để lại những thành tựu kiệt xuất cho nền văn minh nhân loại: Chẳng hạn Newton, Einstein, Leonard de Vinci, Beethoven, Lev Tolstoi, Tagore…
Những người có kiến thức uyên bác, đức độ mẫu mực và ít nhiều có tài “kinh bang tế thế”, chúng tôi xin được gọi là hiền tài: Chẳng hạn Trần Nhân Tông, Hưng Đạo Vương, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp…; và những bậc trí giả tiêu biểu của dân tộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Huyên, Hồ Đắc Di, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa…
Không thể “đào tạo” được thiên tài theo “kế hoạch”, họ tự xuất hiện với tài năng thiên bẩm, sự say mê sáng tạo và hoàn cảnh may mắn như được tạo hóa sắp đặt sẵn. Hiền tài sẽ xuất hiện trong nhóm nhân tài tầm cỡ quốc gia. Càng nhiều nhân tài thì cơ hội xuất hiện hiền tài càng nhiều. Trong bất cứ lĩnh vực nào, tổ chức nào và địa phương nào, bao giờ cũng có những người nổi trội hơn những người khác; ở đấy họ được coi là người tài, là nhân tài ở cấp tương ứng.
Trong cùng một lĩnh vực hoạt động thì người tài ở phạm vi nhỏ hơn đương nhiên có trình độ thấp hơn. Mặt bằng nguồn nhân lực có chất lượng càng cao thì trình độ nhân tài càng cao. Chẳng hạn, trước Cách mạng tháng 8, ở các vùng quê Việt Nam, nhiều người chỉ có bằng trung học, thậm chí tiểu học đã được coi là người tài.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, chúng ta đang rất cần ba loại nhân tài là: Các nhà lãnh đạo xuất sắc. Các doanh nhân cự phách có tinh thần tự lực, tự cường. Các nhà khoa học - công nghệ và văn học - nghệ thuật tài ba.
Thời nào cũng vậy, loại nhân tài quan trọng nhất đối với các dân tộc, các quốc gia, phải là những người lãnh đạo, quản lý ở các cấp từ trung ương đến địa phương. Thiếu những nhà lãnh đạo xuất sắc, đặc biệt ở các cấp càng cao, thì đất nước sẽ càng khó khăn để tồn tại và phát triển. Ở bất kỳ tổ chức, lĩnh vực, địa phương và cấp bậc nào nếu có người đứng đầu tài giỏi, được mọi người tin cậy thì công việc đã được đảm bảo thành công đến 60 - 70% rồi. Nói cho công bằng, những người đứng đầu ấy thực sự phải là những nhân tài lãnh đạo, quản lý nổi trội của đất nước, địa phương, ngành
Việc đào tạo, tuyển chọn và sử dụng nhân tài lãnh đạo là quan trọng nhất, nhưng đồng thời cũng là công việc phức tạp nhất và khó thành công nhất; nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự sáng suốt và ý chí chính trị của tầng lớp thống trị đang cầm quyền. “Vua” thì thời nào cũng phải có, nhưng minh quân thì có vẻ như không nhiều! Và hôn quân cũng đã từng xuất hiện. Dân thì chỉ mong có minh quân.
Việt Nam từng có một tầng lớp tư sản dân tộc hồi giữa thế kỷ trước. Điển hình là những gia đình có truyền thống sản xuất, kinh doanh cự phách và tràn đầy tinh thần tự tôn dân tộc như các cụ Ngô Tử Hạ (in ấn), Bạch Thái Bưởi (vận chuyển tàu thủy), Nguyễn Sơn Hà (sơn)… Họ kinh doanh không chỉ để làm giàu, mà còn vì thể diện quốc gia: không chịu thua kém cả Tây lẫn Tàu! Đó thực sự là một tài sản quý hiếm của quốc gia mà vì những hoàn cảnh lịch sử ngặt nghèo chúng ta đã để mất.
Một tầng lớp doanh nhân của thời đại mới đang hình thành, nhưng tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc hình như chưa sánh được với các bậc tiền nhân. Hơn lúc nào hết, tinh thần doanh nghiệp phải được đề cao và tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh để các doanh nhân tài ba xuất hiện ngày càng nhiều.
