Vài suy nghĩ về Tiến sĩ ngành Toán Việt nam
Trong bài viết này, tôi chỉ trình bày quan điểm riêng của bản thân tôi khi bàn về riêng về chất lượng đào tạo TS ngành Toán ở Việt Nam. Theo tôi, chất lượng đào tạo TS ngành Toán ở Việt Nam là khá tốt và rất đáng trân trọng. Tôi dành sự trân trọng đến các bạn bè, đồng nghiệp của tôi khi họ đã bảo vệ thành công luận án của mình ở trong nước. Tại sao tôi lại nói như vậy? Đó chính là qua thực tế khách quan.
Một luật bất thành văn của NCS ngành Toán muốn bảo vệ TS là phải có ít nhất 2 bài báo đã đăng trên các tạp chí quốc tế hoặc đăng trên các Proceeding của các peer-reviewed international conferences. Việc đăng trên các Proceeding của các peer-reviewed international conferences thường nhanh hơn nhưng đối với các NCS Việt Nam thì đó là điều xa xỉ. Vì muốn đăng được ở đó, NCS phải đến đó tham dự hội nghị và trình bày bài báo của mình. Việc tham dự hội nghị quốc tế đòi hỏi phải có tiền. Chi phí cho một chuyến đi như vậy, ít nhất cũng phải 1000-2000 Euro. Cho nên tôi đều thấy, hầu hết (99%) NCS Việt Nam gửi bài đăng ở các tạp chí. Ở Việt Nam, theo tôi được biết chỉ có hai tạp chí tạm được coi là quốc tế: Vietnam Journal of Mathematics và ACTA Mathematica Vietnamica. Ở đây tôi nói là tạm được coi là quốc tế bởi 2 tạp chí này có trong danh mục Mathscinet nhưng không thấy có trong danh mục của SCI.(Các bạn có thể xem danh sách tạp chí SCI tại đây http://math.hnue.edu.vn). Thời gian từ lúc gửi bài báo đến lúc bài báo được đăng mất khoảng 1 năm - 2 năm. Do đó trung bình một NCS nghành Toán muốn bảo vệ được luận án của mình cũng phải ít nhất 5 năm làm NCS. Theo quan sát của riêng cá nhân, các đồng nghiệp của tôi tại Khoa Toán Đại học Sư Phạm Hà Nội trung bình mất khoảng 6 năm mới bảo vệ được luận án TS. Thực ra thời gian làm NCS của các đồng nghiệp và bạn bè tôi về danh nghĩa là 4 năm, nhưng thực chất trước khi thi NCS, họ thường phải mất 2 năm đầu chuẩn bị kiến thức. Tiêu chuẩn có bài báo cao hơn tiêu chuẩn của NCS ngành Toán tại Pháp, nơi tôi đang theo học. Tại đây, NCS có thể bảo vệ luận án TS khi chưa công bố bất cứ một bài báo nào. Dĩ nhiên luận án TS phải có các kết quả mới, tuy nhiên kết quả đó có thể công bố sau khi bảo vệ. Thời gian làm NCS ngành Toán ở Pháp thường mất 4 năm, các NCS làm tập trung liên tục với điều kiện và cơ sở vật chất hơn hẳn ở Việt Nam. Rõ ràng,làm NCS ngành Toán ở nước ngoài dễ hơn làm NCS ngành Toán tại Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân mà giới Toán học VN yêu cầu NCS phải có 2 bài đăng ở các tạp chí mới được phép bảo vệ bởi nguyên nhân là chúng ta không có nhiều chuyên gia trong cùng một lĩnh vực để phản biện nội dung của luận án. Vì vậy 2 bài báo là chỉ tiêu đảm bảo chất lượng của luận án (chưa chắc đã đảm bảo chất lượng của người bảo vệ luận án). Hội đồng bảo vệ luận án ngành Toán lập ra thực chất không phải phản biện luận án mà là kiểm tra trình độ của NCS mà thôi. Dĩ nhiên cũng có một số NCS ngành Toán đạt chất lựơng thấp do các kết quả mới có sự đóng góp đáng kể của GS hướng dẫn. NCS đó thực chất chỉ là người ngồi đánh máy và hiểu nội dung của nó là gì.
