Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2014

Về đề thi chọn đội tuyển Toán Việt Nam năm 2014

Kỳ thi chọn đội tuyển Toán của Việt Nam tham dự kỳ thi IMO tại Nam Phi đã diễn ra trong hai ngày 25,26/03 tại Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Các thí sinh đã trải qua hai vòng thi đầy khắc nghiệt, mỗi vòng thi diễn ra trong vòng 4 tiếng rưỡi. Đề thi xem tại đây  De 1   De 2  (Nguồn Mathscope). Kỳ thi này tập trung 48 em gồm 46 em đạt giải nhì có điểm số từ 24,75 trở lên và 2 em nằm trong đội dự tuyển IMO năm ngoái; chọn ra 6 em xuất sắc nhất đại diện cho đội Việt Nam. Môn Toán được xem như môn thể thao vua trong các kỳ thi Olympic học sinh giỏi nên nhận được sự quan tâm rất lớn của công chúng. Cấu trúc đề thi luôn gồm 4 phần: Đại số, Số học, Hình học và tổ hợp. Theo quan điểm của tôi, đề thi năm nay gồm: 2 bài hình, 1 bài tổ hợp, 1 bài số học tổ hợp, 2 bài đại số. Cụ thể như sau: - Bài 1 là bài phương trình hàm xét trên tập số nguyên. Bài này có thể coi là bài đại số hoặc là số học do hàm xét trên tập số nguyên. Đây là một bài toán khá quen thuộc đối với HSG Toá...

Dũng cảm nhìn vào sự thật

Hình ảnh
Theo tia sang Pierre Darriulat Trong lớp trẻ ngày nay không có nhiều người theo đuổi các ngành KH&CN mà chỉ chạy theo sự hào nhoáng của tên gọi các ngành học, các trường đại học đua nhau mở các khóa kinh tế học, quản trị, marketing, nhưng sự thật là đa phần họ chỉ đào tạo ra những giao dịch viên ngân hàng, những nhân viên bàn giấy, những đốc công, và những người bán hàng. Do ảnh hưởng từ những giá trị chuẩn mực của khoa học phương Tây, chúng ta vẫn thường tôn vinh những phẩm chất như sự nghiêm túc trong tư tưởng và đạo đức khoa học, hay tự do học thuật; chúng ta đấu tranh chống lại những luận điệu áp đặt mang tính phi khoa học, khuyến khích lối tư duy phê phán; hướng tới sự kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa lý thuyết và thí nghiệm hay quan sát thực tế, giữa nghiên cứu và giảng dạy; chúng ta cũng mong muốn những lời phát biểu của Giáo sư Hồ Đắc Di tại rừng Việt Bắc những năm 1947 – 1949 sẽ trở thành nền tảng để xây dựng hệ thống đạ...

Lâu đài khoa học xây trên cát

Hình ảnh
Theo blog GS Nguyễn Văn Tuấn (nguyenvantuan.org) Giáo sư Alan Sokal, một nhà vật lí học có tên tuổi, nhưng ông nổi tiếng trên thế giới vì đã “sáng tác” một bài báo phản khoa học để chứng minh rằng một tập san khoa học có tiếng về văn hoá xã hội, tự mệnh danh hậu hiện đại (postmodernism) là … dỏm. Năm nay, ông ấy lại gây sóng gió với một bài báo mới trên tập san The American Psychologist, trong đó ông và một sinh viên chỉ ra rằng một hằng số về cảm xúc rất phổ biến trong tâm lí học là dỏm, rác rưởi, và ngụy tạo bởi toán học chứ chẳng có dữ liệu khoa học nào cả. Phát hiện này làm thế giới tâm lí học xôn xao. Để cảm nhận được câu chuyện có lẽ chúng ta phải điểm qua vài ý chính đằng sau khái niệm cảm xúc. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có cảm xúc, và giới tâm lí học chia làm 2 loại cảm xúc: cảm xúc tích cực (positive emotion, tạm kí hiệu là P ) và cảm xúc tiêu cực (negative emotion, N ). Cảm xúc tích cực có thể là niềm hân hoan, thanh thản, biết ơn ng...

