So sánh năng lực nghiên cứu khoa học của 11 nước Đông Á dựa trên các công bố quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam*
1. Dẫn nhập
Sau Nhật Bản, các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, và mới đây là Trung Quốc đã bứt phá nhanh chóng để đuổi theo sát nút những nước Tây Âu và Bắc Mỹ trên mọi bình diện thế giới và trong cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Khoa học và giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, đã trở thành động lực chính giúp xây dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu của các nền kinh tế này trong khu vực Đông Á.
Trong giáo dục đại học, các trường đại học nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cao cấp - những người sẽ tạo nên một lực lượng lao động tay nghề cao, trên cơ sở đó hình thành năng lực quốc gia về ứng dụng và cải tiến công nghệ (Liên Hợp Quốc, 2005). Các kết quả nghiên cứu từ đây phải đưa lên những tạp chí khoa học quốc tế uy tín, có phản biện đồng nghiệp, xem như thước đo về chất lượng. Đó là lý do tại sao các công bố quốc tế (CBQT) là một trong số các tiêu chí chủ chốt được sử dụng trong xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới (Phụ san Thời báo Đại học (THES), 2004; Đại học Giao thông Thượng Hải, SJT, 2005).
Việt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trường gần đây sau nhiều thập niên chiến tranh và nỗ lực xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Cho nên cũng dễ hiểu, giáo dục đại học Việt Nam lạc hậu hơn nhiều quốc gia láng giềng như Thái Lan và Malaysia, và còn một chặng đường rất dài phía trước mới có thể tiến đến trình độ của Singapore Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong bối cảnh này, một phân tích so sánh về năng lực nghiên cứu của các quốc gia và vùng lãnh thổ ( gọi chung là các quốc gia ) trong khu vực Đông và Đông Nam Á (gọi chung là Đông Á) dựa trên CBQT sẽ giúp chỉ ra con đường phát triển mà Việt Nam cần xem xét khi tiến hành công cuộc cải cách giáo dục đại học hiện nay (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005).
Dưới đây, CBQT chỉ bao gồm những bài báo (article) được phản biện đồng nghiệp và có mặt trong cơ sở dữ liệu Thomson-Reuters của Viện Thông tin quốc tế ISI (http://isiwebofknowledge.com), và có thể truy cập theo địa chỉ http://db.vista.gov.vn/. Dựa trên cơ sở dữ liệu trên có thể đưa ra một bức tranh tổng thể về năng lực nghiên cứu của 11 quốc gia Đông Á xét theo các tiêu chí như số lượng và tốc độ tăng trưởng CBQT, lượng trích dẫn và phần đóng góp của tác giả trong nước so với tác giả nước ngoài, số CBQT trong từng lãnh vực nghiên cứu v.v... Số lượng CBQT và lượng trích dẫn tính trên 01 triệu dân dược sử dụng như một chỉ số về năng lực khoa học quốc gia, từ đó có thể xem xét mối quan hệ tiềm năng giữa đầu ra nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế xã hội. Trong phần minh họa, chúng tôi sẽ so sánh hoạt động nghiên cứu của các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và Thái Lan, từ đó sẽ thấy khoảng cách còn khá xa giữa đại học Việt Nam với các nước khác trong khu vực.
2. Năng suất nghiên cứu khoa học quốc gia
Năm 2008, số CBQT của các quốc gia Đông Á dao động từ 607 ở Philippines đến 94.766 ở Trung Quốc. Nhật Bản, nước đông dân thứ hai trong khu vực đứng thứ hai với 64039 CBQT. Để có thể so sánh năng lực nghiên cứu giữa các nước với nhau, chúng ta sẽ xét số CBQT trên một triệu dân, chỉ số này được gọi là năng suất nghiên cứu quốc gia - NSNCQG.
Hình 1 cho thấy NSNCQG của các nước tăng trưởng với tốc độ khá ổn định. Việt Nam, Thái Lan và Malaysia có tốc độ tăng trưởng nhanh, khoảng 15-16% hàng năm, song số CBQT trên một triệu dân của Việt Nam vẫn thấp hơn Thái Lan 6,5 lần và Malaysia 9.5 lần. Tuy nhiên, Việt Nam lại cao hơn Indonesia 3 lần; và từ năm 2004 đã vượt qua Philippines, nước có tốc độ tăng trưởng hằng năm chỉ ở mức 5,7%. Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất, khoảng 20% /năm; họ đã vượt qua Thái Lan và chuẩn bị đuổi kịp Malaysia. Trong khi đó, các nền kinh tế tiên tiến có NSNCQG cao nhất trong khu vực lại tăng trưởng chậm hơn, như Hàn Quốc, Đài Loan, và Singapore; khoảng 9-11% hằng năm; Hồng Kông: 5%/năm và Nhật Bản: 1%/năm
Singapo dẫn đầu khu vực về NSNCQG, cao hơn Thái Lan, Việt Nam và Indonesia lần lượt là 30, 170 và 530 lần, tiếp theo là Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản (Hình 1). Indonesia, Philippines và Việt Nam tạo thành nhóm các nước có NSNCQG thấp nhất trong vùng, cả ba còn phải trải qua một chặng đường dài phía trước để đạt tới trình độ hiện nay của Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia. Nhưng đến lượt các nước này vẫn còn cách xa nhóm các nước phát triển nhất bao gồm Singaeare, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
Khoảng cách về NSNCQG nói trên phản ảnh trình độ phát triển kinh tế xã hội rất khác nhau trong khu vực. Trên thực tế, NSNCQG tương quan mạnh với bình quân GDP (Hình 1) và mạnh hơn với Chỉ số Phát triển Con người – HDI (UNDP, 2006), một chỉ số tích hợp các tiêu chí được quy chuẩn thống nhất bao gồm bình quân GDP, tỉ lệ người biết chữ, số trẻ em được đi học và tuổi thọ. Đặc điểm này cho thấy nghiên cứu khoa học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên năng lực đổi mới quốc gia (national innovation capability), một mục tiêu không những đặt ra với các nền kinh tế phát triển mà cả với các nước đang phát triển chủ yếu dựa vào nội địa hóa các công nghệ nhập ngoại (Bernardes và Albuquerque, 2003; Liên Hợp Quốc, 2005).
3. Chất lượng nghiên cứu
NSNCQG, như cách định nghĩa trên đây, không nói lên chất lượng các CBQT vốn rất khác nhau không chỉ giữa các tạp chí có mặt trong cơ sở dữ liệu ISI, mà ngay cả giữa các bài báo trong cùng một tạp chí căn cứ trên số lần trích dẫn (citation) của từng bài báo. Cần lưu ý số lần trích dẫn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lãnh vực nghiên cứu, do đó ta không nên căn cứ vào đây để so sánh chất lượng các CBQT thuộc những lĩnh vực khoa học khác nhau. Chỉ đối với các cơ sở nghiên cứu đa ngành, hoặc các quốc gia, thì số trích dẫn trung bình mới có thể xem như một tiêu chí đáng tin cậy nhất nói lên chất lượng nghiên cứu của cả tổ chức ấy. Chính vì thế mà số trích dẫn trung bình được xem như một trong các chỉ số nói lên chất lượng nghiên cứu khoa học quốc gia (King, 2004), và được sử dụng để xếp hạng các trường đại học đẳng cấp quốc tế (SJTU, 2008; THES, 2008).
Hình 1. Năng suất nghiên cưú khoa học quốc gia của 11 nước trong khu vực Đông Á tính theo số công bố quốc tế trên một triệu dân .
Hình 2. Tương quan mạnh giữa NSNCQG với bình quân GDP. Dữ liệu năm 2004.
Số trích dẫn trung bình có thể truy cập được từ cơ sở dữ liệu ISI đối với các nước có số CBQT hằng năm ít hơn 10,000. Đối với các nước có số CBQT lớn hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản Trung Quốc và Đài Loan, thông tin này không thể rút ra được từ cơ sở dữ liệu ISI, nên chúng tôi phải tính nó bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên (random sampling), số lần lấy mẫu phải đủ lớn để bảo đảm sai số tương đối chuẩn thấp hơn 5%. Kết quả được trình bày trên Hình 3.
