Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2014

GS Ngô Bảo Châu và TS Giáp Văn Dương bàn về đổi mới giáo dục

Hình ảnh
GS Ngô Bảo Châu: Tại sao phải đổi mới sách giáo khoa theo định kỳ Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, không có lập luận thực sự thuyết phục cho việc đổi SGK 10 năm một lần. Việc cần làm định kỳ là đánh giá chất lượng SGK qua thực tế sử dụng. Từ ĐH Chicago (Mỹ), GS Ngô Bảo Châu viết một bài với nhan đề "Tự hỏi và trả lời về chương trình, sách giáo khoa", chia sẻ một số trăn trở, suy nghĩ về vấn đề này. Đây là bài viết khơi mào cho cuộc thảo luận bàn tròn sáng 20/4 trên website Học Thế Nào - một diễn đàn chuyên về giáo dục do GS Ngô Bảo Châu sáng lập. - Tại sao 10 năm phải đổi sách giáo khoa (SGK) một lần? - Không có lập luận thực sự thuyết phục cho việc đổi SGK định kỳ 10 năm một lần. Tại sao phải đổi SGK theo định kỳ? Nếu định kỳ thì tại sao lại là 10 năm, chứ không phải 5 năm, 20 năm hay 50 năm? Việc cần làm định kỳ là đánh giá chất lượng SGK thông qua thực tế sử dụng. GS Ngô Bảo Châu cho rằng để làm lại SGK, cần phải chỉ ra những nội dung nào trong SGK hiện hành là lạc hậu, ...

Giả thuyết số nguyên tố sinh đôi

Hình ảnh
     Trên tạp chí Thông tin toán học số 1 năm 2014 ( Link tại đây ) có bài viết của GS Ngô Việt Trung về giả thuyết số nguyên tố sinh đôi. Thông tin mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là cuộc đời của Yitang Zhang. Bằng tình yêu và đam mê đối với khoa học, ông đã giải quyết được một trong những kết quả lớn nhất trong lịch sử của Lý thuyết số. Sau đây tôi xin trích một phần nội dung bài viết của GS Ngô Việt Trung với việc đặt lại tiêu đề tập trung vào cuộc đời của ông.             Nội dung của giả thuyết            Cặp số nguyên tố sinh đôi là một cặp số nguyên tố liền nhau có dạng (n , n +2). Cặp số nguyên tố đầu tiên là (3, 5), sau đó là (5, 7), (11, 13), ... Số nguyên tố sinh đôi cực hiếm. Tuy nhiên, cứ sau vài năm người ta lại tìm thấy một cặp số sinh đôi lớn hơn. Từ thời Hy Lạp cổ đại Ơclit (Euclide) đã tin rằng có vô số các cặp số nguyên tố sinh đôi. Đã hàng thế kỷ trôi qua mà vẫn chưa có ai chứng min...

Kết quả thi olympic Toán sinh viên 2014 của sinh viên khoa Toán, ĐHSP Hà Nội

      Kỳ thi Olympic Toán sinh viên toàn quốc lần thứ XXII năm 2014 được tổ chức tại Đại học Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi từ ngày 7/4/2013 đến ngày 14/4/2013. Kỳ thi năm nay có 85 đoàn đến từ các trường Đại học, Cao đẳng và Học viện trong cả nước và gần 800 lượt sinh viên tham gia dự thi 2 môn Đại số và Giải tích.      Đội tuyển chính thức của trường ĐH Sư phạm Hà Nội tham dự kỳ thi gồm 7 sinh viên của khoa Toán – Tin và đã đạt thành tích xuất sắc, đứng trong top 3 cả nước:  1 Giải đặc biệt, 5 Giải Nhất, 3 Giải Nhì, 2 Giải Ba . Cụ thể Nguyễn Đức Nam (K62CLC) đạt 2 Giải Nhất ở hai môn thi Đại số và Giải tích; Phan Văn Tín (K63CLC) đạt Giải Nhất môn Giải tích và Giải Nhì môn Đại số (em Tín có số điểm cao nhất trong số các Giải Nhì môn Đại số); Em Phan Văn Tín cũng là thành viên của đội dự tuyển IMO của Việt Nam năm 2013, hiện đang là sinh viên năm thứ nhất. ...

