Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2010

Vài suy nghĩ về Tiến sĩ ngành Toán Việt nam

Trong bài viết này, tôi chỉ trình bày quan điểm riêng của bản thân tôi khi bàn về riêng về chất lượng đào tạo TS ngành Toán ở Việt Nam. Theo tôi, chất lượng đào tạo TS ngành Toán ở Việt Nam là khá tốt và rất đáng trân trọng. Tôi dành sự trân trọng đến các bạn bè, đồng nghiệp của tôi khi họ đã bảo vệ thành công luận án của mình ở trong nước. Tại sao tôi lại nói như vậy? Đó chính là qua thực tế khách quan. Một luật bất thành văn của NCS ngành Toán muốn bảo vệ TS là phải có ít nhất 2 bài báo đã đăng trên các tạp chí quốc tế hoặc đăng trên các Proceeding của các peer-reviewed international conferences. Việc đăng trên các Proceeding của các peer-reviewed international conferences thường nhanh hơn nhưng đối với các NCS Việt Nam thì đó là điều xa xỉ. Vì muốn đăng được ở đó, NCS phải đến đó tham dự hội nghị và trình bày bài báo của mình. Việc tham dự hội nghị quốc tế đòi hỏi phải có tiền. Chi phí cho một chuyến đi như vậy, ít nhất cũng phải 1000-2000 Euro. Cho nên tôi đều thấy, hầu hết (99%) ...

Hoàn cảnh ra đời bài thơ "Màu tím hoa sim"

Hẳn những người yêu thơ, yêu nhạc đã từng đọc bài thơ: Màu tím hoa sim hoặc từng nghe bài hát: "Những đồi hoa sim" do nhạc sĩ Dzũng Chinh phổ nhạc, "Áo anh sức chỉ đường tà" do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, do ca sĩ Như Quỳnh, Thanh Tuyền... thể hiện rất thành công. Tuy nhiên chắc hẳn mấy người biết được hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Tình cờ, khi lang thang trên mạng, tôi bắt gặp được một bài viết, bài tự thuật của nhà thơ Hữu Loan về bối cảnh ra đời bài thơ này. Xin giới thiệu cùng bạn đọc. Lời tự thuật của tác giả bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" Hữu Loan: Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 - lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi - Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng...

Khoa học VN đang ở đâu trong năm 2009 ?

Hình ảnh
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn Tôi có thói quen làm kiểm kê cuối năm. Mấy năm gần đây, cứ đến thởi điểm gần cuối năm, tôi đếm số lượng ấn phẩm khoa học từ Việt Nam được công bố trên các tập san khoa học quốc tế. Để có con số này không phải là chuyện dễ dàng, vì phải truy cập một trang web của Viện thông tin khoa học (ISI) và có khi phải trả tiền. Tôi may mắn làm trong một viện nghiên cứu có tài khoản với ISI, và vì thế tôi có thể truy nhập vào trang web này để thu thập dữ liệu. Những dữ liệu mà tôi thu thập bao gồm tổng số bài báo khoa học công bố trong năm 2009, và tiện đó, tôi so sánh với các nước trong khối ASEAN để biết mình đang ở đâu và đi đến đâu. Những dữ liệu này cung cấp cho chúng ta một “bức tranh” tổng quát về khoa học trong vùng, và theo tôi thì cũng có ích cho giới quản lí khoa học ở trong nước. Ấn phẩm khoa học là một thước đo năng suất khoa học. Đối với một cá nhân, số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học là một chỉ tiêu quan trọng để được đề bạt trong hệ thống khoa bảng. Đối...

Tâm sự của một GS Toán người Pháp

Năm 2006, nhân dịp sinh nhật Giáo sư André Galligo lần thứ 60, Laboratoire J.A. Dieudonné và INRIA Sophia-Antipolis đã tổ chức một hội nghị: Commputational Algebraic Geometry and Applications. Hội nghị đã qui tập được nhiều nhà Toán học nổi tiếng đến từ Anh, Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Tây Ban Nha, Argentina, Nhật Bản, Israel, Nauy và Hà Lan như: David Eisenbud, Victor Pan, Bernd Sturmfels, Dave Bayer,... Sau đây là đôi lời tâm sự của ông về sự nghiệp của mình Vào những năm 1960, khi tôi bắt đầu vào đại học, khoa học máy tính rất khó tồn tại ở Pháp và trong một thời gian dài, nó được xem là môn học phụ của Toán ứng dụng. Bản thân nó ít uy tín hơn so với Toán lý thuyết. Việc phát triển các khái niệm trừu tượng rất có giá trị đối với giới khoa học hàn lâm thế giới lúc đó. Cũng giống như nhiều sinh viên khác, tôi mơ ước mang những đóng góp của mình tới những lý thuyết Toán trừu tượng lý thú, đặc biệt là Hình học Đại Số. Không may mắn cho tôi, tôi đã có rất nhiều các ý tưởng thuật toán nhưng những...