Ta có thể thấy ngay số trích dẫn trung bình của các nước trên Hình 3 không hoàn toàn phản ảnh trình độ phát triển khoa học và công nghệ trong khu vực. Rất khó hiểu tại sao công bố quốc tế của Philippines và Việt Nam được trích dẫn nhiều hơn Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc? Tương tự, Hồng Kông và Singapore lại dẫn đầu khu vực về số trích dẫn, bỏ xa Đài Loan và Hàn Quốc. Phần 4 sau đây sẽ lý giải những hiện tượng này qua xem xét đóng góp của các tác giả trong và ngoài nước trong các CBQT.
Hình 3 (bên trái). Trích dẫn trung bình của các CBQT từ 11 quốc gia Đông Á năm 2004. Truy cập cơ sở dữ liệu ISI tháng 8/2009.
Hình 4 (bên phải). Tỉ lệ số tác giả trong nước trong các CBQT của 11 quốc gia Đông Á
4. Nghiên cứu khoa học dựa trên hợp tác quốc tế và bằng nguồn nội lực
Tác giả trong nước và nước ngoài
NSNCQG và số lần trích dẫn trung bình trên đây chưa chú ý đến một thực tế là nhiều tác giả tham gia vào CBQT là người nước ngoài. Cơ sở dữ liệu ISI cung cấp đầy đủ thông tin về số lượng các tác giả nước ngoài này và địa chỉ của họ. Từ hình 4 có thể thấy số tác giả nước ngoài đứng tên trong các CBQT chiếm đến 60-70% ở Indonesia và Philippines, 40% ở Thái Lan và chỉ còn khoảng 20% ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc. Như vậy đạt đến trình độ cao vẫn cần phải có hợp tác quốc tế để khoa học phát triển bền vững, nhưng nguồn nội lực vẫn phải áp đảo. Có thể tin rằng trong quá trình phát triển của đất nước tỷ lệ tác giả trong nước sẽ tăng lên so với tác giả nước ngoài.
CBQT của các nước có NSNCQG thấp như Philippines, Indonesia và Việt Nam phần lớn do có sự tham gia của các tác giả nước ngoài. Nhiều công bố quốc tế của các nước này được tiến hành tại Bắc Mỹ và Tây Âu thông qua hợp tác khoa học song phương hay các chương trình đào tạo nghiên cứu sinh hoặc sau tiến sỹ từ các nước Đông Á. Các đề tài nghiên cứu ở đây nằm trong chương trình phát triển khoa học của các nước tiên tiến. Thông qua các hình thức nghiên cứu hợp tác như vậy, những quốc gia kém phát triển có cơ hội đào tạo chuyên gia, tích luỹ kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để xây dựng năng lực nghiên cứu nội địa và cơ sở hạ tầng khoa học cho chính nước mình.
Do đó, để có thể đưa ra một thước đo thực chất hơn về năng lực nghiên cứu khoa học, chúng ta nên dựa vào các CBQT chủ yếu do tác giả trong nước làm ra chứ không phải sử dụng toàn bộ các CBQT. Cũng chính dựa trên các CBQT do nội lực ấy mới có thể đánh giá sát thực hiệu quả các chính sách khoa học và công nghệ của một quốc gia, bởi chúng là kết quả trực tiếp của những đầu tư nội địa và cũng trực tiếp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Những nghiên cứu dùng nguồn nội lực
Nói chung, rất khó đánh giá chính xác liệu một CBQT tạo ra bằng nguồn nội lực hay chủ yếu được tiến hành ở nước ngoài. Để làm việc này chúng tôi sẽ căn cứ trên tiêu chí ai là tác giả đầu mối (corresponding author), một thông tin có thể truy cập từ cơ sở dữ liệu ISI. Cụ thể, một công bố quốc tế có thể xem là do nội lực nếu tác giả đầu mối lấy địa chỉ làm việc ở trong nước. Như vậy, nói theo ngôn ngữ xử lý thông tin, tác giả đầu mối được xem là đại diện (proxy) cho các CBQT dùng nguồn nội lực. Có hai lý do minh chứng cho cách làm này.
Thứ nhất, nếu tất cả các tác giả có mặt trong CBQT đều là người trong nước thì điều này không cần phải bàn cãi. Rất may là trên thực tế số CBQT thuộc loại này thường áp đảo trong số các CBQT có tác giả đầu mối là người trong nước, chúng chiếm đến 60% và 72% trong trường hợp Việt Nam và Philippines, và tỷ lệ này còn cao hơn ở các nước tiên tiến hơn trong khu vực.
Thứ hai, như ta sẽ thấy trong phần sau và trên Bảng 3, bài báo với tác giả đầu mối trong nước thường được trích dẫn ít hơn hẳn so với tác giả đầu mối là người nước ngoài. Nghĩa là, bằng cách dùng proxy này ta đã phân biệt ra hai nhóm CBQT có thuộc tính (chất lượng) khác hẳn nhau.
Theo ISI, tỉ lệ các CBQT do nội lực có tác giả đầu mối trong nước dao động từ 30% với Indonesia cho đến 60% với Thái Lan, 80% với Trung Quốc và khoảng 90% đối với Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Hình 5). Lại một lần nữa có thể thấy đất nước càng phát triển, CBQT do nội lực càng tăng lên.
Trích dẫn các công bố quốc tế do nội lực và do hợp tác quốc tế
Các CBQT do nội lực thường ít được trích dẫn hơn công bố có tác giả đầu mối là người nước ngoài. Xu hướng này tồn tại ngay ở các nước phát triển như Úc (Butler, 2003) và đương nhiên sẽ rõ rệt hơn ở các nước kém phát triển có nguồn lực nội địa yếu kém hơn, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu yêu cầu các trang thiết bị thí nghiệm cao cấp. Trên thực tế, tần số trích dẫn các CBQT do nội lực thấp hơn các công bố do hợp tác quốc tế đến hai lần trong cả hai trường hợp Thái Lan và Việt Nam (Bảng 3).
Đặc điểm này cũng giúp ta lý giải câu hỏi trên đây tại sao lượng trích dẫn trung bình các CBQT của Việt Nam và Philippines lại cao hơn Trung Quốc và Đài Loan (hình 3), hoặc các CBQT của Hồng Kông và Đài Loan được thường xuyên trích dẫn hơn Nhật Bản.
Hình 5. Tỉ lệ bài báo có tác giả đầu mối trong nước của các nước Đông Á năm 2008.
Trình độ của một quốc gia trong từng lãnh vực nghiên cứu cũng có thể được đánh giá căn cứ trên các CBQT do nội lực. Ví dụ, Bảng 2 cho thấy tình trạng ở Việt Nam. Trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, như y học và nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tác giả đầu mối của hầu hết các CBQT đều là từ nước ngoài. Ngược lại, về Toán học, một lĩnh vực nghiên cứu mạnh nhất ở Việt Nam, phần lớn tác giả đầu mối là người trong nước.
5. So sánh hoạt động R&D trong các trường đại học hàng đầu Việt Nam và Thái Lan
Để xem đại học Việt Nam đang đứng ở đâu trong khu vực về năng lực nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể so sánh các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam với hai trường đại học hàng đầu Chulalongkorn và Mahidol của Thái Lan. ĐH Chulalongkorn là một trong số 200 trường đại học đẳng cấp quốc tế theo xếp hạng năm 2005, 2007 và 2008 của Thời báo Giáo dục Đại học (THES, 2008)
Các hoạt động R&D ở Thái Lan được tập trung chủ yếu tại các trường đại học, các trường này chiếm 95% tổng số CBQT của cả nước so với con số 55% của Việt Nam. Bên cạnh ĐH Chulalongkorn và Mahidol, Thái Lan còn có nhiều trường ĐH danh tiếng khác như Chiang Mai, Khon Kaen, Kasetsart, Prince Songkla, Thammasat, và Viện Công nghệ Châu Á, hằng năm mỗi trường này đều công bố hàng trăm công trình trên các tạp chí quốc tế.
Tổng số CBQT của bốn trường đại học hàng đầu Việt Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội và Đai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được so sánh với ĐH Chulalongkorn và Mahidol của Thái Lan trên bảng 3 cho năm 2004 và bảng 4 cho năm 2008.