“Quan tiến sĩ” giúp gì cho việc trị nước?

Hình ảnh
Theo  Pháp Luật TP.HCM Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Trong đó chỉ có hơn 9.000 tiến sĩ đang giảng dạy tại các trường. Như vậy 15.000 tiến sĩ còn lại không ít người đang làm quan chức. Vấn đề đặt ra ở đây là tấm bằng tiến sĩ giúp gì cho việc lãnh đạo, quản lý đất nước hay nó chỉ làm tăng thêm nạn “tiến sĩ giấy”? Các chuyên gia, nhà phê bình am tường về lĩnh vực nghiên cứu cũng như hành chính công để cùng bàn thảo. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: Tán thành tách rời học vị với địa vị Tôi cho rằng cái việc đề ra mục tiêu phấn đấu có 20.000 tiến sĩ trong thời gian từ nay đến năm 2020 cũng là xuất phát từ cách hiểu sai quan niệm đào tạo tiến sĩ. Nguy hơn nữa là đòi hỏi “tiến sĩ hóa” đội ngũ công chức của bộ máy nhà nước. Tiến sĩ là phải nghiên cứu khoa học. Tìm ra được một đề tài, đối tượng có tính khoa học để nghiên cứu không phải là việc dễ dàng, đơn giản. Cho nên tiến sĩ thường gắn với các trường đại học, các viện nghiên cứu - ...

Vài thông tin về đại hội toán học thế giới diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc (ICM 2014)

Đại hội toán học thế giới sẽ diễn ra vào tháng 8 năm 2014 tại Seoul, Hàn Quốc ( http://www.icm2014.org/ ). Đây là dịp các nhà toán học trên khắp thế giới tụ họp để công bố, trao đổi những thành tựu toán học quan trọng trong suốt 4 năm qua. Giải thưởng Field danh giá cũng sẽ được trao tại đại hội này. Đại hội được chia thành 19 tiểu ban gồm tất cả các lĩnh vực của toán học. Đại hội mời 21 nhà khoa học báo cáo tại phiên toàn thể (hầu hết các nhà khoa học đến từ Mỹ, Anh, Pháp) ( http://www.icm2014.org/en/program/scientific/plenary ). Đây là những nhà khoa học hàng đầu thế giới về lĩnh vực mà họ nghiên cứu. Được mời báo cáo tại phiên toàn thể là một vinh dự lớn cho các nhà khoa học đó (Tuy vẫn có sự ưu tiên một chút cho nước chủ nhà Hàn Quốc). Trong 21 nhà khoa học này, sẽ có từ 2 đến 4 nhà khoa học sẽ được trao giải thưởng Field danh giá. Ngoài báo cáo mời toàn thể, tại mỗi tiểu ban, ban tổ chức mời các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong chuyên ngành hẹp đó báo cáo. Được báo cá...

Đánh giá một nhà khoa học qua những thước đo nào?

GS Nguyễn Văn Tuấn (nguyenvantuan.org) Việc đánh giá uy tín của nhà khoa học đang dần trở thành một đề tài báo chí. Có quá nhiều người hoặc báo chí phong tặng, hoặc tự xưng là "chuyên gia hàng đầu", là "tầm cỡ quốc tế", nhưng trong thực tế thì không phải như thế. Bài này trình bày một số thước đo để bạn đọc có thể "đề kháng" trước những lời tâng bốc quá đáng.   Đối với người ngoài khoa học, đây là vấn đề hơi khó, vì không am hiểu “luật chơi” trong khoa học. Không chỉ người ngoài cuộc, mà ngay cả không ít người trong giới khoa học ở VN người ta cũng không hiểu luật chơi. Vấn đề này trở nên thời sự khi có nhiều nhà khoa học được báo chí ca tụng như là những bậc thầy tầm cỡ quốc tế, và làm cho công chúng tưởng rằng các nhà khoa học VN thật sự là những chuyên gia hàng đầu trên thế giới. Nhưng rất tiếc đại đa số những ca tụng của báo chí VN không đúng với thực tế.  Giới báo chí thường hay bị những danh xưng như PGS, GS, TS, TSKH, v...