Việt Nam nhiều tiến sĩ, ít thành tựu: Sao lại bất ngờ?
Theo Báo Đất Việt.
(Quan điểm) - "Nếu không thay đổi triết lý giáo dục một cách can đảm và quyết đoán, khoa học công nghệ sẽ khó có cơ may phát triển".
Đó là những chia sẻ của GS Nguyễn Đăng Hưng -
giảng dạy nghiên cứu tại Đại học Liège, Vương quốc Bỉ với Đất Việt trước
thực trạng Việt Nam có đến 24000 tiến sĩ nhưng số lượng công bố khoa
học vô cùng ít.
Tiến sĩ có trình độ thực thụ vô cùng ít
PV:-
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ
đã thống kê ở Việt Nam đang có hơn 24.000 tiến sĩ. Thế nhưng, theo thống
kê Viện thông tin khoa học (ISI), trong 15 năm qua (1996-2011) Việt Nam
mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình
duyệt, bằng khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/6 của Malaysia, và 1/10 của
Singapore.
Ông có bất ngờ trước thực trạng trên hay không? Theo ông, vì sao chúng ta có nhiều tiến sĩ mà lại ít công trình công bố như vậy?
GS.TS Nguyễn Đăng Hưng: - Là
người đã bỏ ra 20 năm lo giúp Việt Nam đào tạo các lớp thạc sỹ, tiến sỹ
quốc tế cho Việt Nam, rất am hiểu tình trạng giáo dục tại Việt Nam, tôi
không hề bất ngờ trước những thông tin trên.
Tại Việt Nam số tiến sỹ chân chính, có trình độ thực thụ quá ít ỏi so với số lượng tiến sỹ chỉ có bằng.
|
Mới
đây có mấy ngày, dư luận Việt Nam xôn xao về một học viện khoa học xã
hội tại Hà Nội có khả năng cho lò mỗi ngày 1 tiến sỹ. Rồi những luận án
tiến sỹ với các đề tài khôi hài vẫn nhan nhản ra đời từ gần nửa thế kỷ
nay.
Thử hỏi một đất nước cho phép những chuyện oái ăm như vậy thì làm sao có công bố khoa học, có phát minh công nghệ được?
Tôi
đã có nhiều kỳ vọng, thậm chí trực tiếp xắn tay tham gia chạy chữa từ
những năm 90, mà nay tôi cũng phải nói là bó tay. Một vài cánh én không
thể làm nên mùa xuân.
PV:- Thực tế, những việc
rất cần sự tham gia của các tiến sĩ thì lại không có kết quả, cụ thể,
như vụ cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh), hạn mặn ở
Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều TS thất bại trong tạo giống cây trồng. Chúng ta phải nhìn nhận nghịch lý trên ra sao, thưa ông?
GS.TS Nguyễn Đăng Hưng: -Theo
tôi, nghịch lý là ở chỗ không phải Việt Nam không có nhà chuyên môn,
nhà khoa học thực thụ tài ba mà lớp người này không có chỗ đứng trách
nhiệm cho công việc cần thiết.
Chế độ cơ cấu cán bộ
chuyên môn theo chỉ tiêu thân hữu, lý lịch, phe nhóm, đã trở thành phổ
biến một cách có hệ thống. Những điều nhà báo nhắc đến đáng tiếc thay so
với đó chỉ là chuyện nhỏ.
Nói
ngay vụ Vũng Áng, nếu những ngày đầu, quyền quyết định thuộc về các
chuyên gia thực thụ, không ham hố không trục lợi, có tri thức và am
tường thông tin, thì Formosa liệu có thể vào được Vũng Áng hay không?
Việt Nam là nước không muốn phát triển
PV:-
Trong khi đó, theo các NCS, nếu tính theo mức học phí qui định thì tổng
chi phí cho một nghiên cứu sinh chỉ khoảng 50 triệu đồng, bằng 1/10-
1/20 so với chi phí thực tế. Mức chi phí thực tế để có tấm bằng tiến sỹ ở
Việt Nam tùy theo ngành, ngành hot như kinh tế hơn 1 tỷ đồng, kém hot
hơn thì vài trăm triệu.
Có bằng nhưng lại không áo dụng được vào với thực tế, theo ông, có phải là lãng phí hay không? Vì sao ạ?
GS.TS Nguyễn Đăng Hưng: - Từ
lãng phí là quá nhẹ trong trường hợp này. Phải nó đây là hành động gây
ảnh hưởng tới học thuật, ảnh hưgng tới tương lai của đất nước.
Bởi
lẽ, các tiến sỹ này sẽ ngang nhiên chiếm lĩnh những vị trí trọng yếu
theo con đường cơ cấu và sẽ không làm được gì mà thậm chí, còn ngăn cản
những người tài đóng góp giải quyết những vấn đề thực tế, giúp xã hội
phát triển.
PV:- Thực tế hiện nay, chúng ta có
tới 9000 tiến sĩ không tham gia giảng dạy nghiên cứu, chúng ta phải nhìn
nhận thực tế này ra sao? Đây có phải là nguyên nhân dẫn đến việc Việt
Nam tuy nhiều tiến sĩ nhưng lại ít công bố khoa học hay không? Vì sao ạ?
GS.TS Nguyễn Đăng Hưng: - Trên
thế giới có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có tình trạng này. Ở các nước phát
tiến sỹ là một yêu cầu trình độ cần thiết trong việc giảng dạy đại học
và nghiên cứu khoa học.
Việt Nam làm ngược. Chúng
ta phải nhìn nhận vào thực tế rằng, Việt Nam ngày càng tụt hậu và theo
các nguồn khảo sát quốc tế, Việt Nam đang dứng sau Campuchia và cả Lào.
Thậm chí, các chuyên gia kinh tế quốc tế bảo Việt Nam là nước không muốn
phát triển.
Họ muốn nói Việt Nam có rất nhiều điều kiện nhưng đã lãng phí tất cả và cam chịu.
Châu An