Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2010

So sánh năng lực nghiên cứu khoa học của 11 nước Đông Á dựa trên các công bố quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam*

1. Dẫn nhập Sau Nhật Bản, các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, và mới đây là Trung Quốc đã bứt phá nhanh chóng để đuổi theo sát nút những nước Tây Âu và Bắc Mỹ trên mọi bình diện thế giới và trong cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Khoa học và giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, đã trở thành động lực chính giúp xây dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu của các nền kinh tế này trong khu vực Đông Á. Trong giáo dục đại học, các trường đại học nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cao cấp - những người sẽ tạo nên một lực lượng lao động tay nghề cao, trên cơ sở đó hình thành năng lực quốc gia về ứng dụng và cải tiến công nghệ (Liên Hợp Quốc, 2005). Các kết quả nghiên cứu từ đây phải đưa lên những tạp chí khoa học quốc tế uy tín, có phản biện đồng nghiệp, xem như thước đo về chất lượng. Đó là lý do tại sao các công bố quốc tế (CBQT) là một trong số các tiêu chí chủ chốt được sử dụng trong xếp hạng các trườn...

Suy ngẫm sau việc "bác" dự án đường sắt cao tốc

Những dự án đặc biệt quan trọng như vậy thì không thể trình, duyệt vội vã trong một kỳ họp Quốc hội. Thay vì quyết định hết và QH chỉ pháp lý hóa, đến dự án này, Bộ Chính trị không quyết trước mà để QH thảo luận, quyết định. Chiều 19-6, với 37,5% đại biểu Quốc hội (QH) tán thành, 42,2% đại biểu không tán thành, QH đã tuyên bố không thông qua dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-TP HCM. Việc QH nói không với siêu dự án gần 56 tỉ USD là biểu hiện bề ngoài của sinh hoạt nghị trường. Nhưng đằng sau cánh gà, biết bao vấn đề đặt ra để suy ngẫm với việc chuẩn bị dự án của Chính phủ, tổ chức thảo luận, biểu quyết của QH và cả vai trò lãnh đạo của Đảng. Pháp luật TP HCM trao đổi với ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH khóa XI, người có 20 năm là Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH. Mừng vì không khí dân chủ… Phóng viên: QH khóa XII vừa trải qua một kỳ họp sôi động nhất từ trước tới nay. Là người nhiều năm hoạt động QH, cảm nhận của ông thế nào? + Ông Vũ Mão: Quy luật là càng cuối khóa, các k...

Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp

Lời bình:Qua bài phát biểu khá dễ hiểu của ông, tôi cũng đã hiểu hơn bản chất của một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Giá như đây là lời phát biểu của ông khi ông đang là chủ tịch quốc hội thì hay biết mấy? Theo quan điểm của tôi thì các lãnh đạo của Đảng đã nhận ra những bất cập của Hiến Pháp hiện nay cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới của đất nước và thế giới. Đặc biệt chúng ta phải thống nhất chức danh Tổng Bí Thư và chủ tịch nước làm một. Thật ngạc nhiên khi TBT là người có chức danh to nhất, quyền lực nhất đất nước lại không được các nguyên thủ các quốc gia khác đón tiếp theo nghi lễ quốc gia. Bởi đon giản là các nước khác có rất nhiều đảng phái, TBT chỉ là người chủ tịch của Đảng đó mà thôi. Sau đây là bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Van An Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước – Cựu Chủ tịch QH Nguyễn Văn An. LTS: Gặp gỡ&...

Nhu cầu dẫn đến bằng giả từ trường dỏm

Lời bình: Mấy ngày gần đây, dư luận xôn xao vụ ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Tỉnh Phú Thọ có bằng Tiến sĩ ở Mỹ mà không biết Tiếng Anh. Theo tôi, ông chỉ là nạn nhân của trò lừa đảo. Lợi dụng sự không hiểu biết, hám danh của các quan chức, người dân ở các nước kém phát triển, muốn có bằng cấp cao để tiến thân, các cơ sở kinh doanh bằng cấp tha hồ mà thả mồi, bắt bóng? Đó là lỗi của cả hệ thống giáo dục cũng như tâm lý, tính cách của người Việt: Học để làm quan và gần như ai cũng muốn làm quan. Học càng cao, tiến thân càng dễ. Làm quan càng to, bổng lộc càng nhiều. Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn - Viện Nghiên cứu Garvan Theo Vietnamnet 23/06/2010 Câu chuyện chung quanh sự việc quan chức văn hóa một tỉnh có bằng tiến sĩ nhưng không biết tiếng Anh, thực chất là bằng dỏm là một hệ quả của sự nghịch lí về chức vụ và bằng cấp ở nước ta. Dư luận công chúng bức xúc về trường hợp một quan chức văn hóa của một tỉnh có bằng tiến sĩ nhưng không biết tiếng Anh. Thật ra, bằng ti...

Bảng xếp hạng nền Toán học Việt Nam năm 2008

Hội Toán học thế giới chia các thành viên của mình ra thành năm nhóm nước: I, II, III, IV và nhóm V dựa trên những đánh giá, phiếu bầu của các chuyên gia. Trong năm nhóm, nhóm V là nhóm các nước có nền Toán học phát triển nhất, rồi lần lượt là các nhóm IV, III, II và I. Ta cũng chú ý rằng, không phải nước nào cũng được kết nạp làm hội viên của hội Toán học Thế giới. Trong danh sách dưới đây, chỉ có khoảng 70 nước được kết nạp làm thành viên của Hội Toán học Thế Giới. Sau đây là danh sách bảng xếp hạng các nhóm nước: Nhóm I (Gồm 32 nước): Armenia, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Cameroon, Colombia, Croatia, Cuba, Estonia, Georgia, Greece, Hong Kong, Iceland, Indonesia, Ivory Coast, Kazakhstan, Latvia, Lithuania, New Zealand, Nigeria, Pakistan, Peru, Philippines, Romania, Saudi Arabia, Serbia, Singapore, Slovenia, Tunisia, Turkey, Uruguay, Venezuela, Vietnam. Nhóm II (Gồm 11 nước): Argentina, Austria,Chile, Denmark, Egypt, Ireland, Mexico, Portugal, Slovakia, South Africa, Ukrain...