Nhân tài trong lĩnh vực khoa học cũng như văn học - nghệ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, họ chỉ có thể phát huy được tiềm năng khi hai loại nhân tài kể trên đi trước một bước; lúc ấy thật sự họ mới có đất dụng võ ở trong nước. Chúng ta đã có những nhân tài có tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, như Ngô Bảo Châu, Đặng Thái Sơn. Nhưng còn quá ít, mà chủ yếu lại là được đào tạo ở nước ngoài. Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, chúng ta hay nhầm lẫn giữa các “thần đồng” hay “các tài năng Olympic” với nhân tài. Họ có nhiều tiềm năng, nhưng chưa chắc trở thành nhân tài.
Trong lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn, nơi tình trạng “chính trị hóa” có vẻ như nặng nề hơn cả, nhân tài còn ít xuất hiện hơn. Trong cả bảy ngành nghệ thuật cũng vậy, cứ nhìn vào đời sống tinh thần của xã hội nghèo nàn và “chịu trận” trước sự “xâm lăng” văn hóa tứ phía mà xót xa…
Xin đặc biệt nhấn mạnh khâu tuyển chọn và sử dụng cán bộ lãnh đạo - nhân tài trong lĩnh vực quản lý các cấp. Ở nước ta hiện nay, bộ máy của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan của Đảng, thường được quy định chặt chẽ đồng bộ từ trên xuống dưới. Điều này có mặt tốt là tạo nên sự thống nhất, nhưng cũng tạo nên sự cứng nhắc, trì trệ khi thực tiễn ở từng đơn vị đòi hỏi “tối ưu hoá” bộ máy đang tồn tại. Việc đổi mới chắc phải làm đồng bộ từ trên xuống dưới như công cuộc cải cách hành chính mà chúng ta đang tiến hành một cách hết sức chật vật.
Mặt khác, việc “tìm được đúng người đặt vào đúng chỗ” luôn luôn là trách nhiệm chính của cán bộ tổ chức các cấp. Muốn “tìm được đúng người đặt vào đúng chỗ” phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất là phải trọng dụng hiền tài, người có đức có tài hơn phải được xếp ở cương vị cao hơn. Nếu trong một hệ thống tổ chức có nhiều lỗi “xếp ngược” thì tổ chức đó sẽ bất ổn. Thứ hai là phải lựa chọn công việc thích hợp cho từng người mà các cụ ngày xưa đã diễn đạt rất hay: “Dụng nhân như dụng mộc: Cây ngay dùng vào chỗ ngay, cây cong dùng vào chỗ cong”. Người năng động bị xếp vào vị trí thụ động, hay ngược lại, người thích tĩnh tại mà bị xếp vào bộ phận phải xê dịch liên tục, thì ắt công việc của từng người và của cả hệ thống sẽ kém hiệu quả.
Những điều kiện thiết yếu để nhân tài xuất hiện trong bối cảnh hiện nay, chỉ có thể là: Có một nền Giáo dục quốc dân (GDQD) chú trọng phát triển nhân cách và năng lực sáng tạo của mỗi con người. Áp dụng phương pháp tiên tiến để tuyển chọn nhân sự và thực hiện cơ chế sử dụng nhân tài hợp lý. Không một nền khoa học - công nghệ nào, không một nền văn hóa - nghệ thuật nào, có thể phát triển trên cơ sở một nền GDQD bất cập như hiện nay. Cũng không thể có hàng ngũ lãnh đạo các cấp xuất sắc và tầng lớp doanh nhân giỏi giang với một nền GDQD ngày càng xuống cấp từ mấy chục năm qua.
Nền GDQD nói chung của mỗi quốc gia bao gồm ba hệ thống: Giáo dục học đường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Riêng ở một vài nước có hoàn cảnh đặc biệt như ở nước ta còn có một hệ thống giáo dục nữa đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội là hệ thống tuyên truyền. Cả bốn hệ thống giáo dục này nói chung chưa đạt hiệu quả trong việc phát triển nhân cách và năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân, biết tôn trọng phẩm giá của một con người tự do, mà chỉ biết tuân thủ những giáo điều được chỉ sẵn, ít lòng tự trọng và thiếu tinh thần khai phóng, sáng tạo.
Cuối cùng, xin đề cập đến công tác tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là đối với những người có thực tài còn nhiều bất cập. Có lẽ vì vậy các thế hệ lãnh đạo ở các cấp có vẻ cứ như “đuối” dần, nhân tài lãnh đạo - quản lý nhà nước đang hiếm như lá mùa thu… Loại nhân tài này mà thiếu thì khó có điều kiện cho các nhân tài ở các lĩnh vực khác nảy nở.
