Top 10 trường đại học Việt Nam có nhiều công bố quốc tế

- Trong năm 2014, Việt Nam công bố được 2.667 bài báo quốc tế trên hệ thống cơ sở dữ liệu của trang thông tin khoa học của Thomson Reuters.

Số lượng công bố trên những tạp chí khoa học quốc tế có uy tín là chỉ số được nhiều nước sử dụng trong đánh giá năng suất khoa học công nghệ của một quốc gia. Một trong các hệ thống cơ sở dữ liệu được sử dụng sớm và rộng rãi trên thế giới là web of Science của Thomson Reuters.
Dưới đây là danh sách 10 trường đại học có nhiều công bố quốc tế nhất trên trang web này.
STT
Tên trường đại học
Số lượng công bố quốc tế (CBQT)
1
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
159
2
ĐH Quốc gia Tp HCM *
132
3
ĐH Quốc gia Hà Nội *
120
4
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
90
5
Trường ĐH Y Hà Nội
64
6
Trường ĐH Cần Thơ
62
7
Đại học Huế *
58
8
Trường ĐH Vinh
50
9
Trường ĐH Tôn Đức Thắng
50
10
Trường ĐH Y Dược Tp HCM
43
* Con số CBQT của các ĐHQG và ĐH vùng có tính tương đối vì cán bộ nghiêncứu ở các đơn vị này có thể không ghi tên ĐHQG hoặc tên ĐH vùng mà chỉ ghi tên trường đại học thành viên
Trong số này, có khoảng hơn 1/5 công bố quốc tế được nhận tài trợ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (586/2.667).
Ở bảng thống kê này đáng chú ý có sự xuất hiện của Trường ĐH Tôn Đức Thắng - một trường đại học có xây dựng chiến lược năng cao năng lực nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế hiệu quả, trong 2-3 năm gần đây đã có tốc độ tăng trưởng vượt bậc về điều này.
Đây là những thông số làm cần thiết để giúp các trường nắm bắt được thực trạng nghiên cứu khoa học của đơn vị mình, từ đó có thể điều chính và xây dựng chiến lược của nhà trường.
Trên bình diện quốc gia, Nhà nước có thể xác định những ưu tiên trong quyết định đầu tư vào nghiên cứu khoa học ở các đơn vị có sứ mệnh này.
 Người học (đặc biệt ở cấp độ sau đại học) cũng sẽ có thêm thông tin tham khảo hữu ích về nhà trường mình sẽ đăng kí tham gia học tập.
  • Quỳnh Hiên

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chân dung người phụ nữ thứ 2 trên thế giới giật giải 'Nobel Toán học'

Con cừu đen của làng toán Việt

Coi chừng khoa học thuộc địa kiểu mới!