CBQT của các trường ĐH hàng đầu Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây và tăng gấp đôi kể từ năm 2004 và 2008. Mặc dù tăng nhanh nhưng CBQT từ các trường ĐH hàng đầu Việt Nam vẫn thấp hơn ĐH Chulalongkorn hay Mahidol từ 15 đến 30 lần. Từng trường ĐH này công bố nhiều hơn toàn bộ các viện nghiên cứu Việt Nam cộng lại. CBQT của các trường ĐH Thái Lan cũng được trích dẫn thường xuyên hơn các ĐH của Việt Nam (Bảng 3).
Bảng 2 Tác giả đầu mối (TGDM) trong nước và nước ngoài trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau của Việt Nam, năm 2008.
Lĩnh vực nghiên cứu TGĐM trong nước TBĐM ngoài nước Tỉ lệ nội địa
Toán học, Tối ưu, Thống kê 95 21 0.82
Vật lý, Quang học, và Vật lý ứng dụng 52 37 0.58
Công nghệ 14 20 0.41
Sức khoẻ cộng đồng, Sức khỏe liên quan Môi trường và Nghề nghiệp 14 25 0.36
Hoá học, Hoá phân tích và Điện hóa 17 35 0.33
Nông nghiệp, Nông học 7 25 0.22
Nghiên cứu miễn dịch; Bệnh truyền nhiễm; khoa nhi; Y học nhiệt đới 14 62 0.18
Sinh thái học; Khoa học Môi trường; Độc chất 4 30 0.12
Tổng cộng các lĩnh vực 301 505 0.3
Tác giả đầu mối Việt Nam chiếm 29% tổng số công bố quốc tế năm 2004 và 37% năm 2008. Số trích dẫn trung bình các công bố quốc tế có tác giả đầu mối là người Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với tác giả đầu mối nước ngoài (Bảng 3)
Ngược lại, tại trường ĐH Chulalongkorn và Mahidol, tác giả đầu mối người Thái chiếm 70% tổng số các công bố quốc tế của các trường này năm 2004 (Bảng 3) và gần 80% năm 2008 (Bảng 4). Số trích dẫn trung bình của họ cũng cao hơn. Chúng ta có thể tin rằng khi khoa học và giáo dục đại học ở Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn, chắc chắn tỉ lệ và chất lượng các công bố quốc tế có tác giả đầu mối trong nước sẽ tăng theo.
Có một chi tiết rất đáng lưu ý trong cột 3 của Bảng 3: số trích dẫn trung bình của 5 viện nghiên cứu hàng đầu Việt Nam (6,5) thấp hơn hẳn con số tính cho toàn quốc (10). Để giải thích điều có vẻ nghịch lý này, chúng ta có thể xem xét các công bố về y học, một lãnh vực không được 5 cơ sở hàng đầu nói trên nghiên cứu. Trong số 82 CBQT năm 2004 về y học, chỉ có 7 công bố có tác giả đầu mối là người Việt Nam, 75 công trình còn lại đều do người nước ngoài làm tác giả đầu mối, có số lượng trích dẫn rất cao. Điều này phần nào ảnh hưởng đến số trích dẫn trung bình của toàn Việt Nam.
6. So sánh CBQT trong các lĩnh vực nghiên cứu
Từ phân tích trên đây, có thể thấy rằng để có được bức tranh tổng thể về các lĩnh vực nghiên cứu tầm quốc tế ở Việt Nam, chúng ta chỉ nên chú ý đến các CBQT do nội lực. Trên bảng 5, chúng ta sẽ so sánh bức tranh của cả Việt Nam với một trường ĐH Chulalongkorn.
Tại ĐH Chulalongkorn, lĩnh vực nghiên cứu hàng đầu là các khoa học ứng dụng như y tế, hoá học, công nghệ sinh học, công nghệ, khoa học vật liệu, nông nghiệp, v.v.. Ngược lại ở Việt Nam, các lĩnh vực nghiên cứu có nhiều CBQT nhất lại là Toán học và Vật lý (một nửa trong số đó là Vật lý lý thuyết), trong khi đó các sản phẩm nghiên cứu thuộc hai lĩnh vực này lại khá khiêm tốn ở ĐH Chulalongkorn và các ĐH khác của Thái Lan.
Bảng 3 CBQT của một số tổ chức R&D ở Việt Nam và Thái Lan năm 2004. Truy cập cơ sở dữ liệu ISI tháng 8/2009.
Tổng CBQT Tr. dẫn trg bình TGĐM trong nước TGĐM nước ngoài
CBQT Tr. dẫn trg bình CBQT Tr. dẫn trg. bình
Bốn ĐH hàng đầu VN 83 6.6 44 4.5 39 8.8
Viện KHCN Việt Nam 82 6.3 31 4.9 51 7.5
Cả nước Việt Nam 403 10.0 117 6.6 286 14.1
ĐH Chulalongkorn 416 12.0 295 7.1 121 15.3
ĐH Mahidol 465 13.9 320 8.3 145 16.9
Bảng 4 CBQT của một số tổ chức R&D hàng đầu Việt Nam và Thái Lan năm 2008
Tổng số CBQT TGĐM trong nước Tỉ lệ nội địa
Bốn trường ĐH hàng đầu Việt Nam 160 87 54%
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 156 74 47%
Việt Nam (tổng cộng trong cả nước) 806 307 37%
ĐH Chulalongkorn 869 715 82%
ĐH Mahidol 817 598 73%
Toán học và vật lý lý thuyết chiếm ưu thế trong các CBQT ở Việt Nam có thể được giải thích một phần do ảnh hưởng cuộc chiến tranh kéo dài trước đây (lúc đó chỉ hai hướng nghiên cứu này là khả dĩ có CBQT) và ảnh hưởng của cấu trúc nền khoa học Liên Xô đối với Việt Nam, phần khác, có lẽ do người Việt nam có thiên hướng tư duy trừu tượng. Nhưng đúng hơn, chính sự yếu kém về chất lượng các nghiên cứu ứng dụng và công nghệ ở nước ta mới là lý do tạo nên sự nổi trội quá rõ rệt của hai lãnh vực Toán và Vật lý lý thuyết. Và nhân tố quan trọng lý giải sự yếu kém của các khoa học ứng dụng tại Việt Nam là thiếu đầu tư thích đáng và thiếu một quan niệm đúng đắn về nghiên cứu khoa học và đào tạo đại học, cho rằng các nghiên cứu ứng dụng không nhất thiết phải lấy CBQT làm thước đo chất lượng.
Nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học có tiếng ở Việt Nam vắng bóng trên các tạp chí khoa học quốc tế. Ở ĐH Quốc gia Hà Nội với 30.000 sinh viên, các CBQT có tác giả đầu mối trong nước chỉ tập trung ở ba nơi, trường ĐH Công nghệ và hai khoa Toán và Vật lý của trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Tương tự, trong số 19 công bố của ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004, có đến 9 công bố về vật lý.
Có rất ít CBQT bằng nội lực trong các lĩnh vực ứng dụng như chế biến lương thực, nông nghiệp và khai thác tài nguyên, các lĩnh vực hiện chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam. Nghiên cứu y học bằng nội lực cũng chưa tương xứng với một quốc gia có ít nhiều truyền thống trong lãnh vực này và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh truyền nhiễm nhiệt đới. Trên thực tế, các CBQT về y học chủ yếu thuộc về các tác giả đầu mối nước ngoài (Bảng 2), từ đây ta có thể thấy nỗ lực đào tạo chuyên gia y học ở các nước tiên tiến của Việt Nam trong những năm gần đây vẫn chưa đủ khối lượng tới hạn để hình thành nhiều cơ sở nghiên cứu trong nước đạt trình độ quốc tế.
CBQT cũng rất hiếm trong nghiên cứu đại dương và khí quyển vốn là lĩnh vực rất quan trọng đối với một quốc gia thường xuyên chịu các thảm hoạ thời tiết và có đường biển dài với khu đặc quyền kinh tế rộng lớn đầy tiềm năng. Vì Việt Nam là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong những thập niên tới nên sự thiếu hụt chuyên gia trong lĩnh vực này là một điều thực sự đáng lo ngại.