Những hiền tài xưa (từ trái sang): Phật hoàng Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Internet. |
Xin dành danh hiệu thiên tài cho những người có khả năng siêu phàm trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người và để lại những thành tựu kiệt xuất cho nền văn minh nhân loại: Chẳng hạn Newton, Einstein, Leonard de Vinci, Beethoven, Lev Tolstoi, Tagore…
Những người có kiến thức uyên bác, đức độ mẫu mực và ít nhiều có tài “kinh bang tế thế”, chúng tôi xin được gọi là hiền tài: Chẳng hạn Trần Nhân Tông, Hưng Đạo Vương, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp…; và những bậc trí giả tiêu biểu của dân tộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Huyên, Hồ Đắc Di, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa…
Không thể “đào tạo” được thiên tài theo “kế hoạch”, họ tự xuất hiện với tài năng thiên bẩm, sự say mê sáng tạo và hoàn cảnh may mắn như được tạo hóa sắp đặt sẵn. Hiền tài sẽ xuất hiện trong nhóm nhân tài tầm cỡ quốc gia. Càng nhiều nhân tài thì cơ hội xuất hiện hiền tài càng nhiều. Trong bất cứ lĩnh vực nào, tổ chức nào và địa phương nào, bao giờ cũng có những người nổi trội hơn những người khác; ở đấy họ được coi là người tài, là nhân tài ở cấp tương ứng.
Trong cùng một lĩnh vực hoạt động thì người tài ở phạm vi nhỏ hơn đương nhiên có trình độ thấp hơn. Mặt bằng nguồn nhân lực có chất lượng càng cao thì trình độ nhân tài càng cao. Chẳng hạn, trước Cách mạng tháng 8, ở các vùng quê Việt Nam, nhiều người chỉ có bằng trung học, thậm chí tiểu học đã được coi là người tài.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, chúng ta đang rất cần ba loại nhân tài là: Các nhà lãnh đạo xuất sắc. Các doanh nhân cự phách có tinh thần tự lực, tự cường. Các nhà khoa học - công nghệ và văn học - nghệ thuật tài ba.
Những hiền tài ngày nay (từ trái sang): Võ Nguyên Giáp, Trần Đại Nghĩa |
Thời nào cũng vậy, loại nhân tài quan trọng nhất đối với các dân tộc, các quốc gia, phải là những người lãnh đạo, quản lý ở các cấp từ trung ương đến địa phương. Thiếu những nhà lãnh đạo xuất sắc, đặc biệt ở các cấp càng cao, thì đất nước sẽ càng khó khăn để tồn tại và phát triển. Ở bất kỳ tổ chức, lĩnh vực, địa phương và cấp bậc nào nếu có người đứng đầu tài giỏi, được mọi người tin cậy thì công việc đã được đảm bảo thành công đến 60 - 70% rồi. Nói cho công bằng, những người đứng đầu ấy thực sự phải là những nhân tài lãnh đạo, quản lý nổi trội của đất nước, địa phương, ngành
Việc đào tạo, tuyển chọn và sử dụng nhân tài lãnh đạo là quan trọng nhất, nhưng đồng thời cũng là công việc phức tạp nhất và khó thành công nhất; nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự sáng suốt và ý chí chính trị của tầng lớp thống trị đang cầm quyền. “Vua” thì thời nào cũng phải có, nhưng minh quân thì có vẻ như không nhiều! Và hôn quân cũng đã từng xuất hiện. Dân thì chỉ mong có minh quân.
Việt Nam từng có một tầng lớp tư sản dân tộc hồi giữa thế kỷ trước. Điển hình là những gia đình có truyền thống sản xuất, kinh doanh cự phách và tràn đầy tinh thần tự tôn dân tộc như các cụ Ngô Tử Hạ (in ấn), Bạch Thái Bưởi (vận chuyển tàu thủy), Nguyễn Sơn Hà (sơn)… Họ kinh doanh không chỉ để làm giàu, mà còn vì thể diện quốc gia: không chịu thua kém cả Tây lẫn Tàu! Đó thực sự là một tài sản quý hiếm của quốc gia mà vì những hoàn cảnh lịch sử ngặt nghèo chúng ta đã để mất.
Một tầng lớp doanh nhân của thời đại mới đang hình thành, nhưng tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc hình như chưa sánh được với các bậc tiền nhân. Hơn lúc nào hết, tinh thần doanh nghiệp phải được đề cao và tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh để các doanh nhân tài ba xuất hiện ngày càng nhiều.