Tình trạng này cũng diễn ra ở Phương Tây. Bản thân nước Pháp tôi đang học, cũng có những hiện tượng này. Đối với NCS người Pháp họ đào tạo thường khá khắt khe, nhưng đối với sinh viên nước ngoài, các GS hướng dẫn cũng giúp đỡ rất nhiều về học thuật. Có vẻ như đó là chính sách ngoại giao của Pháp.
Đến đây, tôi có thể khẳng định lại một điều rằng: Nhìn chung, trình độ của NCS ngành Toán Việt nam ở nước ngoài và ở Việt nam là không có gì hơn nhau cả. Tuy nhiên, NCS ngành Toán ở nước ngoài, làm việc ở nước ngoài, thường thành danh về mặt khoa học hơn NCS ở Việt Nam là bởi họ có điều kiện tiếp xúc với phong cách làm việc hiện đại, có điều kiện cơ sở vật chất, có chế độ lương bổng tốt và đặc biệt là có thầy giỏi, có nhiều chuyên gia giỏi xung quanh êkíp làm việc. Còn NCS ngành Toán ở nước ngoài, về làm việc ở Việt Nam, có thành danh về mặt khoa học hơn NCS ở Việt Nam hay không thì tôi chưa có câu trả lời. Đợi thêm 10 năm nữa.
So sánh chất lượng giảng viên Toán của các trường đại học
Theo quan sát của tôi, Thứ nhất, trong số 10 NCS ngành Toán ở Pháp, chỉ có khoảng 2-3 người xin được post trong các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu, còn lại thường đi làm công ty hoặc làm giáo viên phổ thông. Rõ ràng, trong số 10 TS, chỉ có 2, 3 người có thể trở thành nhà khoa học Toán học thực thụ. Điều này cũng lý giải tại sao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Pháp hơn hẳn chất lượng các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Việt Nam. Đối với những người làm khoa học thực thụ, TS mới chỉ là người bước vào nghề mà thôi. Sự thành công trong khoa học là một quãng đường dài phía trước.
Thứ hai, một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất tới chất lượng đào tạo TS là trình độ của các GS hướng dẫn. Thật ra ở VN hiện nay, ở tất cả các ngành, không riêng gì Toán, chưa có nhiều thầy giỏi nên chưa thể có nhiều trò giỏi được.
Thứ ba, các NCS ở Việt Nam vừa phải học, vừa phải đi làm để kiếm sống nuôi bản thân dẫn đến sự toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu cũng bị hạn chế. Chế độ lương bổng thấp, nên nhiều cán bộ giảng dạy sau khi có bằng TS, cũng không toàn tâm nghiên cứu và đi kiếm tiền bằng nhiều cách khác nhau. Vì thế sự nghiệp khoa học coi như là bằng không.
Để khắc phục tình trạng này, năm 2008, nhà nước có chương trình học bổng theo đề án 322, mở các lớp Toán Thạc sĩ quốc tế tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Viện Toán học với số lượng khoảng 30 học viên với sự ưu đãi rất lớn nhằm đào tạo chuẩn bị 1 năm trong nước, rồi đưa đi nước ngoài đào tạo tiếp. Theo tôi được biết, các khóa đào tạo đầu đều thu được những thành công lớn. Rất nhiều bạn khi học Thạc sĩ ở nước ngoài đều đạt được học bổng làm tiếp NCS. Hi vọng các ngành khoa học khác cũng được ưu ái như vậy. Ngoài ra, nhà nước cũng cấp nhiều học bổng cho NCS đi học tại nước ngoài. Đây là một tin rất vui đối với nhiều bạn trẻ muốn làm khoa học và đối với khoa học nước nhà. Hi vọng với 10 TS được đào tạo tại nước ngoài, có 2 người trở thành các nhà khoa học thực thụ.
Tôi cũng rất hi vọng trong 10 năm tới, đất nước chúng ta có đội ngũ đông đảo các nhà khoa học thực thụ, đủ sức gánh vác trọng trách xây dựng đất nước giàu mạnh, để khi bạn bè thế giới nhìn Việt Nam là một đất nước giàu mạnh chứ không phải là một đất nước được biết đến đánh thắng người Mỹ, người Pháp và người Tàu.
