Sinh viên thất nghiệp hàng loạt, nhìn lại chất lượng giáo dục ĐH
(Petrotimes) - Tình trạng của nền giáo dục đại học
hiện nay là: sinh viên thất nghiệp hàng loạt hoặc nhiều sinh viên tốt
nghiệp loại khá, giỏi tại những trường đại học có tiếng trong nước nhưng
khi xin việc làm lại bị các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ chối vì
năng lực chuyên môn còn thấp.
Tại sao sinh viên ra trường thất nghiệp?
Gần đây, bài thơ hài về cảnh sinh viên thất nghiệp hoặc phải làm trái nghề đang khiến cư dân mạng xôn xao. Bài thơ như sau:
Tình trạng sinh viên thất nghiệp đang khiến giới trẻ lo lắng về nghề nghiệp tương lai.
Đầu đường Xây dựng bơm xe.
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.
Ngoại thương mời khách ăn kem.
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.
Ngân hàng ngồi dập đô la.
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày.
Sư phạm trước tính làm thầy.
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui.
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi,
"Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn...
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai.
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng.
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời.
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than.
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi.
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo...
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.
Ngoại thương mời khách ăn kem.
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.
Ngân hàng ngồi dập đô la.
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày.
Sư phạm trước tính làm thầy.
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui.
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi,
"Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn...
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai.
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng.
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời.
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than.
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi.
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo...
Bài thơ đã chỉ ra thực trạng đáng buồn của nền giáo dục hiện nay, đó là
cảnh đào tạo ồ ạt, tốt nghiệp ồ ạt nhưng lượng sinh viên tìm được việc
làm quá ít, thậm chí nhiều cử nhân còn chấp nhận làm trái ngành, trái
nghề để thoát cảnh “thất nghiệp”.
Cả nước có khoảng 63% sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng. Thực tế
cho thấy, nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi tại những trường đại
học có tiếng trong nước nhưng khi xin việc làm lại bị các doanh nghiệp
trong và ngoài nước từ chối vì năng lực chuyên môn còn thấp. Qua khảo
sát tại những hội chợ việc làm một vài năm gần đây, các đơn vị tuyển
dụng cũng chỉ chọn cho mình 5-10 sinh viên trong khoảng 1.000 sinh viên
ứng tuyển. Có thể lý giải rằng số lượng sinh viên ra trường mỗi năm quá
nhiều.
Theo thống kê hiện nay có đến hơn 500 trường cao đẳng và đại học. Ngoài
ra còn rất nhiều những trường ngoài quốc lập, dân lập, tư thục chưa
thực sự có chất lượng. Tại những trường tư thục, theo đánh giá của nhiều
cán bộ nghiên cứu về giáo dục thì chỉ có khoảng 1-2 sinh viên đạt chất
lượng đại học trong 10 sinh viên.
Có nhiều trường đại học không có thí sinh tham gia dự thi, nên đã chọn
phương án tuyển sinh ồ ạt khiến chất lượng đào tạo rất kém. Điều tiếp
theo do thực tế thị trường lao động ở nước ta khá khó khăn cộng với việc
tỷ lệ người thất nghiệp nhiều dẫn đến những người có bằng cấp cũng gặp
khó khăn theo. Ngay cả chính những sinh viên ra trường cũng thiếu đi sự
chủ động, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng về chuyên môn.
Thêm một thực trạng đáng buồn nữa khi nhiều người lao động lại không
thỏa mãn với những công việc mình đã làm, dường như tất cả chỉ muốn thay
đổi, và tìm kiếm cơ hội làm giàu.
Giáo dục ĐH đang sai hướng
Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục và
Nghề nghiệp, Viện Giáo dục Việt Nam thì giáo dục đại học ở nước ta phát
triển quá nhanh, số lượng bùng nổ, nhưng chất lượng lại tỉ lệ nghịch với
số lượng. Bên cạnh đó việc phân bố ngành học và địa bàn đào tạo cũng
bất hợp lý. Có đến quá nửa các trường đại học, cao đẳng tập trung tại 2
thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Cần thay đổi cơ cấu ngành, nghề để cân đối nguồn nhân lực.