Những hiền tài ngày nay : Bạch Thái Bưởi, Đặng Thái Sơn. |
Nhân tài trong lĩnh vực khoa học cũng như văn học - nghệ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, họ chỉ có thể phát huy được tiềm năng khi hai loại nhân tài kể trên đi trước một bước; lúc ấy thật sự họ mới có đất dụng võ ở trong nước. Chúng ta đã có những nhân tài có tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, như Ngô Bảo Châu, Đặng Thái Sơn. Nhưng còn quá ít, mà chủ yếu lại là được đào tạo ở nước ngoài. Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, chúng ta hay nhầm lẫn giữa các “thần đồng” hay “các tài năng Olympic” với nhân tài. Họ có nhiều tiềm năng, nhưng chưa chắc trở thành nhân tài.
Trong lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn, nơi tình trạng “chính trị hóa” có vẻ như nặng nề hơn cả, nhân tài còn ít xuất hiện hơn. Trong cả bảy ngành nghệ thuật cũng vậy, cứ nhìn vào đời sống tinh thần của xã hội nghèo nàn và “chịu trận” trước sự “xâm lăng” văn hóa tứ phía mà xót xa…
Xin đặc biệt nhấn mạnh khâu tuyển chọn và sử dụng cán bộ lãnh đạo - nhân tài trong lĩnh vực quản lý các cấp. Ở nước ta hiện nay, bộ máy của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan của Đảng, thường được quy định chặt chẽ đồng bộ từ trên xuống dưới. Điều này có mặt tốt là tạo nên sự thống nhất, nhưng cũng tạo nên sự cứng nhắc, trì trệ khi thực tiễn ở từng đơn vị đòi hỏi “tối ưu hoá” bộ máy đang tồn tại. Việc đổi mới chắc phải làm đồng bộ từ trên xuống dưới như công cuộc cải cách hành chính mà chúng ta đang tiến hành một cách hết sức chật vật.
Mặt khác, việc “tìm được đúng người đặt vào đúng chỗ” luôn luôn là trách nhiệm chính của cán bộ tổ chức các cấp. Muốn “tìm được đúng người đặt vào đúng chỗ” phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất là phải trọng dụng hiền tài, người có đức có tài hơn phải được xếp ở cương vị cao hơn. Nếu trong một hệ thống tổ chức có nhiều lỗi “xếp ngược” thì tổ chức đó sẽ bất ổn. Thứ hai là phải lựa chọn công việc thích hợp cho từng người mà các cụ ngày xưa đã diễn đạt rất hay: “Dụng nhân như dụng mộc: Cây ngay dùng vào chỗ ngay, cây cong dùng vào chỗ cong”. Người năng động bị xếp vào vị trí thụ động, hay ngược lại, người thích tĩnh tại mà bị xếp vào bộ phận phải xê dịch liên tục, thì ắt công việc của từng người và của cả hệ thống sẽ kém hiệu quả.
Những điều kiện thiết yếu để nhân tài xuất hiện trong bối cảnh hiện nay, chỉ có thể là: Có một nền Giáo dục quốc dân (GDQD) chú trọng phát triển nhân cách và năng lực sáng tạo của mỗi con người. Áp dụng phương pháp tiên tiến để tuyển chọn nhân sự và thực hiện cơ chế sử dụng nhân tài hợp lý. Không một nền khoa học - công nghệ nào, không một nền văn hóa - nghệ thuật nào, có thể phát triển trên cơ sở một nền GDQD bất cập như hiện nay. Cũng không thể có hàng ngũ lãnh đạo các cấp xuất sắc và tầng lớp doanh nhân giỏi giang với một nền GDQD ngày càng xuống cấp từ mấy chục năm qua.
Nền GDQD nói chung của mỗi quốc gia bao gồm ba hệ thống: Giáo dục học đường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Riêng ở một vài nước có hoàn cảnh đặc biệt như ở nước ta còn có một hệ thống giáo dục nữa đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội là hệ thống tuyên truyền. Cả bốn hệ thống giáo dục này nói chung chưa đạt hiệu quả trong việc phát triển nhân cách và năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân, biết tôn trọng phẩm giá của một con người tự do, mà chỉ biết tuân thủ những giáo điều được chỉ sẵn, ít lòng tự trọng và thiếu tinh thần khai phóng, sáng tạo.
Cuối cùng, xin đề cập đến công tác tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là đối với những người có thực tài còn nhiều bất cập. Có lẽ vì vậy các thế hệ lãnh đạo ở các cấp có vẻ cứ như “đuối” dần, nhân tài lãnh đạo - quản lý nhà nước đang hiếm như lá mùa thu… Loại nhân tài này mà thiếu thì khó có điều kiện cho các nhân tài ở các lĩnh vực khác nảy nở.