Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2013

Thói mượn 'oai hùm'

Hình ảnh
(Petrotimes) - Có một bộ phận cán bộ là trợ lý hoặc thư ký, là con cháu của lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thói quen nịnh trên, nạt dưới, khiến nhiều người bất bình, khó chịu. Đó chính là thói mượn “oai hùm”! Mà thông qua cái sự mượn “oai hùm”, những người này cũng là biểu hiện của một dạng sĩ diện hão trong xã hội. Họ là ai, biểu hiện như thế nào? Xin thưa, họ có mặt ở nhiều cấp, nhiều ngành, ở đâu ta cũng có thể bắt gặp, nhất là đối với những người thường xuyên phải quan hệ, làm việc với các cơ quan, đơn vị để giải quyết công vụ. Lệ thường, ai có công việc gì, không thể trực tiếp gặp được lãnh đạo mà phải thông qua trợ lý hoặc thư ký giúp việc; có nơi là chánh, phó văn phòng. Từ thời phong kiến, những người này được gọi là nha lại, bản nha (quan thì xa, bản nha thì gần). Nếu có quan hệ thân quen thì mọi việc được giải quyết dễ dàng, người giúp việc sẽ bố trí lịch để gặp gỡ lãnh đạo sớm nhất. Ngược lại, nếu chưa quen biết nhau, người đến liên hệ công tác sẽ gặp ...

'Chúng ta đang loạn tài năng'

Hình ảnh
Lời bình: Một quan điểm rất hay của ông Nguyễn Trần Bạt về tài năng. Tôi rất tâm đắc với ông hai điều: Thứ nhất, chúng ta lấy các tiêu chuẩn hình thức như tiến sĩ hay thạc sĩ, hay thủ khoa, v.v... làm căn cứ, nhưng tôi không cho đó là tiêu chuẩn của tài năng; Thứ hai, đôi khi đừng nhầm lẫn giữa học giỏi và làm giỏi. Học giỏi là một sự trau chuốt CV (lý lịch) của mình, mà trau chuốt CV là để đi xin việc chứ không phải để đi làm việc. Bởi khi làm việc người ta phải trả lời, giải quyết những bài toán rất thực tế. Đừng kỳ vọng môi trường vô trùng - Ông đánh giá vị trí của lớp trẻ trong bối cảnh hiện nay ra sao? Với vị trí đó, họ đã nhận được sự quan tâm thích đáng của xã hội và các nhà lãnh đạo hay chưa? Theo tôi, lớp trẻ hiện nay đang đứng ở vị trí tiền phương của toàn bộ các tiến trình, hoạt động và phát triển của xã hội. Trước hết họ đứng ở tiền phương trong sự chịu đựng những khó khăn chúng ta đang gặp phải. Họ vất vả, họ rất đáng được hỗ...

Thực trạng vốn xã hội Việt Nam: Hai vấn đề cần bàn

Hình ảnh
Theo Tia sang Hoàng Tụy Để cải thiện thực trạng vốn xã hội của chúng ta, có hai vấn đề nổi bật cần lưu ý: một là đánh giá đúng kết cấu nền tảng xã-hội-tâm-lý biểu hiện ở các đặc trưng tính cách, phong tục, tập quán, cách suy nghĩ, lối sống của người Việt; thứ hai là xem xét tình trạng phát triển của xã hội dân sự, tức là những tổ chức tự nguyện của người dân trong sinh hoạt của cộng đồng bên ngoài thị trường và nhà nước. Về vấn đề thứ nhất, đã có nhiều người bàn về những điểm mạnh, yếu, những cái hay, dở của người Việt. Ở đây tôi chỉ muốn nêu lên một số nhược điểm tính cách mà theo tôi có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn hóa, khoa học, giáo dục. Cách đây hơn 10 năm, trong một hội thảo về đặc trưng văn hóa dân tộc ở TP. HCM tôi có nhấn mạnh yếu kém của người Việt về đầu óc tưởng tượng. Nói cho chính xác, trí tưởng tượng của người Việt không thuộc loại xuất sắc trên thế giới. Nhận xét đó có thể chạm tự ái dân tộc của nhiều người, nhưng tôi n...