’Tạp chí ăn thịt’ bẫy nhà khoa học cần có bài đăng

 Do bị áp lực phải xuất bản các bài báo khoa học để thúc đẩy sự nghiệp mà nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ ở các nước đang phát triển, đang có nguy cơ trở thành “con mồi” ngày càng đông cho các tạp chí phi tiêu chuẩn và vô đạo đức, chỉ tồn tại với mục đích đạt lợi nhuận chứ không phải để thực hiện sự đánh giá công bằng về khoa học, theo bài phân tích mới đây của Yojana Sharma đăng tải trên Tạp chí Khoa học Scidev.net của Anh cho biết.

Trong tháng 9/2012, qua bài viết trên Tạp chí Nature, chuyên gia thư viện Jeffrey Beall tại Đại học Colorado, Denver, Hoa Kỳ đã vạch ra rằng, có một số nhà xuất bản đã yêu cầu tác giả trả tiền hoặc chấp nhận bất kỳ bài viết nào miễn là trả lệ phí để cho xuất hiện trên các tạp chí có chất lượng thấp và có nhiều vấn đề.
Beall còn tuyên bố, đấy giống như một hiện tượng “tạp chí ăn thịt”, không trung thực và thiếu sự minh bạch. Nó chỉ đánh lừa những người thiếu kinh nghiệm trong học thuật.

Một số nhà khoa học có uy tín thường bắt đầu tìm hiểu các loại tạp chí mà họ nghi ngờ mắc “căn bệnh” như trên sau khi họ bị ăn cắp ý tưởng hoặc được đặt là thành viên trong ban biên tập của tạp chí mà không có sự cho phép của họ.
Đặc biệt ngay cả các tạp chí có uy tín đôi khi cũng xuất hiện các bài báo kiểu này, Giáo sư nhận thức luận Stevan Harnad tại Trường Đại học ở Canada và Southampton ở Vương quốc Anh cho biết.
Do áp lực phải có các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế, nhiều nhà khoa học đang trở thành “miếng mồi” cho các “tạp chí ăn thịt”
Do áp lực phải có công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí nước ngoài, nhiều nhà khoa học đang trở thành “miếng mồi” cho các “tạp chí ăn thịt”.
Cùng quan điểm, ông Ivan Oransky, một người sáng lập ra blog chuyên theo dõi việc cắt xén ý tưởng bản quyền từ các tạp chí khoa học cũng cho rằng, ngay cả một số tạp chí có đầy đủ tiêu chuẩn như có ban biên tập chính nhưng xem xét kỹ thì họ lại không phải là chuyên gia trong lĩnh vực mà tạp chí ấy phụ trách.

Khác hẳn với các tạp chí không đặt mục tiêu kiếm lợi nhuận, các tạp chí không đạt tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp thường chấp nhận bất cứ điều gì trong các bài được gửi đến mà không hề có sự đánh giá chất lượng. “Thay vì là nơi tăng thêm tri thức, các tạp chỉ này chỉ là một doanh nghiệp’’, ông Kasturi Chopra, chủ tịch Hiệp hội đánh giá Khoa học (SSV) Ấn Độ nói.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện các “tạp chí ăn thịt” do các nhà nghiên cứu chịu áp lực phải xuất bản. Nhất là các nhà nghiên cứu trẻ ở các nước đang phát triển. Áp lực này do việc lấy số lượng bài báo làm tiêu chuẩn đánh giá công việc.
Chẳng hạn như Ủy ban các Trường Đại học Quốc gia Nigeria (NUC) yêu cầu các giảng viên phải có bài đăng trên tạp chí nước ngoài để trở thành giáo sư. Nhưng theo một cuộc khảo sát  của NUC một vài năm trước thì có tới 23% các bài báo trong một mẫu sơ yếu lý lịch của các học giả Nigeria đã được xuất bản trong các tạp chí không đạt tiêu chuẩn có trụ sở tại Nigeria và ở nước ngoài.

Trường hợp ở Pakistan cũng xảy ra tương tự. Theo Isa Daudpota, một học giả chuyên nghiên cứu về vấn đề này cho biết, các bài báo khoa học và tên của các nhà khoa học được xếp chồng chéo lên nhau trong các ban biên tập, thậm chí có trường hợp còn sử dụng các tạp chí giả, một số khác thì được chấp nhận bởi Ủy ban Giáo dục Pakistan.

Để khắc phục tình trạng trên điều cần thiết phải có sự đấu tranh cho chất lượng tạp chí. Đối với các cơ quan kiểm soát ở mỗi nước cần phải thẩm định, ngừng xuất bản các tạp chí nếu không đạt chất lượng, thậm chí còn phải đưa ra tòa xét xử các tạp chí tồn tại kiếm lời bất hợp pháp.
Trên thế giới thì cần thiết phải có quy định chặt chẽ, ở ngay cấp quốc quốc gia và phải công bố rộng rãi các tạp chí được công nhận chứ không chỉ dừng lại ở chỉ số tiêu chuẩn quốc tế ISSN. Nếu không nó sẽ dẫn đến một thực trạng tự do khó kiểm soát.

Cách phát hiện tạp chí rởm 
Các nhà nghiên cứu có thể xác định một tạp chí giả mạo nên truy cập vào blog của Giáo Beall, một chuyên gia theo dõi về vấn đề này tại địa chỉ: http://scholarlyoa.com/publishers/http://scholarlyoa.com/individual-journals. Trong này Giáo sư Beall đã liệt kê ra các loại tạp chí giả từ năm 2009.

Trong đó cần lưu ý không nên liên hệ với một số tạp chí có trang website hẳn hoi nhưng có nhiều lỗi ngữ pháp. Một số tạp chí có tiêu đề giống như bản sao của các tạp chí chính hãng. Chẳng hạn như nhóm xuất bản Springer’s Journal of Cloud Computing bắt chước y hệt nhà xuất bản IBIMA Publishing chỉ khác ở chỗ có một phụ đề nhưng không được hiển thị kết quả tìm kiếm của Google.

Thậm chí, đôi khi chỉ cần nhìn liếc qua một số Website cũng đủ để xác định loại tạp chí đó có thật hay không. Chẳng hạn như nhìn vào nhóm Tạp chí Antarctic Journals group có nhiều hình nên là sao lấp lánh và tiêu đề được trình bày với màu sắc sặc sỡ. Đó giống như một chỉ số cảnh báo mà các nhà nghiên cứu cần lưu tâm. Tinh vi hơn một số tạp chí còn sao chép y nguyên logo tạp chí thật chẳng hạn như Elixir Online Journal ở Ấn Độ.

Theo quan điểm của một số chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, hiện chưa có tổ chức hoặc hệ thống tại chỗ để kiểm tra các loại tạp chí, nhà xuất bản giả kiểu này. Cho nên để tránh trở thành nạn nhân, bản thân các nhà nghiên cứu phải tự quyết định, thẩm định những gì họ đọc và nơi họ xuất bản tác phẩm.
Theo báo Đất Việt

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chân dung người phụ nữ thứ 2 trên thế giới giật giải 'Nobel Toán học'

Con cừu đen của làng toán Việt

Coi chừng khoa học thuộc địa kiểu mới!