Happy new year 2010

Hình ảnh

GS Ngô Bảo Châu: Tinh thần hiếu học

Lời bình: Bài viết được trích từ blog của GS Ngô Bảo Châu nhân dịp GS trò chuyện với báo Thanh niên số Tết. Mong suy nghĩ sau đây của GS Ngô Bảo Châu được những người làm công tác quản lí giáo dục lưu tâm: Theo tôi nghĩ, một nhà khoa học chuyên nghiệp phải đặt câu hỏi làm khoa học thế nào cho giỏi trước câu hỏi làm ở đâu. Có hai việc khó mà làm ngay được, nhưng xã hội nên có ý thức. Thứ nhất, khoa học khó nảy mầm ở ngoài một môi trường hàn lâm toàn vẹn. Thứ hai, nhà khoa học cần một đồng lương xứng đáng. Thích Học Toán's Blog 03.02.2010 I. Về Bổ đề cơ bản: 1. Chào Giáo sư Ngô Bảo Châu, sự kiện công trình chứng minh Bổ đề cơ bản của anh được Tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 khám phá khoa học của năm 2009 đã mang tới niềm vui, niềm tự hào khôn tả đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, việc hiểu những gì anh đã làm và được ghi nhận vẫn là thách thức lớn đối với những người không thuộc giới hàn lâm. Một cách đơn giản, anh có thể cho biết đôi nét về công trình? Robert Langlands phát b...

Chìa khóa thần đang nằm trong nội bộ đảng cầm quyền

Lời bình: Lại một bài viết rất hay được đăng trên Vietnamnet nhânn dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Xin lỗi tác giả Trần Minh khi tôi thay đổi tiêu đề của bài báo. Tôi nghĩ tiêu đề trên hay hơn va xác thực hơn. Trước vận hội lớn của đất nước hiện nay, chìa khóa thần đang nằm trong nội bộ đảng cầm quyền, mà trước hết và trên hết, chính là trong tay của hàng triệu đảng viên bình thường của Đảng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa một cách giản dị, dễ hiểu và chuẩn xác như chân lý: "Đảng là gồm các đảng viên mà tổ chức nên. Mọi công việc đều do đảng viên làm". Chân lý đó đã sáng tỏ trong cuộc sống, trong lịch sử 80 năm tồn tại của Đảng, dù với một danh xưng chính thức nào; Đảng Cộng sản Việt Nam hay Đảng Lao động Việt Nam, ở một tình huống hoạt động nào; bí mật đấu tranh với bao chết chóc tù đày hay công khai đường hoàng là một đảng cầm quyền, trong giai đoạn lịch sử nào; chiến tranh giành độc lập thống nhất hay hòa bình xây dựng đất nước. Mỗi...

Mùa xuân của tư duy và hành động

Lời bình của blogger: Bài viết của TS Lê Đăng Doanh rất hay và đáng để suy ngẫm. Tôi được biết ông đã từng là cố vấn cao cấp của chính phủ Thủ tướng Phan Văn Khải về lĩnh vực kinh tế, cho nên tôi tin rằng các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đều thấu hiểu vấn đề này. Giải pháp nào để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và bền vững trong giai đoạn 10 tiếp theo luôn là một bài toán mở. Một bài toán luôn có quy trình chặt chẽ: Đặt vấn đề + Giải quyết vấn đề. Giải quyết vấn đề như thế nào là trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng ta. Chúng ta sẽ chỉ tự trách mình nếu đất nước này không tiến lên được. Tác giả: Lê Đăng Doanh Nhìn lại thập kỉ qua, chúng ta tiếp tục tăng trưởng về lượng trên những gì thiên nhiên đã ban tặng nhưng đạt được quá ít thay đổi về chất và chưa tạo được cơ sở nào cho một đột phá trong tương lai. Trong thời khắc thiêng liêng giao thời, kết thúc năm cũ, đón năm mới, mỗi người trong chúng ta đều dành cho riêng mình những phút suy tư, nghĩ về những việc trong năm cũ, những...