Kết luận
Năng lực nghiên cứu khoa học của 11 nước Đông Á được đánh giá theo ba chiều kích: số CBQT trên một triệu dân, số trích dẫn trung bình và mức độ phát huy nội lực dựa trên số tác giả đầu mối có địa chỉ trong nước. Trong quá trình đi lên của các nước đang phát triển, thành tích nghiên cứu sẽ tăng lên theo cả ba chiều kích này.
Nghiên cứu này cho thấy lượng CBQT tính trên 1 triệu dân có tương quan chặt chẽ với bình quân GDP và Chỉ số Phát triển Con người (HDI), và do đó, chúng có thể được sử dụng như các tiêu chí thể hiện trình độ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Singapo dẫn đầu khu vực Đông Á với 1549 CBQT trên 1 triệu dân năm 2008, nhiều hơn Thái Lan, Việt Nam và Indonesia đến 30, 170 và 530 lần. Về tốc độ tăng trường, Trung Quốc phát triển nhanh nhất với tốc độ 20%/năm, tiếp sau đó là Malaysia, Thái Lan và Việt Nam với tốc độ 15-16%/năm; trong khi đó các nước phát triển hơn có tốc độ tăng trưởng thấp hơn như Hồng Kông: 5%/năm và Nhật Bản: 1%/năm.
Các nước trong khu vực cũng rất khác nhau về mức độ phát huy nội lực trong nghiên cứu khoa học nếu xét trên tỉ lệ các công bố quốc tế có tác giả đầu mối trong nước. Tỉ lệ này tăng từ 30% ở Indonesia, 60% ở Thái Lan đến 90% ở Nhật Bản và Đài Loan.
Các bài viết có tác giả đầu mối nước ngoài được trích dẫn nhiều hơn tác giả đầu mối trong nước. Khi năng lực nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học của đất nước tăng lên, tỉ lệ và lượng trích dẫn các bài nghiên cứu có tác giả đầu mối trong nước chắc chắn sẽ tăng lên.
Cho tới nay, tổng số CBQT của cả Việt Nam vẫn còn ít hơn một trường đại học Thái Lan như Chulalongkorn hay Mahidol. Hơn nữa, trong khi các tác giả đầu mối trong nước chiếm gần 80% tổng số các CBQT của Thái Lan thì con số này ở Việt nam chỉ là 38%. Nghiên cứu khoa học của Thái Lan có mối liên hệ rất chặt chẽ với đào tạo đại học: 95% CBQT của Thái Lan là do các trường đại học tiến hành so với con số 55% của Việt Nam. Toán học và vật lý lý thuyết thường là hai lãnh vực có nhiều công bố quốc tế nhất của Việt Nam. Trong khi đó rất nhiều dự án công nghệ và ứng dụng được tiến hành ở Việt Nam (Ca và Hung, 2008), nhưng các kết quả ít xuất hiện trên các tạp chí quốc tế. Từ đây nảy sinh mối quan ngại về chất lượng và ý nghĩa của các nghiên cứu ứng dụng đó.
Bảng 5. CBQT của tác giả đầu mối trong nước năm 2007: so sánh trường ĐH Chulalongkorn với các cơ sở nghiên cứu của Việt Nam
ĐH Chulalongkorn, Thái Lan Toàn Việt Nam
Lĩnh vực nghiên cứu CBQT Lĩnh vực nghiên cứu CBQT
Hóa học 97 Toán học 58
Y tế 72 Vật lý 39
Kỹ thuật 51 Kỹ thuật 15
Sinh hoá học, sinh học 36 Khoa học và Kỹ thuật vật liệu 12
Vật liệu tổng hợp, bong sợi 28 Y tế 11
Khoa học Polime 26 Khoa học Máy tính 10
Thú y 20 Hóa học 9
Công nghệ sinh học và vi sinh 19 Môi trường; Địa lý 7
Thực vật học 14 Dinh dưỡng 5
Nông nghiệp 13 Nghiên cứu Châu Á 5
Vi sinh học 11 Tự động hoá và điều khiển học 4
Phục hồi chức năng 9 Làm vườn 4
Dược học và Dược phẩm 8 Năng lượng và nhiên liệu 3
Môi trường và địa lý 7 Thực vật học 3
Các ngành khác (Ít hơn 7 CBQT) 158 Các ngành khác (Ít hơn 3 CBQT) 50
Tổng cộng 569 Tổng cộng 234
Kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường hơn hai thập kỷ trước đây, thu nhập bình quân của Việt Nam đã vượt quá 1000 USD, ngưỡng các nước có “thu nhập trung bình dưới”. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp, khai thác tài nguyên và chế biến công nghiệp nhẹ (Dapice, et. al. 2008). Để nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa và hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt nam cần nhiều lực lượng lao động có tay nghề hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực có liên quan đến khoa học và công nghệ, với số lượng nhiều hơn mức mà các trường đại học có thể đào tạo hiện nay.
Để đáp ứng được nhu cầu này, các trường đại học Việt Nam cần đổi mới triệt để (Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005). Cần phải chuyển nhiều trường đại học Việt Nam từ giảng dạy là chính thành các đại học nghiên cứu. Mặc dù chính sách của Chính phủ đã chính thức đề cập tới vấn đề này, nhưng sự chuyển biến vẫn còn chậm chạp và các chính sách cụ thể vẫn chưa đủ khuyến khích nghiên cứu khoa học chất lượng quốc tế trong các trường đại học.
Từ những phân tích trên đây có thể đưa ra những khuyến nghị về cách tiếp cận nhằm tái cấu trúc hệ thống khoa học và giáo dục đại học ở Việt Nam. Cần phải tập trung nhiều hơn nguồn lực nghiên cứu về các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học nghiên cứu đa ngành tuân theo những chuẩn mực được quốc tế thừa nhận trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Chỉ bằng cách nâng lên tầm quốc tế các cơ sở nghiên cứu khoa học của Việt Nam thì mới giải quyết được tình trạng thiếu hụt chuyên gia trình độ cao trong những lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, công nghệ và nhiều lĩnh vực ứng dụng cũng như khoa học xã hội khác. Làm được điều đó, các trung tâm xuất sắc (center of excellence) trong nghiên cứu, đào tạo và sáng tạo công nghệ sẽ được hình thành và tạo nên một bộ mặt mới cho nền khoa học và giáo dục của Việt Nam .
-----------------------------------
*(dịch từ bản tiếng Anh trên tạp chí Higher Education Vol. 60, No 4, 2010)
Tài liệu tham khảo
Bernardes, A., Albuquerque, E., 2003. Cross-over, thresholds, and interactions between science and technology: lessons for less developed countries. Research Policy 32, 865-885.
Butler, L., 2003. Explaining Australia’s increased share of ISI publications – the effects of a funding formula based on publication counts. Research Policy 32, 134-155.
David A. King (2004). The scientific impact of Nations. Nature, No 430. July 2004.
SJTU (Shanghai Jiao Tong University) 2008. Academic Ranking of World Universities 2008. Retrieved September 30, 2008, from http://www.arwu.org/rank2008/EN2008.htm.
Socialist Republic of Vietnam (2005), Resolution No. 14/2005/NQ-CP On Fundamental and Comprehensive Higher Education Reform in Vietnam for the period of 2006 – 2020, 2 November 2005
THES, 2008. The Times Higher Education World Rankings 2008. Retrieved September 30, 2008, from http://www.timeshighereducation.co.jk/.
Ca, T. N., Hung, N. V., 2008. The Evolving Role of Academic Institutions in the Knowledge Economy: The Case of Vietnam. ISBN: 978-91-86113-01-8. Published online at http://developinguniversities.blogsome.com/
United Nations, 2005. World Investment Report – Transnational Corporations and the Internationalization of R&D, New York and Geneva, 2005.
UNDP, 2006. Human Development Report. New York 2006.
