Bài nói đặc biệt của GS Ngô Bảo Châu: Học như thế nào?
(GDVN) - Tại buổi
nói chuyện với hàng nghìn sinh viên ở Hà Nội chiều 13/3 với chủ đề "Học
như thế nào", GS Ngô Bảo Châu khiêm tốn rằng ông không có tham vọng trả
lời thấu đáo câu hỏi này. Ông cũng đã có nhiều suy nghĩ về điều này, và
đây là dịp để sắp xếp lại những suy nghĩ đó một cách mạch lạc, trình bày
nó bằng từ ngữ một cách không cầu toàn.
Vậy thì học như thế nào?
Bắt đầu, GS Ngô Bảo Châu nói về tính
hướng thượng, đó là cái cao cả. Sách đã từng dạy “nhân tri sơ tính bản
thiện”, tính bản thiện ở đây liệu có đúng không khi tin tức báo chí hàng
ngày vẫn như một dấu hỏi nghi ngờ về điều đó. GS Châu dẫn chứng: Đầu
tháng 1 ở Ấn Độ, cô gái 23 tuổi bị 6 người đàn ông hãm hiếp đến chết ở
trên trên xe buýt; trong khi đó ở Bắc Ninh người ta chen lấn nhau đi xem
hội chém lợn. Sự độc ác của con người dường như thể hiện vô cùng rõ
nét.
Phải chăng con người sinh ra có 2 bản
năng là duy trì nòi giống, duy trì sự sống và có sẵn cái mầm mống ác.
Tôi lạc quan tin rằng con người được sinh ra với bản năng khác nữa, đó
là bản năng hướng thiện. Cái tiềm năng ấy khi triển khai trong học tập
sẽ trở thành động lực.
Trong đứa trẻ sinh ra có sẵn một tâm hồn cao thượng, nếu có tính bản thiện thì đó là tiềm năng cho việc học tập. Có người cho rằng học để có một vị trí tốt trong xã hội, suy nghĩ này chưa hoàn toàn chính xác. Tôi tin đa số người ta không có khả năng phấn đấu vì một cái gì xảy ra trong một tương lai quá xa, phần lớn phải học để hoàn thiện bản thân mình. Vì vậy, nhiều khi chính quan niệm phiến diện của xã hội lại làm hỏng đi động cơ và văn hóa thuần khiết.
Và quan niệm xã hội cũng không phải cái duy nhất làm hỏng đi sự hướng thượng và hướng thiện, những việc khác như tôn thờ cá nhân (có thể là lãnh tụ, có thể cầu thủ bóng đá hay ca sỹ Hàn Quốc...) là một hình thức tha hóa sự hướng thượng.
Trong đứa trẻ sinh ra có sẵn một tâm hồn cao thượng, nếu có tính bản thiện thì đó là tiềm năng cho việc học tập. Có người cho rằng học để có một vị trí tốt trong xã hội, suy nghĩ này chưa hoàn toàn chính xác. Tôi tin đa số người ta không có khả năng phấn đấu vì một cái gì xảy ra trong một tương lai quá xa, phần lớn phải học để hoàn thiện bản thân mình. Vì vậy, nhiều khi chính quan niệm phiến diện của xã hội lại làm hỏng đi động cơ và văn hóa thuần khiết.
Và quan niệm xã hội cũng không phải cái duy nhất làm hỏng đi sự hướng thượng và hướng thiện, những việc khác như tôn thờ cá nhân (có thể là lãnh tụ, có thể cầu thủ bóng đá hay ca sỹ Hàn Quốc...) là một hình thức tha hóa sự hướng thượng.
Theo GS Ngô Bảo Châu, tôn thờ cá nhân - giống như kiểu fan cuồng Kpop trong ảnh - là một hình thức tha hóa sự hướng thượng. |
Khi bản năng hướng thượng bị tha hóa,
cộng với hàng loạt khả năng xấu có trong con người như tính lười biếng,
đố kị, lại bị tác động bởi những sự tha hóa khác trong xã hội, thì tôi
cho rẳng con người đó sẽ không có mấy cơ hội trong học tập.