Ngoài ra, học sinh, sinh viên theo học những ngành về kinh tế, quản trị
kinh doanh lại, tài chính, ngân hàng… tăng đột biến. Còn các ngành khoa
học khác thì lại thiếu số lượng theo học. TS Lê Đông Phương cũng cho
rằng giảng viên trong các trường đại học hiện nay đã thiếu, nhưng về
năng lực cũng không cao. Việc cần làm hiện nay là tháo gỡ từng nút thắt
trong sự rối loạn của giáo dục.
Vấn đề định hướng cho sinh viên ngày nay cũng là một việc làm quan trọng. Trên thực tế, định hướng nghề nghiệp hiện nay lại theo xu thế của thời đại, không ai thích học những ngành nghề nông nghiệp, họ đổ xô vào kinh tế hay quản trị kinh doanh. Họ cũng chẳng chú tâm vào những ngành nghề sản xuất.
Vấn đề định hướng cho sinh viên ngày nay cũng là một việc làm quan trọng. Trên thực tế, định hướng nghề nghiệp hiện nay lại theo xu thế của thời đại, không ai thích học những ngành nghề nông nghiệp, họ đổ xô vào kinh tế hay quản trị kinh doanh. Họ cũng chẳng chú tâm vào những ngành nghề sản xuất.
Trước mỗi mùa tuyển sinh, nhiều thí sinh luôn gặp phải áp lực với những
lựa chọn về ngành học. Vấn đề ở đây chính là sự áp đặt của những thế hệ
đi trước với con em mình. Bố mẹ luôn mong những điều tốt đẹp cho con em
mình nhưng chỉ có bản thân mới thực sự biết mình muốn gì và cần gì.
Bên cạnh đó, đào tạo theo nhu cầu của xã hội là một giải pháp đã được
Bộ GD-ĐT đặt ra từ lâu nhưng thực hiện rất chậm. Phần vì các trường chưa
năng động, phần vì các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động nói
chung “chẳng tội gì” dính vào bởi trong tình thế người khôn việc khó,
đơn vị sử dụng lao động cứ việc ngồi chờ sinh viên tốt nghiệp mang hồ sơ
đến, ai được thì nhận, tham gia đào tạo làm gì cho mất thời gian, tiền
của. Do vậy, Nhà nước cần phải có chính sách nhất định mới thúc đẩy các
đơn vị sử dụng lao động liên kết với nhà trường.
Về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn
hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) cho rằng Bộ
GD-ĐT phải quản lý tốt việc thành lập và hoạt động đào tạo của các
trường, tổ chức hệ thống kiểm định chất lượng và đưa công việc này vào
nề nếp.
Về phía các trường, phải cải thiện điều kiện đào tạo, đổi mới nội dung
và phương thức đào tạo để có được nhân lực chất lượng tốt hơn. Ở bậc ĐH,
nhân tố quyết định là các trường vì ở bậc học này, Bộ GD-ĐT không thể
“quản” chặt như phổ thông; các trường đều phải tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, GS Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng cần chấn chỉnh khâu
tuyển dụng cán bộ: “Cơ quan Nhà nước tuyển dụng, sử dụng lao động theo
tiêu chuẩn nào thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết rồi: Thứ
nhất “hậu duệ” (con ông cháu cha), thứ hai “quan hệ”, thứ ba “tiền tệ”,
cuối bảng mới là “trí tuệ”. Theo công thức này, chắc chắn không tuyển
được người giỏi, cũng không kích thích được sinh viên học cho giỏi. Vì
thế, vấn đề ở đây là phải làm sao chấn chỉnh được chính sách tuyển dụng,
sử dụng cán bộ”.
Nhã Anh