Dapice O. Dapice, et. al. “Choosing Success: The Lessons of East and Southeast Asia and Vietnam’s Future,” Harvard Kennedy School, 2008. by Research Policy Institute, Lund, Sweden, 2008
Nguồn: Phạm Duy Hiển. Tạp chí Tia sáng
Sau Nhật Bản, các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, và mới đây là Trung Quốc đã bứt phá nhanh chóng để đuổi theo sát nút những nước Tây Âu và Bắc Mỹ trên mọi bình diện thế giới và trong cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Khoa học và giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, đã trở thành động lực chính giúp xây dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu của các nền kinh tế này trong khu vực Đông Á.
Trong giáo dục đại học, các trường đại học nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cao cấp - những người sẽ tạo nên một lực lượng lao động tay nghề cao, trên cơ sở đó hình thành năng lực quốc gia về ứng dụng và cải tiến công nghệ (Liên Hợp Quốc, 2005). Các kết quả nghiên cứu từ đây phải đưa lên những tạp chí khoa học quốc tế uy tín, có phản biện đồng nghiệp, xem như thước đo về chất lượng. Đó là lý do tại sao các công bố quốc tế (CBQT) là một trong số các tiêu chí chủ chốt được sử dụng trong xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới (Phụ san Thời báo Đại học (THES), 2004; Đại học Giao thông Thượng Hải, SJT, 2005).
Việt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trường gần đây sau nhiều thập niên chiến tranh và nỗ lực xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Cho nên cũng dễ hiểu, giáo dục đại học Việt Nam lạc hậu hơn nhiều quốc gia láng giềng như Thái Lan và Malaysia, và còn một chặng đường rất dài phía trước mới có thể tiến đến trình độ của Singapore Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong bối cảnh này, một phân tích so sánh về năng lực nghiên cứu của các quốc gia và vùng lãnh thổ ( gọi chung là các quốc gia ) trong khu vực Đông và Đông Nam Á (gọi chung là Đông Á) dựa trên CBQT sẽ giúp chỉ ra con đường phát triển mà Việt Nam cần xem xét khi tiến hành công cuộc cải cách giáo dục đại học hiện nay (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005).
Dưới đây, CBQT chỉ bao gồm những bài báo (article) được phản biện đồng nghiệp và có mặt trong cơ sở dữ liệu Thomson-Reuters của Viện Thông tin quốc tế ISI (http://isiwebofknowledge.com), và có thể truy cập theo địa chỉ http://db.vista.gov.vn/. Dựa trên cơ sở dữ liệu trên có thể đưa ra một bức tranh tổng thể về năng lực nghiên cứu của 11 quốc gia Đông Á xét theo các tiêu chí như số lượng và tốc độ tăng trưởng CBQT, lượng trích dẫn và phần đóng góp của tác giả trong nước so với tác giả nước ngoài, số CBQT trong từng lãnh vực nghiên cứu v.v... Số lượng CBQT và lượng trích dẫn tính trên 01 triệu dân dược sử dụng như một chỉ số về năng lực khoa học quốc gia, từ đó có thể xem xét mối quan hệ tiềm năng giữa đầu ra nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế xã hội. Trong phần minh họa, chúng tôi sẽ so sánh hoạt động nghiên cứu của các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và Thái Lan, từ đó sẽ thấy khoảng cách còn khá xa giữa đại học Việt Nam với các nước khác trong khu vực.
2. Năng suất nghiên cứu khoa học quốc gia
Năm 2008, số CBQT của các quốc gia Đông Á dao động từ 607 ở Philippines đến 94.766 ở Trung Quốc. Nhật Bản, nước đông dân thứ hai trong khu vực đứng thứ hai với 64039 CBQT. Để có thể so sánh năng lực nghiên cứu giữa các nước với nhau, chúng ta sẽ xét số CBQT trên một triệu dân, chỉ số này được gọi là năng suất nghiên cứu quốc gia - NSNCQG.
Hình 1 cho thấy NSNCQG của các nước tăng trưởng với tốc độ khá ổn định. Việt Nam, Thái Lan và Malaysia có tốc độ tăng trưởng nhanh, khoảng 15-16% hàng năm, song số CBQT trên một triệu dân của Việt Nam vẫn thấp hơn Thái Lan 6,5 lần và Malaysia 9.5 lần. Tuy nhiên, Việt Nam lại cao hơn Indonesia 3 lần; và từ năm 2004 đã vượt qua Philippines, nước có tốc độ tăng trưởng hằng năm chỉ ở mức 5,7%. Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất, khoảng 20% /năm; họ đã vượt qua Thái Lan và chuẩn bị đuổi kịp Malaysia. Trong khi đó, các nền kinh tế tiên tiến có NSNCQG cao nhất trong khu vực lại tăng trưởng chậm hơn, như Hàn Quốc, Đài Loan, và Singapore; khoảng 9-11% hằng năm; Hồng Kông: 5%/năm và Nhật Bản: 1%/năm
Singapo dẫn đầu khu vực về NSNCQG, cao hơn Thái Lan, Việt Nam và Indonesia lần lượt là 30, 170 và 530 lần, tiếp theo là Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản (Hình 1). Indonesia, Philippines và Việt Nam tạo thành nhóm các nước có NSNCQG thấp nhất trong vùng, cả ba còn phải trải qua một chặng đường dài phía trước để đạt tới trình độ hiện nay của Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia. Nhưng đến lượt các nước này vẫn còn cách xa nhóm các nước phát triển nhất bao gồm Singaeare, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
Khoảng cách về NSNCQG nói trên phản ảnh trình độ phát triển kinh tế xã hội rất khác nhau trong khu vực. Trên thực tế, NSNCQG tương quan mạnh với bình quân GDP (Hình 1) và mạnh hơn với Chỉ số Phát triển Con người – HDI (UNDP, 2006), một chỉ số tích hợp các tiêu chí được quy chuẩn thống nhất bao gồm bình quân GDP, tỉ lệ người biết chữ, số trẻ em được đi học và tuổi thọ. Đặc điểm này cho thấy nghiên cứu khoa học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên năng lực đổi mới quốc gia (national innovation capability), một mục tiêu không những đặt ra với các nền kinh tế phát triển mà cả với các nước đang phát triển chủ yếu dựa vào nội địa hóa các công nghệ nhập ngoại (Bernardes và Albuquerque, 2003; Liên Hợp Quốc, 2005).
3. Chất lượng nghiên cứu
NSNCQG, như cách định nghĩa trên đây, không nói lên chất lượng các CBQT vốn rất khác nhau không chỉ giữa các tạp chí có mặt trong cơ sở dữ liệu ISI, mà ngay cả giữa các bài báo trong cùng một tạp chí căn cứ trên số lần trích dẫn (citation) của từng bài báo. Cần lưu ý số lần trích dẫn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lãnh vực nghiên cứu, do đó ta không nên căn cứ vào đây để so sánh chất lượng các CBQT thuộc những lĩnh vực khoa học khác nhau. Chỉ đối với các cơ sở nghiên cứu đa ngành, hoặc các quốc gia, thì số trích dẫn trung bình mới có thể xem như một tiêu chí đáng tin cậy nhất nói lên chất lượng nghiên cứu của cả tổ chức ấy. Chính vì thế mà số trích dẫn trung bình được xem như một trong các chỉ số nói lên chất lượng nghiên cứu khoa học quốc gia (King, 2004), và được sử dụng để xếp hạng các trường đại học đẳng cấp quốc tế (SJTU, 2008; THES, 2008).
Hình 1. Năng suất nghiên cưú khoa học quốc gia của 11 nước trong khu vực Đông Á tính theo số công bố quốc tế trên một triệu dân .
Hình 2. Tương quan mạnh giữa NSNCQG với bình quân GDP. Dữ liệu năm 2004.
Số trích dẫn trung bình có thể truy cập được từ cơ sở dữ liệu ISI đối với các nước có số CBQT hằng năm ít hơn 10,000. Đối với các nước có số CBQT lớn hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản Trung Quốc và Đài Loan, thông tin này không thể rút ra được từ cơ sở dữ liệu ISI, nên chúng tôi phải tính nó bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên (random sampling), số lần lấy mẫu phải đủ lớn để bảo đảm sai số tương đối chuẩn thấp hơn 5%. Kết quả được trình bày trên Hình 3.