Học chữ hay học làm người?
GS Ngô Bảo Châu cho rằng, học chữ để
tiếp thu kiến thức, còn học làm người cũng có nhiều cách hiểu. Có thể
hiểu theo nghĩa hẹp là học kỹ năng sống, nghệ thuật sống, hiểu theo
nghĩa rộng hơn học làm người là học để làm nên cốt cách con người, nhưng
rộng quá thành lại vô nghĩa.
Nếu theo nghĩa hẹp, trước câu hỏi
trường học nên dạy kĩ năng sống hay nghệ thuật sống, GS Châu giải thích,
trường học phải dạy cho trẻ thế nào là thế giới, học làm người tức học
để biết thế nào là thế giới, để cá nhân nhận thức được mình ở trong đó
mà hoàn thiện thế giới xung quanh ta được an toàn hơn, thân thiện hơn.
Vợ chồng tôi ít xem vô tuyến, có lẽ
các con cũng không thích xem mặc dù bố mẹ không có cấm đoán hay hạn chế
gì, nhưng có thời gian cả nhà thích đọc sách hơn. Nhiều khi tôi cũng
muốn xem phim cùng con cho con đỡ mặc cảm. Ví dụ này để nhắc nhở người
lớn dù muốn hay không muốn chúng ta luôn là tấm gương cho trẻ soi vào,
ngoài trách nhiệm cho trẻ đủ ăn, đủ mặc, người làm cha làm mẹ hôm nay
phải nghĩ xem mình đã cư xử như thế nào thì ngày mai đứa trẻ sẽ cư xử
như thế.
Nếu người lớn cư xử đúng mực thì trẻ
con có lẽ không cần đi học lớp kĩ năng sống, người có trách nhiệm chính
trong giáo dục hành vi cho trẻ chính là cha mẹ và gia đình chứ không
phải nhà trường. Những bài lên lớp của các thầy cô giáo không tác dụng
nhiều tới hành vi của đứa trẻ, dù rằng tôi không phủ nhận tầm quan trọng
của thầy cô giáo trong việc giáo dục các con. Đấy là học làm người theo
nghĩa hẹp, tức là học hành vi.
Còn học làm người theo nghĩa rộng thì sao? Đó chính là vai trò giáo dục nhân văn trong việc hình thành nhân cách con người.
Khi đứa bé mới ra đời khả năng sinh
tồn sẽ điều khiển mọi hoạt động của nó, đối với nó toàn bộ thế giới là
một sức mạnh, khi lớn lên có thêm nhận thức thế giới xung quanh, về
những người khác, dần dần hiểu ra không chỉ có một mình nó cần sinh tồn
mà cả những người khác cũng cần sinh tồn như nó. Thoạt nghe tưởng là
hiển nhiên, nhưng theo tôi nghĩ đó là bước chuyển hóa tư duy rất vĩ đại,
chấp nhận sự tồn tại đối với bản thân nó, tồn tại là khách thể để phân
biệt giữa cái thiện và cái ác. Cái thiện chính là sự sung sướng trong
hạnh phúc của người khác, và sự đau khổ trong sự bất hạnh của người
khác. Ngược lại, cái ác là sự sung sướng trong sự bất hạnh của người
khác và đau khổ trong sự hạnh phúc của người khác. Đứa trẻ chưa phân
biệt được thiện, ác thì chưa thể áp dụng với nó.
Cơ chế căn bản trong việc hình thành
nhân cách trong mỗi người là việc chiêm nghiệm về sự việc cụ thể đã xảy
ra trong một hoàn cảnh cụ thể, ngẫm xem đã quyết định như thế nào, đã
làm gì, hậu quả ảnh hưởng của việc đó lên cuộc sống của người khác và
của chính người đó như thế nào. Có thể thấy con người chiêm nghiệm ngày
nay chủ yếu bằng xúc cảm chứ không bằng tư duy.
