Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2015

'Sẽ chẳng ai thiệt thòi nếu có nhiều giáo sư'

Hình ảnh
- GS Vũ Hà Văn - giáo sư ĐH Yale (Mỹ) - cho biết ông “ủng hộ phương án để các trường tự bổ nhiệm giáo sư. Việc này nên bắt đầu từ những trường uy tín”. Việt Nam cũng giống với nước ngoài Chia sẻ với VietNamNet, GS Vũ Hà Văn cho biết các nước phát triển có hai cách bổ nhiệm giáo sư. Cách thứ nhất là qua Hội đồng Nhà nước, như một số nước châu Âu, đặc biệt các nước Đông Âu cũ. Cách thứ hai là qua các Hội đồng trường, trường nào phong giáo sư trường đó, như đang làm tại Mỹ. “Dù là hai cách khác nhau nhưng về thủ tục tương đối giống nhau. Người được đề cử trước hết phải được duyệt bởi một Hội đồng chuyên môn, hay nếu như ở trường đại học thì đó là hội đồng của khoa. Sau khi được hội đồng này duyệt rồi mới đưa lên hội đồng cao hơn, như Hội đồng Nhà nước hay Hội đồng trường”.   GS Vũ Hà Văn “Về mặt thủ tục, việc công nhận giáo sư của Việt Nam hiện nay không khác nước ngoài, tức là phải qua nhiều hội đồng. Cái khác là trong các cuộc họp hội đồng đ...

Có nên giao quyền tự chủ bổ nhiệm giáo sư?

Hình ảnh
Lời bình. Theo quan điểm cá nhân tôi thấy nên công khai tất cả các thành tích, đặc biệt là các bài báo nghiên cứu khoa học quốc tế của các GS, PGS được bổ nhiệm để mọi người có thể kiểm chứng rõ ràng chất lượng của các GS, PGS đó. Đại học Tôn Đức Thắng đã đưa ra quy chuẩn khá cao về học thuật, đặc biệt là các bài báo quốc tế ISI. Đối chiếu với quy chuẩn này, tôi cho rằng hầu hết các GS, PGS của Việt Nam hiện nay đều không đạt quy chuẩn này cho nên họ phản bác lại mạnh mẽ cũng là điều dễ hiểu. Nếu một vị GS và PGS trong các nghành khoa học tự nhiên, khoa học giáo dục, kinh tế,... nào mà chưa có công bố trên các tạp chí quốc tế ISI thì thật sự không xứng đáng với danh xưng GS, PGS mà xã hội "tôn trọng". Danh hiệu GS, PGS gắn với việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy, vì vậy nếu ông không giảng dạy, không nghiên cứu khoa học , không công bố quốc tế mà vẫn gắn danh đó, được hưởng quyền lợi từ danh đó, âu cũng là nổi hổ thẹn! Hãy trả lại vị trí  xứng đáng cho ngôi đền học thu...

Cần đào thải những giáo sư, tiến sỹ "nằm vùng"

Hình ảnh
- Lời tòa soạn: Theo dõi tranh luận xung quanh câu chuyện Trường ĐH Tôn Đức Thắng thí điểm bổ nhiệm chức vụ chuyên môn, GS Nguyễn Đức Dân gửi tới VietNamNet bài viết "Gán nhãn chất lượng cho học hiệu, học hàm". Từ năm 2003, GS.TS. Nguyễn Đức Dân đã đề nghị “Hãy đưa những học vị, học hàm này về từng cơ sở nghiên cứu và đào tạo như đã đưa các thương hiệu về từng công ty. Khi câu chuyện trở nên “sôi nổi” vào 12 năm sau, GS.TS. Nguyễn Đức Dân đã có những ý kiến của riêng mình. Dưới đây là bài viết của ông. Học hàm, học vị như thương hiệu công ty Tôi muốn đề nghị một cơ chế cụ thể: Gán nhãn chất lượng cho những sản phẩm giáo dục đại học và sau đại học. Có một thực tế không thể bác bỏ là chất lượng giữa các trường đại học rất khác nhau, chất lượng giữa các loại hình đào tạo cũng rất khác nhau. Cấp một văn bằng, một học vị là cấp một giấy xác nhận về trình độ chuyên môn, năng lực khoa học để người có văn bằng đó được quyền hành nghề theo chuyên môn ghi trong đó. Nh...

Loạn giáo sư?

GS Nguyễn Văn Tuấn Liên quan đến việc Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đòi quyền bổ nhiệm giáo sư, một số người trong giới khoa bảng tỏ ra băn khoăn là nếu các trường đại học có quyền đó thì sẽ dẫn đến tình trạng loạn giáo sư. Tôi nghĩ đây là một quan tâm chính đáng, nhưng có thể quản lí. Giáo sư là người làm nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Dĩ nhiên, cũng có một số giáo sư làm quản lí trong đại học (như hiệu trưởng, hiệu phó), nhưng số này không nhiều. Hai yếu tố tạo nên tính "chính danh" của giáo sư là tiêu chuẩn học thuật và qui trình bổ nhiệm. Một người xứng đáng với danh xưng giáo sư phải đáp ứng tiêu chuẩn học thuật. Vì nhiệm vụ là nghiên cứu khoa học và giảng dạy, nên tiêu chuẩn bổ nhiệm phải dựa vào thành tích xuất sắc của hai lĩnh vực đó. TDTU soạn tiêu chuẩn sau khi đã tham khảo tiêu chuẩn của các trường đại học có tiếng bên Mĩ và Úc, và tôi đã cố vấn trực tiếp cho trường. Chẳng hạn như TDTU không chỉ xem xét đến số công trình nghiê...

Ông Ngô Bảo Châu: ''Phong giáo sư ở Việt Nam khác thế giới''

Hình ảnh
Theo vnexpress.net Ở Pháp dễ được Hội đồng nhà nước công nhận chức danh giáo sư, có hay không được các cơ sở giáo dục uy tín bổ nhiệm cho trường mới là quan trọng, còn ở Việt Nam thì ngược lại. - Việc phong hàm giáo sư ở Việt Nam và nước ngoài khác nhau thế nào thưa ông? - Đầu tiên là cách hiểu nghĩa từ "giáo sư" ở Việt Nam và nước ngoài không giống nhau. Ở nước ngoài, nội hàm của từ này là một vị trí làm việc tương đương với trách nhiệm và mức thu nhập nhất định. Việc phong giáo sư là quyết định tuyển dụng giữa cơ sở giáo dục với nhà khoa học - một cá nhân. Còn ở Việt Nam, từ xưa tới nay giáo sư không phải là vị trí công tác mà là một học hàm, là sự công nhận của Nhà nước đối với nhà khoa học, rất danh dự. Ở đây, việc phong hàm giáo sư của Việt Nam hơi trái khoáy so với các nước khác. Theo tôi, chúng ta nên trả lại từ giáo sư về đúng nghĩa của nó, tức là một vị trí làm việc. Nhà nước cũng nên trao quyền bổ nhiệm này cho các cơ sở giáo dục bởi phù hợ...