Ta có thể thấy ngay số trích dẫn trung bình của các nước trên Hình 3 không hoàn toàn phản ảnh trình độ phát triển khoa học và công nghệ trong khu vực. Rất khó hiểu tại sao công bố quốc tế của Philippines và Việt Nam được trích dẫn nhiều hơn Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc? Tương tự, Hồng Kông và Singapore lại dẫn đầu khu vực về số trích dẫn, bỏ xa Đài Loan và Hàn Quốc. Phần 4 sau đây sẽ lý giải những hiện tượng này qua xem xét đóng góp của các tác giả trong và ngoài nước trong các CBQT.
Hình 3 (bên trái). Trích dẫn trung bình của các CBQT từ 11 quốc gia Đông Á năm 2004. Truy cập cơ sở dữ liệu ISI tháng 8/2009.
Hình 4 (bên phải). Tỉ lệ số tác giả trong nước trong các CBQT của 11 quốc gia Đông Á
4. Nghiên cứu khoa học dựa trên hợp tác quốc tế và bằng nguồn nội lực
Tác giả trong nước và nước ngoài
NSNCQG và số lần trích dẫn trung bình trên đây chưa chú ý đến một thực tế là nhiều tác giả tham gia vào CBQT là người nước ngoài. Cơ sở dữ liệu ISI cung cấp đầy đủ thông tin về số lượng các tác giả nước ngoài này và địa chỉ của họ. Từ hình 4 có thể thấy số tác giả nước ngoài đứng tên trong các CBQT chiếm đến 60-70% ở Indonesia và Philippines, 40% ở Thái Lan và chỉ còn khoảng 20% ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc. Như vậy đạt đến trình độ cao vẫn cần phải có hợp tác quốc tế để khoa học phát triển bền vững, nhưng nguồn nội lực vẫn phải áp đảo. Có thể tin rằng trong quá trình phát triển của đất nước tỷ lệ tác giả trong nước sẽ tăng lên so với tác giả nước ngoài.
CBQT của các nước có NSNCQG thấp như Philippines, Indonesia và Việt Nam phần lớn do có sự tham gia của các tác giả nước ngoài. Nhiều công bố quốc tế của các nước này được tiến hành tại Bắc Mỹ và Tây Âu thông qua hợp tác khoa học song phương hay các chương trình đào tạo nghiên cứu sinh hoặc sau tiến sỹ từ các nước Đông Á. Các đề tài nghiên cứu ở đây nằm trong chương trình phát triển khoa học của các nước tiên tiến. Thông qua các hình thức nghiên cứu hợp tác như vậy, những quốc gia kém phát triển có cơ hội đào tạo chuyên gia, tích luỹ kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để xây dựng năng lực nghiên cứu nội địa và cơ sở hạ tầng khoa học cho chính nước mình.
Do đó, để có thể đưa ra một thước đo thực chất hơn về năng lực nghiên cứu khoa học, chúng ta nên dựa vào các CBQT chủ yếu do tác giả trong nước làm ra chứ không phải sử dụng toàn bộ các CBQT. Cũng chính dựa trên các CBQT do nội lực ấy mới có thể đánh giá sát thực hiệu quả các chính sách khoa học và công nghệ của một quốc gia, bởi chúng là kết quả trực tiếp của những đầu tư nội địa và cũng trực tiếp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Những nghiên cứu dùng nguồn nội lực
Nói chung, rất khó đánh giá chính xác liệu một CBQT tạo ra bằng nguồn nội lực hay chủ yếu được tiến hành ở nước ngoài. Để làm việc này chúng tôi sẽ căn cứ trên tiêu chí ai là tác giả đầu mối (corresponding author), một thông tin có thể truy cập từ cơ sở dữ liệu ISI. Cụ thể, một công bố quốc tế có thể xem là do nội lực nếu tác giả đầu mối lấy địa chỉ làm việc ở trong nước. Như vậy, nói theo ngôn ngữ xử lý thông tin, tác giả đầu mối được xem là đại diện (proxy) cho các CBQT dùng nguồn nội lực. Có hai lý do minh chứng cho cách làm này.
Thứ nhất, nếu tất cả các tác giả có mặt trong CBQT đều là người trong nước thì điều này không cần phải bàn cãi. Rất may là trên thực tế số CBQT thuộc loại này thường áp đảo trong số các CBQT có tác giả đầu mối là người trong nước, chúng chiếm đến 60% và 72% trong trường hợp Việt Nam và Philippines, và tỷ lệ này còn cao hơn ở các nước tiên tiến hơn trong khu vực.
Thứ hai, như ta sẽ thấy trong phần sau và trên Bảng 3, bài báo với tác giả đầu mối trong nước thường được trích dẫn ít hơn hẳn so với tác giả đầu mối là người nước ngoài. Nghĩa là, bằng cách dùng proxy này ta đã phân biệt ra hai nhóm CBQT có thuộc tính (chất lượng) khác hẳn nhau.
Theo ISI, tỉ lệ các CBQT do nội lực có tác giả đầu mối trong nước dao động từ 30% với Indonesia cho đến 60% với Thái Lan, 80% với Trung Quốc và khoảng 90% đối với Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Hình 5). Lại một lần nữa có thể thấy đất nước càng phát triển, CBQT do nội lực càng tăng lên.
Trích dẫn các công bố quốc tế do nội lực và do hợp tác quốc tế
Các CBQT do nội lực thường ít được trích dẫn hơn công bố có tác giả đầu mối là người nước ngoài. Xu hướng này tồn tại ngay ở các nước phát triển như Úc (Butler, 2003) và đương nhiên sẽ rõ rệt hơn ở các nước kém phát triển có nguồn lực nội địa yếu kém hơn, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu yêu cầu các trang thiết bị thí nghiệm cao cấp. Trên thực tế, tần số trích dẫn các CBQT do nội lực thấp hơn các công bố do hợp tác quốc tế đến hai lần trong cả hai trường hợp Thái Lan và Việt Nam (Bảng 3).
Đặc điểm này cũng giúp ta lý giải câu hỏi trên đây tại sao lượng trích dẫn trung bình các CBQT của Việt Nam và Philippines lại cao hơn Trung Quốc và Đài Loan (hình 3), hoặc các CBQT của Hồng Kông và Đài Loan được thường xuyên trích dẫn hơn Nhật Bản.
Hình 5. Tỉ lệ bài báo có tác giả đầu mối trong nước của các nước Đông Á năm 2008.
Trình độ của một quốc gia trong từng lãnh vực nghiên cứu cũng có thể được đánh giá căn cứ trên các CBQT do nội lực. Ví dụ, Bảng 2 cho thấy tình trạng ở Việt Nam. Trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, như y học và nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tác giả đầu mối của hầu hết các CBQT đều là từ nước ngoài. Ngược lại, về Toán học, một lĩnh vực nghiên cứu mạnh nhất ở Việt Nam, phần lớn tác giả đầu mối là người trong nước.
5. So sánh hoạt động R&D trong các trường đại học hàng đầu Việt Nam và Thái Lan
Để xem đại học Việt Nam đang đứng ở đâu trong khu vực về năng lực nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể so sánh các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam với hai trường đại học hàng đầu Chulalongkorn và Mahidol của Thái Lan. ĐH Chulalongkorn là một trong số 200 trường đại học đẳng cấp quốc tế theo xếp hạng năm 2005, 2007 và 2008 của Thời báo Giáo dục Đại học (THES, 2008)
Các hoạt động R&D ở Thái Lan được tập trung chủ yếu tại các trường đại học, các trường này chiếm 95% tổng số CBQT của cả nước so với con số 55% của Việt Nam. Bên cạnh ĐH Chulalongkorn và Mahidol, Thái Lan còn có nhiều trường ĐH danh tiếng khác như Chiang Mai, Khon Kaen, Kasetsart, Prince Songkla, Thammasat, và Viện Công nghệ Châu Á, hằng năm mỗi trường này đều công bố hàng trăm công trình trên các tạp chí quốc tế.
Tổng số CBQT của bốn trường đại học hàng đầu Việt Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội và Đai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được so sánh với ĐH Chulalongkorn và Mahidol của Thái Lan trên bảng 3 cho năm 2004 và bảng 4 cho năm 2008.