Trải nghiệm chân thực dù đau đớn đến
mấy cũng làm cho cốt cách con người trở nên mạnh mẽ hơn, trái lại là sự
dối trá ngọt lịm, luôn luôn làm tha hóa con người. Chức năng của nhân
văn không phải là ngợi ca cái thiện, phê bình cái ác, mà giúp cho con
người tìm thấy sự chân thực và biết cảnh giác với sự dối trá của người
khác và của chính mình, cảnh giác với sự lười nhác, ích kỷ, hèn nhát.
Giáo dục nhân văn nghiêm túc rèn cho con người có thái độ không mệt mỏi
trong cố gắng đi tìm sự thật cùng với khả năng chiêm nghiệm bằng tư duy,
bởi vì chỉ nếu chiêm nghiệm bằng xúc cảm thì con người rất dễ bị đánh
lừa.
Khoa học chấp nhận phủ định để hồi sinh
Khoa học luôn có tính thực tế, tính
thực tế luôn là điều phán xét cuối cùng, do đó sự khiêm tốn này làm nên
sức sống cho khoa học. Tôn giáo sẽ chết khi người ta không còn lòng tin,
còn trong bản chất của mình những luận điểm khoa học chấp nhận điều phủ
định, có thể chờ thực tế phủ định để hồi sinh, lột xác thành ngành khoa
học mới phức tạp hơn, có lý thuyết ứng dụng rộng hơn cái cũ.
Thực tế, trong bản chất mỗi thuyết khoa học chỉ mô tả phạm vi nào đó của thế giới, lý thuyết càng thô sơ thì phạm vi áp dụng càng hẹp, nhưng ra ngoài phạm vi đó là cuộc chơi mới, với những vật chất mới mà con người phải sáng tạo ra những luật chơi mới, khái niệm luật chơi mới, nhưng không phải vì thế mà lý thuyết cũ lại bị thủ tiêu khi một cái mới được ra đời.
Thực tế, trong bản chất mỗi thuyết khoa học chỉ mô tả phạm vi nào đó của thế giới, lý thuyết càng thô sơ thì phạm vi áp dụng càng hẹp, nhưng ra ngoài phạm vi đó là cuộc chơi mới, với những vật chất mới mà con người phải sáng tạo ra những luật chơi mới, khái niệm luật chơi mới, nhưng không phải vì thế mà lý thuyết cũ lại bị thủ tiêu khi một cái mới được ra đời.
Cái cần trang bị cho học sinh không
phải là khả năng tính toán mà cần tư duy khoa học, định hình rõ nét,
liên hệ với những khái niệm đó với thực tế khách quan để phát triển.
Thuộc tính khác của khoa học và sức
sống là khả năng đem đến sự bất ngờ. Tiên đề hình học Ơ-clit không còn
khả năng đem tới bất ngờ nào nữa, có nghĩa là môn khoa học chết, nó chỉ
còn là một trò chơi trí tuệ để học sinh rèn luyện khả năng suy luận
logic. Ngược lại, khi Anh-xtanh nhận định rằng tia sáng sẽ bị uốn cong
khi đi tới gần một vật thể có khối lượng lớn, từ những tính toán trong
thuyết tương đối, đó là điều vô cùng bất ngờ. Sức sống của khoa học thể
hiện ở chỗ, từ một hệ thống khái niệm, tiên đề phải chấp nhận được bằng
những tính toán, lập luận, người ta có thể giải thích những điều chưa
biết thành biết hoặc là điều tiên đoán...
Kết thúc buổi nói chuyện với sinh
viên, GS Ngô Bảo Châu đã động viên các sinh viên trẻ rằng: “Khó khăn lớn
nhất mà bạn gặp phải trong cuộc đời chính là người khác không tin vào
bạn và bạn không tin vào chính bản thân mình. Bạn phải có ngọn lửa để
vượt qua khi bạn thất bại. Không được vội vàng, không được sợ.
Theo giaoduc.net.vn