Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2011

Dạy học sinh trường chuyên bằng tiếng Anh, lợi bất cập hại!

TS LÊ TỰ HỶ (Atlanta, Hoa Kỳ) Trên Tuổi Trẻ số Thứ Tư ngày 15/12/2010 có bài Nhiều trường nói khó khả thi đưa ra dư luận về việc dạy một số môn như Toán, Tin, Lý,... và đến năm 2020 sẽ dạy tất cả các môn về khoa học Kỹ thuật và khoa học nhân văn bằng tiếng Anh trong các trường chuyên theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Chúng ta thử xem Bộ GD&ĐT đã căn cứ vào những nguyên nhân nào để đề ra kế hoạch này? Những nguyên nhân ấy có thật sự chính đáng không? - Học như thế để đi thi Quốc tế? Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển: “Với khả năng tiếng Anh còn yếu, nhiều học sinh dự thi Olympic quốc tế đã gặp khó khăn trong giao tiếp bằng tiếng Anh và khó khăn hơn trong việc tiếp cận nội dung đề thi, cách ra đề bằng tiếng Anh. Vì vậy, việc triển khai dạy một số môn chuyên bằng tiếng Anh vừa nhằm nâng cao vốn hiểu biết ngoại ngữ của học sinh vừa tạo điều kiện tốt cho học sinh khi tham dự các kỳ thi quốc tế và khu vực”. (Tuổi Trẻ, ngày 15/12/2010). Như vậy, phải chăng ...

Trung thực, sáng tạo và tự do

Hình ảnh
Giáo sư Hoàng Tuỵ SGTT.VN - Bởi những “đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà”, giải thưởng Phan Chu Trinh năm nay tôn vinh một tên tuổi đã đi vào lịch sử toán học thế giới với biệt danh “cha đẻ của lý thuyết tối ưu toàn cục”… Ông cũng là người đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này ngay từ cuộc cải cách giáo dục đầu tiên của nền giáo dục cách mạng. Đó là GS Hoàng Tuỵ – người tự thấy mình “nhiều duyên nợ với giáo dục”. Giáo sư rất vui khi biết sẽ được trao giải thưởng Phan Chu Trinh? Tôi thấy thật là vinh dự khi mình là một nhà khoa học bình thường đã được nhận giải thưởng Phan Chu Trinh cao quý. Vinh dự lớn còn bởi đây không phải giải thưởng hay huân chương trong hệ thống hành chính nhà nước mà là giải được trao từ một tổ chức xã hội công dân, với ý nghĩa cao quý thúc đẩy sự nghiệp văn hoá giáo dục của nước nhà theo tinh thần khai sáng của nhà ái quốc vĩ đại. Vì cao quý nên giải thưởng đó không cần phải ồn ào. Sáu anh em ông đều là giá...

Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại

Diễn từ tại buổi lễ trao giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh, 2011 GS. Hoàng Tụy Thật là vinh dự lớn cho một người làm khoa học bình thường như tôi được nhận giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh cao quý. Vinh dự lớn trước hết vì giải thưởng gắn liền với tên tuổi một nhà ái quốc vĩ đại của dân tộc, một sĩ phu thuộc lớp cựu học nhưng đã thoát ra khỏi những quan niệm giáo dục phong kiến cổ hủ đương thời, khởi xướng đường lối canh tân văn hoá, giáo dục để cứu nước: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Vinh dự lớn còn là không phải giải thưởng hay huân chương trong hệ thống hành chính Nhà Nước mà là giải thưởng được trao cho bởi một tổ chức xã hội dân sự, với ý nghĩa cao quý thúc đẩy sự nghiệp văn hoá giáo dục của nước nhà theo tinh thần khai sáng của nhà ái quốc vĩ đại. Làm khoa học ở một đất nước nghèo khó tôi vốn có duyên nợ nhiều với giáo dục. Xuất thân là một thầy giáo trung học rồi dần dần tự mày mò học tập, nâng cao trình độ mà trưởng thành trong nghề và trở thành một nhà khoa h...

Đẳng cấp Nhật Bản

Không hỗn hoạn, không có cảnh cướp bóc, hôi của, giành giật đồ ăn thức uống, người dân đoàn kết cho dù đã có đôi chút hoang mang, cảnh sơ tán tại các khu vực có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ diễn ra trong trật tự. "Khí đốt và nước đã bị cắt ở Miyagi và ở thành phố Sendai. Một số trường hợp, điện cũng bị cắt", một nhân chứng tại Miyagi cho biết hôm 11/3. "Tuy nhiên, không hề có hoảng loạn trên đường phố hay ở các cửa hàng". Thay vào đó, mọi người kiên nhẫn xếp hàng bên ngoài các cửa hiệu vốn đã hỏng toàn bộ cửa sổ kính và cửa ra vào. Để tránh tích trữ, các cửa hàng phân phát lương thực và nước uống cho từng người. Toàn bộ Nội các Nhật Bản làm việc hầu như 24/24 giờ kể từ hôm 11/3. Tất cả, từ thủ tướng, chánh văn phòng nội các cho tới các bộ trưởng đều vận đồng phục bảo hộ lao động màu xanh nước biển khi xuất hiện trên truyền hình. Đó là những gì truyền thông quốc tế đã và đang ca ngợi Nhật Bản trong suốt tuần qua. Điều này hoàn toàn trái ngược với những chuyện thường t...

Tinh thần Nhật qua thảm họa

Thông qua câu chuyện giản dị của anh Hà Minh Thành kể về đứa bé Nhật, chúng ta càng hiểu thêm về con người Nhật Bản, cũng giải thích vì sao dân tộc họ vĩ đại. Xin trích lại nguyên văn câu chuyện của anh gửi cho blog phamvietdaovn. Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người. Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm.Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em c...