" Một đất nước muốn giàu mạnh không thể là một đất nước chỉ khai thác tài nguyên và nhân công giá rẻ được mà đất nước đó phải khai thác tri thức trình độ cao. Muốn vậy, phải có các nhà khoa học thực thụ."
Một luật bất thành văn của NCS ngành Toán muốn bảo vệ TS là phải có ít nhất 2 bài báo đã đăng trên các tạp chí quốc tế hoặc đăng trên các Proceeding của các peer-reviewed international conferences. Việc đăng trên các Proceeding của các peer-reviewed international conferences thường nhanh hơn nhưng đối với các NCS Việt Nam thì đó là điều xa xỉ. Vì muốn đăng được ở đó, NCS phải đến đó tham dự hội nghị và trình bày bài báo của mình. Việc tham dự hội nghị quốc tế đòi hỏi phải có tiền. Chi phí cho một chuyến đi như vậy, ít nhất cũng phải 1000-2000 Euro. Cho nên tôi đều thấy, hầu hết (99%) NCS Việt Nam gửi bài đăng ở các tạp chí. Ở Việt Nam, theo tôi được biết chỉ có hai tạp chí tạm được coi là quốc tế: Vietnam Journal of Mathematics và ACTA Mathematica Vietnamica. Ở đây tôi nói là tạm được coi là quốc tế bởi 2 tạp chí này có trong danh mục Mathscinet nhưng không thấy có trong danh mục của SCI.(Các bạn có thể xem danh sách tạp chí SCI tại đây http://math.hnue.edu.vn). Thời gian từ lúc gửi bài báo đến lúc bài báo được đăng mất khoảng 1 năm - 2 năm. Do đó trung bình một NCS nghành Toán muốn bảo vệ được luận án của mình cũng phải ít nhất 5 năm làm NCS. Theo quan sát của riêng cá nhân, các đồng nghiệp của tôi tại Khoa Toán Đại học Sư Phạm Hà Nội trung bình mất khoảng 6 năm mới bảo vệ được luận án TS. Thực ra thời gian làm NCS của các đồng nghiệp và bạn bè tôi về danh nghĩa là 4 năm, nhưng thực chất trước khi thi NCS, họ thường phải mất 2 năm đầu chuẩn bị kiến thức. Tiêu chuẩn có bài báo cao hơn tiêu chuẩn của NCS ngành Toán tại Pháp, nơi tôi đang theo học. Tại đây, NCS có thể bảo vệ luận án TS khi chưa công bố bất cứ một bài báo nào. Dĩ nhiên luận án TS phải có các kết quả mới, tuy nhiên kết quả đó có thể công bố sau khi bảo vệ. Thời gian làm NCS ngành Toán ở Pháp thường mất 4 năm, các NCS làm tập trung liên tục với điều kiện và cơ sở vật chất hơn hẳn ở Việt Nam. Rõ ràng,làm NCS ngành Toán ở nước ngoài dễ hơn làm NCS ngành Toán tại Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân mà giới Toán học VN yêu cầu NCS phải có 2 bài đăng ở các tạp chí mới được phép bảo vệ bởi nguyên nhân là chúng ta không có nhiều chuyên gia trong cùng một lĩnh vực để phản biện nội dung của luận án. Vì vậy 2 bài báo là chỉ tiêu đảm bảo chất lượng của luận án (chưa chắc đã đảm bảo chất lượng của người bảo vệ luận án). Hội đồng bảo vệ luận án ngành Toán lập ra thực chất không phải phản biện luận án mà là kiểm tra trình độ của NCS mà thôi. Dĩ nhiên cũng có một số NCS ngành Toán đạt chất lựơng thấp do các kết quả mới có sự đóng góp đáng kể của GS hướng dẫn. NCS đó thực chất chỉ là người ngồi đánh máy và hiểu nội dung của nó là gì.
Tình trạng này cũng diễn ra ở Phương Tây. Bản thân nước Pháp tôi đang học, cũng có những hiện tượng này. Đối với NCS người Pháp họ đào tạo thường khá khắt khe, nhưng đối với sinh viên nước ngoài, các GS hướng dẫn cũng giúp đỡ rất nhiều về học thuật. Có vẻ như đó là chính sách ngoại giao của Pháp.
