Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2011

Định vị khoa học Việt Nam trên trường quốc tế

Tôi xin post lại ở đây một bài viết hay trên blog của GS Nguyễn Văn Tuấn. http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1285-dinh-vi-khoa-hoc-viet-nam-tren-truong-quoc-te Mấy năm gần đây, khái niệm kinh tế tri thức được đề cập nhiều lần. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành tựu nghiên cứu khoa học là một thành tố quan trọng của một nền kinh tế tri thức. Bài này sẽ điểm qua vị trí khoa học của Việt Nam trên trường quốc tế trong từng lĩnh vực khoa học để thấy chúng ta đang ở đâu trên thế giới. Gần đây, khái niệm kinh tế tri thức (knowledge-based economy) được đề cập đến nhiều lần trong các chính sách phát triển kinh tế quốc gia. Trong chiến lược hoàn thành công nghiệp hóa vào năm 2020, Đại hội Đảng XI nhấn mạnh đến “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.” Một nền kinh tế tri thức có thể hiểu như là một nền kinh tế trong đó vai trò của tri thức đóng vai trò chủ đạo. Tri thức ở đây khác với tài nguyên thiên nhiên, n...

Cuốn sách "Tài năng và Đắc dụng" đạo văn??

Gần đây trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng một loạt bài về nghi vấn đạo văn của GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương (Phó hiệu trưởng Trường Đại học khoa học Tự nhiên-ĐHQG HN) và PGS.TS Phạm Hồng Tung ( Phó ban công nghệ - ĐHQG HN), đồng tác giả cuốn sách "Tài năng và Đắc dụng" (http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/40-tin-nong/4240-tai-nng-c-dng-o-vn-vi-phm-o-dc-nha-giao-thi-khong-phi-.html), một cuốn sách gây ra dư luận xôn xao trong thời gian gần đây. Tôi nói là nghi vấn bởi muốn xác định được một công trình khoa học có đạo văn hay không, cần phải có một hội đồng khoa học khách quan đánh giá. Nếu tin trên là đúng sự thật thì nó sẽ gây ra một dư luận và tác hại rất xấu trong xã hội cho Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, cũng như cho giới khoa học nói chung. Cần phải xử lý thật nghiêm các tác giả vì các tác giả là những nhà khoa học có địa vị và uy tín cao trong xã hội. Nhân sự kiện này, các thầy cô giáo, các giảng viên đại học nên dạy cho học sinh, sinh viên của mình thế nào là khái niệm...

Xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế: thực trạng ở Việt Nam

Đây là bài viết của GS Ngô Việt Trung đăng trên báo Tia Sáng số ra ngày 03/06/2011. Báo chí trong những năm gần đây nói nhiều về mục tiêu xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam trong vòng 10-15 năm tới, nhưng lại ít bàn về tình hình thực tế ở Việt Nam như thế nào. Bài viết này sẽ phân tích các nỗ lực cụ thể nhằm đạt mục tiêu trên. Trước tiên, có thể hiểu đại học đẳng cấp quốc tế là đại học được xếp hạng cao trên thế giới. Có nhiều bảng xếp hạng đại học, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến hai bảng xếp hạng của Đại học giao thông Thượng Hải [1] và của Thời báo Luân Đôn [14]. Mỗi nơi có các tiêu chí khác nhau để xếp hạng các trường đại học, nhưng tựu chung lại thì người ta vẫn dựa vào các yếu tố sau để đánh giá một trường đại học đẳng cấp quốc tế: cơ cấu tổ chức, thành tích nghiên cứu và chất lượng sinh viên, trong đó thành tích nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng [8]. Thậm chí số điểm dành cho thành tích nghiên cứu chiếm đến 80% tổng số điểm có thể có của một trường trong bảng xếp...