CBQT của các trường ĐH hàng đầu Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây và tăng gấp đôi kể từ năm 2004 và 2008. Mặc dù tăng nhanh nhưng CBQT từ các trường ĐH hàng đầu Việt Nam vẫn thấp hơn ĐH Chulalongkorn hay Mahidol từ 15 đến 30 lần. Từng trường ĐH này công bố nhiều hơn toàn bộ các viện nghiên cứu Việt Nam cộng lại. CBQT của các trường ĐH Thái Lan cũng được trích dẫn thường xuyên hơn các ĐH của Việt Nam (Bảng 3).
Bảng 2 Tác giả đầu mối (TGDM) trong nước và nước ngoài trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau của Việt Nam, năm 2008.
Lĩnh vực nghiên cứu TGĐM trong nước TBĐM ngoài nước Tỉ lệ nội địa
Toán học, Tối ưu, Thống kê 95 21 0.82
Vật lý, Quang học, và Vật lý ứng dụng 52 37 0.58
Công nghệ 14 20 0.41
Sức khoẻ cộng đồng, Sức khỏe liên quan Môi trường và Nghề nghiệp 14 25 0.36
Hoá học, Hoá phân tích và Điện hóa 17 35 0.33
Nông nghiệp, Nông học 7 25 0.22
Nghiên cứu miễn dịch; Bệnh truyền nhiễm; khoa nhi; Y học nhiệt đới 14 62 0.18
Sinh thái học; Khoa học Môi trường; Độc chất 4 30 0.12
Tổng cộng các lĩnh vực 301 505 0.3
Tác giả đầu mối Việt Nam chiếm 29% tổng số công bố quốc tế năm 2004 và 37% năm 2008. Số trích dẫn trung bình các công bố quốc tế có tác giả đầu mối là người Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với tác giả đầu mối nước ngoài (Bảng 3)
Ngược lại, tại trường ĐH Chulalongkorn và Mahidol, tác giả đầu mối người Thái chiếm 70% tổng số các công bố quốc tế của các trường này năm 2004 (Bảng 3) và gần 80% năm 2008 (Bảng 4). Số trích dẫn trung bình của họ cũng cao hơn. Chúng ta có thể tin rằng khi khoa học và giáo dục đại học ở Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn, chắc chắn tỉ lệ và chất lượng các công bố quốc tế có tác giả đầu mối trong nước sẽ tăng theo.
Có một chi tiết rất đáng lưu ý trong cột 3 của Bảng 3: số trích dẫn trung bình của 5 viện nghiên cứu hàng đầu Việt Nam (6,5) thấp hơn hẳn con số tính cho toàn quốc (10). Để giải thích điều có vẻ nghịch lý này, chúng ta có thể xem xét các công bố về y học, một lãnh vực không được 5 cơ sở hàng đầu nói trên nghiên cứu. Trong số 82 CBQT năm 2004 về y học, chỉ có 7 công bố có tác giả đầu mối là người Việt Nam, 75 công trình còn lại đều do người nước ngoài làm tác giả đầu mối, có số lượng trích dẫn rất cao. Điều này phần nào ảnh hưởng đến số trích dẫn trung bình của toàn Việt Nam.
6. So sánh CBQT trong các lĩnh vực nghiên cứu
Từ phân tích trên đây, có thể thấy rằng để có được bức tranh tổng thể về các lĩnh vực nghiên cứu tầm quốc tế ở Việt Nam, chúng ta chỉ nên chú ý đến các CBQT do nội lực. Trên bảng 5, chúng ta sẽ so sánh bức tranh của cả Việt Nam với một trường ĐH Chulalongkorn.
Tại ĐH Chulalongkorn, lĩnh vực nghiên cứu hàng đầu là các khoa học ứng dụng như y tế, hoá học, công nghệ sinh học, công nghệ, khoa học vật liệu, nông nghiệp, v.v.. Ngược lại ở Việt Nam, các lĩnh vực nghiên cứu có nhiều CBQT nhất lại là Toán học và Vật lý (một nửa trong số đó là Vật lý lý thuyết), trong khi đó các sản phẩm nghiên cứu thuộc hai lĩnh vực này lại khá khiêm tốn ở ĐH Chulalongkorn và các ĐH khác của Thái Lan.
Bảng 3 CBQT của một số tổ chức R&D ở Việt Nam và Thái Lan năm 2004. Truy cập cơ sở dữ liệu ISI tháng 8/2009.
Tổng CBQT Tr. dẫn trg bình TGĐM trong nước TGĐM nước ngoài
CBQT Tr. dẫn trg bình CBQT Tr. dẫn trg. bình
Bốn ĐH hàng đầu VN 83 6.6 44 4.5 39 8.8
Viện KHCN Việt Nam 82 6.3 31 4.9 51 7.5
Cả nước Việt Nam 403 10.0 117 6.6 286 14.1
ĐH Chulalongkorn 416 12.0 295 7.1 121 15.3
ĐH Mahidol 465 13.9 320 8.3 145 16.9
Bảng 4 CBQT của một số tổ chức R&D hàng đầu Việt Nam và Thái Lan năm 2008
Tổng số CBQT TGĐM trong nước Tỉ lệ nội địa
Bốn trường ĐH hàng đầu Việt Nam 160 87 54%
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 156 74 47%
Việt Nam (tổng cộng trong cả nước) 806 307 37%
ĐH Chulalongkorn 869 715 82%
ĐH Mahidol 817 598 73%
Toán học và vật lý lý thuyết chiếm ưu thế trong các CBQT ở Việt Nam có thể được giải thích một phần do ảnh hưởng cuộc chiến tranh kéo dài trước đây (lúc đó chỉ hai hướng nghiên cứu này là khả dĩ có CBQT) và ảnh hưởng của cấu trúc nền khoa học Liên Xô đối với Việt Nam, phần khác, có lẽ do người Việt nam có thiên hướng tư duy trừu tượng. Nhưng đúng hơn, chính sự yếu kém về chất lượng các nghiên cứu ứng dụng và công nghệ ở nước ta mới là lý do tạo nên sự nổi trội quá rõ rệt của hai lãnh vực Toán và Vật lý lý thuyết. Và nhân tố quan trọng lý giải sự yếu kém của các khoa học ứng dụng tại Việt Nam là thiếu đầu tư thích đáng và thiếu một quan niệm đúng đắn về nghiên cứu khoa học và đào tạo đại học, cho rằng các nghiên cứu ứng dụng không nhất thiết phải lấy CBQT làm thước đo chất lượng.
Nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học có tiếng ở Việt Nam vắng bóng trên các tạp chí khoa học quốc tế. Ở ĐH Quốc gia Hà Nội với 30.000 sinh viên, các CBQT có tác giả đầu mối trong nước chỉ tập trung ở ba nơi, trường ĐH Công nghệ và hai khoa Toán và Vật lý của trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Tương tự, trong số 19 công bố của ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004, có đến 9 công bố về vật lý.
Có rất ít CBQT bằng nội lực trong các lĩnh vực ứng dụng như chế biến lương thực, nông nghiệp và khai thác tài nguyên, các lĩnh vực hiện chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam. Nghiên cứu y học bằng nội lực cũng chưa tương xứng với một quốc gia có ít nhiều truyền thống trong lãnh vực này và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh truyền nhiễm nhiệt đới. Trên thực tế, các CBQT về y học chủ yếu thuộc về các tác giả đầu mối nước ngoài (Bảng 2), từ đây ta có thể thấy nỗ lực đào tạo chuyên gia y học ở các nước tiên tiến của Việt Nam trong những năm gần đây vẫn chưa đủ khối lượng tới hạn để hình thành nhiều cơ sở nghiên cứu trong nước đạt trình độ quốc tế.
CBQT cũng rất hiếm trong nghiên cứu đại dương và khí quyển vốn là lĩnh vực rất quan trọng đối với một quốc gia thường xuyên chịu các thảm hoạ thời tiết và có đường biển dài với khu đặc quyền kinh tế rộng lớn đầy tiềm năng. Vì Việt Nam là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong những thập niên tới nên sự thiếu hụt chuyên gia trong lĩnh vực này là một điều thực sự đáng lo ngại.