Đến đây, tôi có thể khẳng định lại một điều rằng: Nhìn chung, trình độ của NCS ngành Toán Việt nam ở nước ngoài và ở Việt nam là không có gì hơn nhau cả. Tuy nhiên, NCS ngành Toán ở nước ngoài, làm việc ở nước ngoài, thường thành danh về mặt khoa học hơn NCS ở Việt Nam là bởi họ có điều kiện tiếp xúc với phong cách làm việc hiện đại, có điều kiện cơ sở vật chất, có chế độ lương bổng tốt và đặc biệt là có thầy giỏi, có nhiều chuyên gia giỏi xung quanh êkíp làm việc. Còn NCS ngành Toán ở nước ngoài, về làm việc ở Việt Nam, có thành danh về mặt khoa học hơn NCS ở Việt Nam hay không thì tôi chưa có câu trả lời. Đợi thêm 10 năm nữa.
So sánh chất lượng giảng viên Toán của các trường đại học
Theo quan sát của tôi, Thứ nhất, trong số 10 NCS ngành Toán ở Pháp, chỉ có khoảng 2-3 người xin được post trong các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu, còn lại thường đi làm công ty hoặc làm giáo viên phổ thông. Rõ ràng, trong số 10 TS, chỉ có 2, 3 người có thể trở thành nhà khoa học Toán học thực thụ. Điều này cũng lý giải tại sao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Pháp hơn hẳn chất lượng các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Việt Nam. Đối với những người làm khoa học thực thụ, TS mới chỉ là người bước vào nghề mà thôi. Sự thành công trong khoa học là một quãng đường dài phía trước.
Thứ hai, một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất tới chất lượng đào tạo TS là trình độ của các GS hướng dẫn. Thật ra ở VN hiện nay, ở tất cả các ngành, không riêng gì Toán, chưa có nhiều thầy giỏi nên chưa thể có nhiều trò giỏi được.
Thứ ba, các NCS ở Việt Nam vừa phải học, vừa phải đi làm để kiếm sống nuôi bản thân dẫn đến sự toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu cũng bị hạn chế. Chế độ lương bổng thấp, nên nhiều cán bộ giảng dạy sau khi có bằng TS, cũng không toàn tâm nghiên cứu và đi kiếm tiền bằng nhiều cách khác nhau. Vì thế sự nghiệp khoa học coi như là bằng không.
Để khắc phục tình trạng này, năm 2008, nhà nước có chương trình học bổng theo đề án 322, mở các lớp Toán Thạc sĩ quốc tế tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Viện Toán học với số lượng khoảng 30 học viên với sự ưu đãi rất lớn nhằm đào tạo chuẩn bị 1 năm trong nước, rồi đưa đi nước ngoài đào tạo tiếp. Theo tôi được biết, các khóa đào tạo đầu đều thu được những thành công lớn. Rất nhiều bạn khi học Thạc sĩ ở nước ngoài đều đạt được học bổng làm tiếp NCS. Hi vọng các ngành khoa học khác cũng được ưu ái như vậy. Ngoài ra, nhà nước cũng cấp nhiều học bổng cho NCS đi học tại nước ngoài. Đây là một tin rất vui đối với nhiều bạn trẻ muốn làm khoa học và đối với khoa học nước nhà. Hi vọng với 10 TS được đào tạo tại nước ngoài, có 2 người trở thành các nhà khoa học thực thụ.
Tôi cũng rất hi vọng trong 10 năm tới, đất nước chúng ta có đội ngũ đông đảo các nhà khoa học thực thụ, đủ sức gánh vác trọng trách xây dựng đất nước giàu mạnh, để khi bạn bè thế giới nhìn Việt Nam là một đất nước giàu mạnh chứ không phải là một đất nước được biết đến đánh thắng người Mỹ, người Pháp và người Tàu.
" Một đất nước muốn giàu mạnh không thể là một đất nước chỉ khai thác tài nguyên và nhân công giá rẻ được mà đất nước đó phải khai thác tri thức trình độ cao. Muốn vậy, phải có các nhà khoa học thực thụ."