Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2013

GS Hoàng Xuân Sính nói về triết lí giáo dục

Hình ảnh
- “Khi giáo dục Việt Nam chưa xác định được triết lí giáo dục thì đừng bàn 9 năm hay 12 năm”- GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long nêu quan điểm. GS Hoàng Xuân Sính (Ảnh: Văn Chung) GS Hoàng Xuân Sính cho biết : Xem clip của nam sinh lớp 12 - bản thân tôi đồng tình hãy để tuổi trẻ nói lên suy nghĩ của các em. Nếu các em không nói chúng ta sẽ không biết người trẻ thích, không thích cái gì cũng như thấy được những gì mình đạt dược hoặc còn thiếu sót. Cái nguy hiểm là khi tuổi trẻ không nói gì, trước mặt chúng ta chỉ là “những hộp đen bí hiểm”. Anh là nhà GD mà trước những học sinh sinh viên (HSSV) không nói ý kiến về bài giảng, về chương trình, về nhà trường thì nhà GD biết gì để bổ sung, sửa chữa. Ở VN, có lẽ lần đầu tiên một học sinh dám đưa ra quan điểm về giáo dục khi còn là học sinh nên được chú ý. Chính cái trái khoáy, lạ này nên mọi người mới cảm thấy ngạc nhiên. Nhưng tôi cho đây cũng là dấu hiệu đáng mừng. Nhìn ra nước ...

Goldwasser và Micali nhận giải thưởng Turing

Shafi Goldwasser và Silvio Micali đã được nhận giải thưởng Turing năm 2012 của Hiệp hội Khoa học máy tính Mỹ. Được biết đến như Giải Nobel trong lĩnh vực khoa học máy tính, Giải thưởng Turing trị giá 250.000$. Goldwasser và Micali đã viết ra một trong những bài báo có ảnh hưởng lớn nhất trong ngành khoa học máy tính. Bài báo “Probabilistic Encryption” (Journal of Computer and System Sciences, 1984) được viết khi họ là những nghiên cứu sinh. Những ý tưởng của họ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc nghiên cứu mật mã và đặt nền móng cho lý thuyết về an ninh mật mã đã được phát triển trong suốt những năm 1980. Một trong những đóng góp tiêu biểu của Goldwasser và Micali là bài báo của họ viết cùng Charles Rackoff, “The Knowledge Complexity of Interactive Proof Systems” (SIAM Journal on Computing, 1989). Bài báo đã khởi xướng ý tưởng về chứng minh không để lộ tri thức, trong đó sự tương tác (khả năng của người chứng minh và người kiểm tra có thể g...

Thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam?

Hình ảnh
Tại sao Đỗ Nhật Nam không thể trở thành những Ngô Bảo Châu tiếp theo. Hay chúng ta phải cay đắng thừa nhận: thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam. Ai cho họ xuất hiện? Cách đây vài năm, nguyên CEO của FPT, Trương Đình Anh từng gây xôn xao dư luận bằng phát ngôn "Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi ". Trong vô vàn giấc mơ của vô vàn người, ước mơ của Trương Đình Anh trở nên khác biệt, và anh bị "soi" chỉ vì... không chịu mơ giống họ. Trong khi người khác bận "trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo" hay "làm giáo viên để chăm lo sự nghiệp trồng người"... giống như những câu trả lời hay được gà cho các thí sinh hoa hậu, thì một người lại "dám" mơ làm tỷ phú và Thủ tướng. Không được! Mơ cũng phải theo... lề thói, khác đi là phải... ném đá. Khi Trương Đình Anh dẫn dắt công ty tốt, thành công, "dư luận" khen anh quyết ...

Đóng góp của Nafosted: lượng nhiều, chất thấp

Hình ảnh
Theo blog của GS Nguyễn Văn Tuấn. Sự ra đời của Nafosted là cả một nỗ lực tích cực đáng được ghi nhận vì Quĩ tạo cơ hội cho những nhà khoa học muốn đưa khoa học VN hội nhập quốc tế. Vài năm trước, nhân dịp đọc những số liệu về tài trợ cho nghiên cứu khoa học của Quĩ Nafosted, tôi có nêu vấn đề mất cân đối vùng miền trong tài trợ mà không biết tại sao. Sau 5 năm hoạt động, tôi muốn biết Nafosted "làm ăn" ra sao, và đã thu thập vài dữ liệu để có một cái nhìn toàn cảnh.  Bài này điểm qua những thành tựu của Nafosted và nêu ra vài vấn đề còn tồn đọng mà tôi hi vọng sẽ tốt hơn trong tương lai.  (Bài đã đăng trên Tuôi trẻ cuối tuần ) Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học ở nước ta còn khá lu mờ so với các nước trong vùng. Số công trình nghiên cứu khoa học và ấn phẩm khoa học của Việt Nam thuộc vào nhóm các nước thấp nhất trên thế giới. Bảng xếp hạng của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organizat...

Một vài nhận xét về đề thi chọn đội tuyển quốc gia Toán năm 2013

Kì thi chọn đội tuyển Toán quốc gia 2013 (TST 2013) vừa diễn ra trong 2 ngày 05,06/04 tại nhà K, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Kì thi có sự tham gia của 44 thí sinh đạt giải nhất và nhì Toán quốc gia năm 2013 và một thí sinh đặc cách do đạt giải nhì Toán quốc tế năm 2012. Kì thi diễn ra trong hai ngày, mỗi ngày thí sinh làm 3 câu trong thời gian 4 tiếng rưỡi. Mỗi câu được tính 7 điểm. (Đúng theo qui định của kì thi Olympic Toán quốc tế). Ngày đầu tiên, đề thi có 3 câu với Câu 1: Hình học, Câu 2: Số học và Câu 3: Tổ hợp. Theo nhận định cá nhân tôi thì câu hình học phẳng không quá khó, khả năng học sinh làm được trọn vẹn câu này khá cao. Câu 2 là câu số học, liên quan đến tính vô hạn nghiệm của phương trình Pell. Một nội dung rất quen thuộc của số học. Khả năng thí sinh làm trọn vẹn câu này cũng rất cao. Câu 3 là câu liên quan đến tổ hợp dưới dạng đếm các hàm. Phần 1 của câu 3 là không quá khó, hi vọng nhiều thí sinh làm được. ĐỀ CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA 2013. Ngày thi thứ nhất...