Sự "giàu có" của Bí thư Hội An

Hình ảnh
"Quan niệm giàu nghèo của tôi khá đơn giản: tôi giàu bạn bè, giàu ân nghĩa. Tôi giàu vì khi ra đường gặp dân, họ mỉm cười với tôi, đó là giàu có. Ai đó có thể ghét mình, có thể chưa trọng mình về kiến thức, trình độ, nhưng không khinh mình - đó là giàu", Bí thư Hội An chia sẻ. Bí thư Hội An Nguyễn Sự tiếp tục cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam về chủ đề quan  chức làm giàu. Nhân nào, quả đó Có vẻ ông rất tâm đắc với chuyện "tri túc" của người làm quan. Nhưng có bao giờ ông so sánh thế này không: ông là một ông bí thư đương chức ở Hội An, ông có khả năng kiếm được rất nhiều tiền nếu chịu đi đêm với doanh nghiệp đến làm ăn ở đây, nhưng ông lại lựa chọn cho mình cuộc sống trong một ngôi nhà cấp 4, đi xe đạp đi làm, ăn mặc xuề xoà, uống café vỉa hè và trong túi chỉ có vài trăm bạc. Vậy khi đọc báo, thấy những quan chức có biệt thự nọ, xe hơi kia, có đất đai bạt ngàn, ông có thấy tủi thân hay giận dữ không? Tôi không giàu có, nhưng nhìn người khác giàu có,...

Bài luận đưa nam sinh tới 8 trường Ivy

Hình ảnh
Câu chuyện về nam sinh Kwasi Enin, 17 tuổi được cả 8 trường trong khối Ivy League (đại học hàng đầu) nhận vào học đã tốn nhiều giấy mực của giới truyền thông Mỹ những ngày qua. Kwasi Enin, 17 tuổi - người được 8 trường đại học hàng đầu của Mỹ nhận vào học Bài luận là một trong những yếu tố quan trọng của các thí sinh khi ứng thí vào các trường đại học. Bài luận của Kwasi Enin đã được tờ  New York Post  đăng tải công khai. Không giống như ngôn ngữ của những chàng trai, cô gái tuổi 17, bài luận của Erin sử dụng ngôn ngữ bay bổng, chứa đựng những ý tưởng lớn. Erin đã chọn tình yêu âm nhạc là chủ đề của mình. Cậu có thể chơi violin, bass, có giọng hát tốt. Ngoài ra, cậu còn mở rộng câu chuyện về âm nhạc sang câu chuyện về khả năng lãnh đạo và tính cộng đồng. Dưới đây là toàn bộ bài luận của Erin Cuộc sống với âm nhạc Một quyết định sai lầm có thể là bắt đầu hoặc kết thúc của một lối sống. Hồi lớp 7, tôi gần như đã kết thúc con đường âm nhạc của mình khi quyết địn...

GS người Nga Yakov G. Sinai nhận giải Abel năm 2014

Hình ảnh
Viện Hàn lâm Khoa học Na Uy vừa quyết định trao Giải thưởng Abel năm 2014 cho nhà Toán học người Nga Yakov G. Sinai (78 tuổi) thuộc Đại học Princeton, Mỹ, và Viện Vật lý lý thuyết Landau, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, “vì những cống hiến nền tảng cho Lý thuyết hệ động lực, lí thuyết ergodic, và vật lí toán”. Ngày 26 tháng 3 năm 2014, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Na Uy, Nils Chr. Stenseth, công bố người nhận giải thưởng Abel tại Oslo, Na Uy. Lễ trao giải thưởng được tổ chức tại Oslo vào ngày 20 tháng 5 năm 2014. Prof Yakov G. Sinai Princeton University, USA, and Landau Institute for Theoretical Physics, Russian Academy of Sciences Khác với giả thưởng Field chỉ dành cho các nhà toán học không vượt quá 40 tuổi, giải thưởng Abel không hạn chế tuổi của người được nhận. Vì vậy có thể xem giải Abel như là giải Nobel giành cho toán học. Hơn nữa, giá trị giải Abel là rất lớn, khoảng 6 triệu NOK (975,000 USD). Giải thưởng và danh hiệu Yakov G. Sinai nhận được nhiều giải thưởng ...