Kết luận
Năng lực nghiên cứu khoa học của 11 nước Đông Á được đánh giá theo ba chiều kích: số CBQT trên một triệu dân, số trích dẫn trung bình và mức độ phát huy nội lực dựa trên số tác giả đầu mối có địa chỉ trong nước. Trong quá trình đi lên của các nước đang phát triển, thành tích nghiên cứu sẽ tăng lên theo cả ba chiều kích này.
Nghiên cứu này cho thấy lượng CBQT tính trên 1 triệu dân có tương quan chặt chẽ với bình quân GDP và Chỉ số Phát triển Con người (HDI), và do đó, chúng có thể được sử dụng như các tiêu chí thể hiện trình độ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Singapo dẫn đầu khu vực Đông Á với 1549 CBQT trên 1 triệu dân năm 2008, nhiều hơn Thái Lan, Việt Nam và Indonesia đến 30, 170 và 530 lần. Về tốc độ tăng trường, Trung Quốc phát triển nhanh nhất với tốc độ 20%/năm, tiếp sau đó là Malaysia, Thái Lan và Việt Nam với tốc độ 15-16%/năm; trong khi đó các nước phát triển hơn có tốc độ tăng trưởng thấp hơn như Hồng Kông: 5%/năm và Nhật Bản: 1%/năm.
Các nước trong khu vực cũng rất khác nhau về mức độ phát huy nội lực trong nghiên cứu khoa học nếu xét trên tỉ lệ các công bố quốc tế có tác giả đầu mối trong nước. Tỉ lệ này tăng từ 30% ở Indonesia, 60% ở Thái Lan đến 90% ở Nhật Bản và Đài Loan.
Các bài viết có tác giả đầu mối nước ngoài được trích dẫn nhiều hơn tác giả đầu mối trong nước. Khi năng lực nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học của đất nước tăng lên, tỉ lệ và lượng trích dẫn các bài nghiên cứu có tác giả đầu mối trong nước chắc chắn sẽ tăng lên.
Cho tới nay, tổng số CBQT của cả Việt Nam vẫn còn ít hơn một trường đại học Thái Lan như Chulalongkorn hay Mahidol. Hơn nữa, trong khi các tác giả đầu mối trong nước chiếm gần 80% tổng số các CBQT của Thái Lan thì con số này ở Việt nam chỉ là 38%. Nghiên cứu khoa học của Thái Lan có mối liên hệ rất chặt chẽ với đào tạo đại học: 95% CBQT của Thái Lan là do các trường đại học tiến hành so với con số 55% của Việt Nam. Toán học và vật lý lý thuyết thường là hai lãnh vực có nhiều công bố quốc tế nhất của Việt Nam. Trong khi đó rất nhiều dự án công nghệ và ứng dụng được tiến hành ở Việt Nam (Ca và Hung, 2008), nhưng các kết quả ít xuất hiện trên các tạp chí quốc tế. Từ đây nảy sinh mối quan ngại về chất lượng và ý nghĩa của các nghiên cứu ứng dụng đó.
Bảng 5. CBQT của tác giả đầu mối trong nước năm 2007: so sánh trường ĐH Chulalongkorn với các cơ sở nghiên cứu của Việt Nam
ĐH Chulalongkorn, Thái Lan Toàn Việt Nam
Lĩnh vực nghiên cứu CBQT Lĩnh vực nghiên cứu CBQT
Hóa học 97 Toán học 58
Y tế 72 Vật lý 39
Kỹ thuật 51 Kỹ thuật 15
Sinh hoá học, sinh học 36 Khoa học và Kỹ thuật vật liệu 12
Vật liệu tổng hợp, bong sợi 28 Y tế 11
Khoa học Polime 26 Khoa học Máy tính 10
Thú y 20 Hóa học 9
Công nghệ sinh học và vi sinh 19 Môi trường; Địa lý 7
Thực vật học 14 Dinh dưỡng 5
Nông nghiệp 13 Nghiên cứu Châu Á 5
Vi sinh học 11 Tự động hoá và điều khiển học 4
Phục hồi chức năng 9 Làm vườn 4
Dược học và Dược phẩm 8 Năng lượng và nhiên liệu 3
Môi trường và địa lý 7 Thực vật học 3
Các ngành khác (Ít hơn 7 CBQT) 158 Các ngành khác (Ít hơn 3 CBQT) 50
Tổng cộng 569 Tổng cộng 234
Kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường hơn hai thập kỷ trước đây, thu nhập bình quân của Việt Nam đã vượt quá 1000 USD, ngưỡng các nước có “thu nhập trung bình dưới”. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp, khai thác tài nguyên và chế biến công nghiệp nhẹ (Dapice, et. al. 2008). Để nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa và hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt nam cần nhiều lực lượng lao động có tay nghề hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực có liên quan đến khoa học và công nghệ, với số lượng nhiều hơn mức mà các trường đại học có thể đào tạo hiện nay.
Để đáp ứng được nhu cầu này, các trường đại học Việt Nam cần đổi mới triệt để (Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005). Cần phải chuyển nhiều trường đại học Việt Nam từ giảng dạy là chính thành các đại học nghiên cứu. Mặc dù chính sách của Chính phủ đã chính thức đề cập tới vấn đề này, nhưng sự chuyển biến vẫn còn chậm chạp và các chính sách cụ thể vẫn chưa đủ khuyến khích nghiên cứu khoa học chất lượng quốc tế trong các trường đại học.
Từ những phân tích trên đây có thể đưa ra những khuyến nghị về cách tiếp cận nhằm tái cấu trúc hệ thống khoa học và giáo dục đại học ở Việt Nam. Cần phải tập trung nhiều hơn nguồn lực nghiên cứu về các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học nghiên cứu đa ngành tuân theo những chuẩn mực được quốc tế thừa nhận trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Chỉ bằng cách nâng lên tầm quốc tế các cơ sở nghiên cứu khoa học của Việt Nam thì mới giải quyết được tình trạng thiếu hụt chuyên gia trình độ cao trong những lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, công nghệ và nhiều lĩnh vực ứng dụng cũng như khoa học xã hội khác. Làm được điều đó, các trung tâm xuất sắc (center of excellence) trong nghiên cứu, đào tạo và sáng tạo công nghệ sẽ được hình thành và tạo nên một bộ mặt mới cho nền khoa học và giáo dục của Việt Nam .
-----------------------------------
*(dịch từ bản tiếng Anh trên tạp chí Higher Education Vol. 60, No 4, 2010)
Tài liệu tham khảo
Bernardes, A., Albuquerque, E., 2003. Cross-over, thresholds, and interactions between science and technology: lessons for less developed countries. Research Policy 32, 865-885.
Butler, L., 2003. Explaining Australia’s increased share of ISI publications – the effects of a funding formula based on publication counts. Research Policy 32, 134-155.
David A. King (2004). The scientific impact of Nations. Nature, No 430. July 2004.
SJTU (Shanghai Jiao Tong University) 2008. Academic Ranking of World Universities 2008. Retrieved September 30, 2008, from http://www.arwu.org/rank2008/EN2008.htm.
Socialist Republic of Vietnam (2005), Resolution No. 14/2005/NQ-CP On Fundamental and Comprehensive Higher Education Reform in Vietnam for the period of 2006 – 2020, 2 November 2005
THES, 2008. The Times Higher Education World Rankings 2008. Retrieved September 30, 2008, from http://www.timeshighereducation.co.jk/.
Ca, T. N., Hung, N. V., 2008. The Evolving Role of Academic Institutions in the Knowledge Economy: The Case of Vietnam. ISBN: 978-91-86113-01-8. Published online at http://developinguniversities.blogsome.com/
United Nations, 2005. World Investment Report – Transnational Corporations and the Internationalization of R&D, New York and Geneva, 2005.
UNDP, 2006. Human Development Report. New York 2006.
Dapice O. Dapice, et. al. “Choosing Success: The Lessons of East and Southeast Asia and Vietnam’s Future,” Harvard Kennedy School, 2008. by Research Policy Institute, Lund, Sweden, 2008
Nguồn: Phạm Duy Hiển. Tạp chí Tia sáng