Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2016

"Thú thật, tôi rất ngại tham gia hội đồng chấm luận án tiến sĩ"

Hình ảnh
Ngọc Quang thực hiện. (GDVN) - GS.Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ, đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ là đào tạo người làm công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy đại học, chứ không phải đào tạo quan chức. LTS: "Tiến sĩ giấy" đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của quốc gia trong những năm gần đây, nhưng các cơ quan quản lý chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS.Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã nói rất thẳng thắn. Theo ông, l àm lãnh đạo thì quan trọng nhất là cái tâm với nước, với dân. Gắn lên mình đủ các loại mác, nhưng không thực sự vì dân thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chạy bằng cấp để... leo cao Thưa Giáo sư, mỗi năm đất nước có thêm hàng trăm tiến sĩ, theo lẽ thường thì đó phải là chuyện rất đáng mừng. Nhưng dường như dư luận xã hội lại không hài lòng, thậm chí còn lo lắng? GS.Nguyễn Minh Thuyết:...

GS Trần Văn Thọ: Quá nhiều nhận thức sai lầm về bằng tiến sĩ

Hình ảnh
Theo vnexpress.net Học tiến sĩ không phải để đào tạo nhà quản lý hoặc lãnh đạo; luận án tiến sĩ không nhằm nghiên cứu vấn đề thực tiễn áp dụng ngay cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Bài này GS Trần Văn Thọ viết để đóng góp vào Đề án cải cách giáo dục Việt Nam do một số trí thức trong và ngoài nước thực hiện vào năm 2008. Nội dung của Đề án được đăng trên Thời đại mới số 13, tháng 3/2008. GS Trần Văn Thọ. Một số nhận thức sai lầm về bằng tiến sĩ Bằng tiến sĩ không phải nhằm đào tạo nhà quản lý hoặc lãnh đạo để cho phép nhà nước cấp kinh phí đi học tại chức lấy bằng tiến sĩ. Bằng tiến sĩ là bước cơ bản nhằm đào tạo đội ngũ khoa học có trình độ cao để phục vụ giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu sinh không cần phải có ý kiến mới để được nhận vào chương trình tiến sĩ, nhưng nghiên cứu sinh...