Tâm sự của một GS Toán người Pháp

Năm 2006, nhân dịp sinh nhật Giáo sư André Galligo lần thứ 60, Laboratoire J.A. Dieudonné và INRIA Sophia-Antipolis đã tổ chức một hội nghị: Commputational Algebraic Geometry and Applications. Hội nghị đã qui tập được nhiều nhà Toán học nổi tiếng đến từ Anh, Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Tây Ban Nha, Argentina, Nhật Bản, Israel, Nauy và Hà Lan như: David Eisenbud, Victor Pan, Bernd Sturmfels, Dave Bayer,...
Sau đây là đôi lời tâm sự của ông về sự nghiệp của mình
Vào những năm 1960, khi tôi bắt đầu vào đại học, khoa học máy tính rất khó tồn tại ở Pháp và trong một thời gian dài, nó được xem là môn học phụ của Toán ứng dụng. Bản thân nó ít uy tín hơn so với Toán lý thuyết. Việc phát triển các khái niệm trừu tượng rất có giá trị đối với giới khoa học hàn lâm thế giới lúc đó. Cũng giống như nhiều sinh viên khác, tôi mơ ước mang những đóng góp của mình tới những lý thuyết Toán trừu tượng lý thú, đặc biệt là Hình học Đại Số.
Không may mắn cho tôi, tôi đã có rất nhiều các ý tưởng thuật toán nhưng những thuật toán chưa được chú ý lúc bấy giờ. Vào năm 1973, tôi bảo vệ luận án Tiến sĩ về lý thuyết chia cho chuỗi nhiều biến, ngày nay được gọi là cơ sở Grobner. Trong luận án đó, tôi gọi nó là các bậc thang tổng quát của một idean. Một thuật toán không bình thường đã được áp dụng cho công việc này, nhưng tôi đã không phát triển nó, tôi đã trở thành một nhà toán học lý thuyết hơn mười hai năm sau đó.
Trong những năm 1980,tình cờ, tôi đã tham dự một hội thảo về đại số máy tính. Ở đó, tôi đã gặp một lĩnh vực nghiên cứu mới, một cộng đồng khoa học mới và sự nghiệp khoa học của tôi thay đổi.

Với đồng nghiệp của tôi, Jacques Morgenstern, chúng tôi bắt đầu một sự hợp tác lâu dài với INRIA, phát động dự án SAFIR. Tôi đã tìm thấy niềm vui khi làm việc với những nhà toán học, khoa học máy tính, ứng dụng, quản lý, nhà nghiên cứu trẻ và nhiệt tình. Tôi cũng thiết lập sự cộng tác với các nhà khoa học khác, và thậm chí cả kỹ sư, tổ chức hội nghị với mục đích giảng dạy và kiếm thêm các nguồn tài trợ để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu của chúng tôi.

Chúng tôi phát triển một hệ thống đại số máy tính được gọi là Sisyphe mà chúng tôi mong muốn rằng nó sẽ không bao giờ kết thúc. Chúng tôi phát triển hệ thống tự động hóa gọi là Odyssée, đó là một trong những hệ thống đầu tiên dựa trên phân tích chương trình nâng cao. Bây giờ, tôi làm việc trong dự án mới,GALAAD, ở đó chúng tôi đang phát triển một thư viện đại số có tên Synaps.
Sự phát triển của các thuật toán và các chương trình, nghiên cứu sụ phức tạp của chúng là một vần đề mang tính bền vững. Nó làm tăng độ phức tạp về kích thước và các biểu diễn của dữ liệu, trong đó các công cụ toán học mới và các kết quả mới được khám phá.
Hội nghị và số tạp chí đặc biệt Theoretical Computer Science Journal cho thấy sức sống và sự thành công của các xu hướng khoa học mới, sự pha trộn toán học , ứng dụng, đại số máy tính và tổng quát hơn là khoa học máy tính.
Tôi muốn cảm ơn tất cả các diễn giả của Hội nghị và tác giả của các bài báo được lựa chọn trong tạp chí lần này. Tôi đã học được rất nhiều từ việc nghe họ trình bày các ý tưởng bài báo và từ việc đọc chúng. Đó sẽ là nguồn tài liệu phong phú vô cùng hữu ích đối với tôi trong công tác nghiên cứu trong tương lai.

Ps: 1) Hình học Đại số là một chuyên ngành Toán học rất trừu tượng và khó. Có thể nói không quá đáng rằng, các nhà Toán học Pháp đứng số 1 thế giới về lĩnh vực này. GS Toán học Ngô Bảo Châu cũng đang làm về lĩnh vực này.
2) GS André Galligo, năm 2009, vừa được phong Professeur exceptionnel, cấp độ Gs cao nhất trong hệ thống phong GS của Pháp. Ở Pháp, GS có 3 cấp độ: GS cấp 1, GS cấp 2 và GS exceptionnel.
3)INRIA là chữ viết tắt của: Institut national de Recherche en Informatique et en Automatique.
4) Cơ sỏ Grobner là khái niệm Toán học rất nổi tiếng mà bất cứ những nhà Toán học làm về Đại số đều từng nghe nói đến.
5) Đại số máy tính xuất hiện và phát triển trong khoảng 30 năm trở lại đây, nó đã trở thành chuyên ngành độc lập và rất thời sự hiện nay. Đó là chuyên ngành kết hợp chặt chẽ toán học và khoa học máy tính. Hiện nay, theo tôi được biết có khoảng hơn 10 dự án lớn đang phát triển các phần mềm về vấn đề này. Ví dụ như: Maple (Canada), Macaulay 2 (United State), Mathematica(Autria), Singular (Germany), Synab (France),.....

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chân dung người phụ nữ thứ 2 trên thế giới giật giải 'Nobel Toán học'

Con cừu đen của làng toán Việt

Coi chừng khoa học thuộc địa kiểu mới!