Cần Thơ kí sự
Thoát khỏi cái nóng của Hà Nội vào dịp tháng 6, tôi có dịp đến vùng đất Cần Thơ, thủ phủ của miền Tây Nam Bộ. Cần Thơ lần này tôi đến đã khác so với cách đây 7 năm rất nhiều. Cần Thơ bây giờ có sân bay hiện đại và một cây cầu dây văng hiện đại đã được xây dựng nối hai bờ sông Hậu ngay đối diện bến Ninh Kiều thơ mộng.
Đặt chân đến sân bay là một khung cảnh đẹp và nên thơ của một vùng sông nước. Trò chuyện cùng anh chàng taxi, tôi được biết sân bay Cần Thơ chỉ một ngày đón 4 chuyến máy bay đến và 4 chuyến đi. Chả trách thấy sân bay vắng vẻ và sạch sẽ quá?
Vượt qua con đường đẹp mới làm có tên Võ Văn Kiệt, TP Cần Thơ đã hiện ra trước mắt. Đập vào mắt là rất nhiều quán nhậu và quán cà phê. Tôi tự hỏi nhiều quán xá như vậy thì làm sao có khách? Phải chăng nơi đây dân rất giàu? Nhưng nhà cửa ở đây không đẹp và khá lụp xụp mặc dù Cần Thơ là TP trực thuộc trung ương.
Gần mười ngày tại đây tôi đã có cho mình một câu trả lời: Người dân nơi đây không giàu, chủ yếu vẫn làm nông nghiệp. Họ làm chủ yếu để ăn nhậu? Nhậu và uống cà phê là cái không thể thiếu của người dân nơi đây. Đó đã trở thành văn hóa của người dân xứ Tây Nam Bộ này.
Phải nói rằng có rất nhiều quán cà phê đẹp tại đây với giá cả rất phải chăng (Hà Nội có rất ít quán như vậy và giá rất đắt). Ngồi nhâm nhi li cà phê nơi đây và quan sát xung quanh, tôi thấy cái vẻ bình lặng, thư thái có phần nhàn nhã của họ. Nó mang cái gì đó rất phóng khoáng của người Tây Nam Bộ.
Cần Thơ là nơi tập trung các Trường đại học của miền Tây Nam Bộ, chắc hẳn trình độ văn hóa khá cao? Tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo nơi đây, được biết một sự thật khá chua chát: Người dân nơi đây đầu tư cho giáo dục rất thấp và các thầy cô vẫn còn phải đi thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục hàng năm mặc dù các thầy cô đều dạy ở các trường thuộc nội thành của Cần Thơ. Văn hóa giáo dục như vậy thì sao khởi sắc một vùng quê. Như bài thơ của Hoài Tường Phong, một con người Cần Thơ đã viết,
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về
Đặt chân đến sân bay là một khung cảnh đẹp và nên thơ của một vùng sông nước. Trò chuyện cùng anh chàng taxi, tôi được biết sân bay Cần Thơ chỉ một ngày đón 4 chuyến máy bay đến và 4 chuyến đi. Chả trách thấy sân bay vắng vẻ và sạch sẽ quá?
Vượt qua con đường đẹp mới làm có tên Võ Văn Kiệt, TP Cần Thơ đã hiện ra trước mắt. Đập vào mắt là rất nhiều quán nhậu và quán cà phê. Tôi tự hỏi nhiều quán xá như vậy thì làm sao có khách? Phải chăng nơi đây dân rất giàu? Nhưng nhà cửa ở đây không đẹp và khá lụp xụp mặc dù Cần Thơ là TP trực thuộc trung ương.
Gần mười ngày tại đây tôi đã có cho mình một câu trả lời: Người dân nơi đây không giàu, chủ yếu vẫn làm nông nghiệp. Họ làm chủ yếu để ăn nhậu? Nhậu và uống cà phê là cái không thể thiếu của người dân nơi đây. Đó đã trở thành văn hóa của người dân xứ Tây Nam Bộ này.
Phải nói rằng có rất nhiều quán cà phê đẹp tại đây với giá cả rất phải chăng (Hà Nội có rất ít quán như vậy và giá rất đắt). Ngồi nhâm nhi li cà phê nơi đây và quan sát xung quanh, tôi thấy cái vẻ bình lặng, thư thái có phần nhàn nhã của họ. Nó mang cái gì đó rất phóng khoáng của người Tây Nam Bộ.
Cần Thơ là nơi tập trung các Trường đại học của miền Tây Nam Bộ, chắc hẳn trình độ văn hóa khá cao? Tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo nơi đây, được biết một sự thật khá chua chát: Người dân nơi đây đầu tư cho giáo dục rất thấp và các thầy cô vẫn còn phải đi thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục hàng năm mặc dù các thầy cô đều dạy ở các trường thuộc nội thành của Cần Thơ. Văn hóa giáo dục như vậy thì sao khởi sắc một vùng quê. Như bài thơ của Hoài Tường Phong, một con người Cần Thơ đã viết,
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.
Dù sao vùng đất và con người nơi đây đã để lại ấn tượng rất đẹp trong tôi. Tạm biệt Cần Thơ, tạm biệt những người bạn và hẹn gặp lại.