Nhìn lại hiện tượng Susan Boyle
Nhân dịp nghe album đầu tay của chị: I dream a dream, hình ảnh của một Susan Boyle cách đây 8 tháng lại hiện về trong tôi.
Đến bây giờ người ta cũng không lý giải nổi tại sao một phụ nữ "quê mùa, thô kệch, thất nghiệp" và kém may mắn lại có giọng ca Opera trời phú, làm say mê lòng người đến vậy. Khi xem video clip của chị trên sân khấu TV Britain"s Got Talent, tôi đã bật khóc. Tôi nghiệm ra một điều rằng: Mặc dù chúng ta có thể không may mắn nhưng nếu chúng ta có niềm tin, có nghị lực, chúng ta sẽ có những cái mà chúng ta muốn. Chị chính là tấm gương sáng mà thầy cô giáo, các nhà giáo dục Việt Nam cần lấy đó làm gương để giáo dục thế hệ trẻ. Thật tiếc, theo tôi cảm nhận, thì hình như các thầy cô giáo của chúng ta không biết Susan Boyle là ai??
Susan Boyle - hiện tượng mới của làng ca nhạc thế giới
(19/04/2009 - Theo báo Thể Thao Văn hóa)
Người phụ nữ kém may mắn, thất nghiệp và chưa bao giờ yêu đã làm cả thế giới sửng sốt và ứa nước mắt cảm động khi chị cất tiếng hát.
Ban giám khảo nhăn mặt, còn khán giả thì cười ồ khi Susan Boyle, một phụ nữ thân hình xồ xề và đầu tóc bù xù như một bà giúp việc, bước ra sân khấu trong chương trình TV Britain"s Got Talent (phiên bản Anh của cuộc thi tìm tài năng âm nhạc America Idol ở Mỹ) hôm 13/4 vừa rồi. Nhưng khi chị cất tiếng hát, tất cả đã phải kinh ngạc trước giọng ca đến mê hồn của chị, một giọng ca khiến nhiều người ứa nước mắt cảm động.
Chỉ sau một đêm, người phụ nữ 47 tuổi chưa từng lấy chồng và đang thất nghiệp này đã trở thành một “hiện tượng pop toàn cầu”, được các nhà sản xuất âm nhạc săn đuổi và được các đài báo, trong đó có chương trình của Nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey, “xếp hàng” chờ phỏng vấn.
Nổi tiếng “gàn dở” trong làng
Trước khi ra hát, Susan Boyle nói: "Tôi sẽ làm khán giả choáng váng” và thậm chí còn tuyên bố muốn trở thành một Elaine Paige (ca sĩ nổi tiếng của Anh) kế tiếp. Tất cả khán giả và BGK đã cười trước người phụ nữ có ngoại hình kỳ cục nhưng khá tự tin này… Lúc đó họ nghĩ rằng cuộc thi Britain"s Got Talent lại có thêm một thí sinh đến để gây trò cười và mua vui.
Nhưng thật không ngờ, ngay sau khi Susan cất giọng hát câu đầu tiên, cả ba thành viên ban giám khảo của cuộc thi, gồm ông trùm âm nhạc Simon Cowell, nữ diễn viên Amanda Holden và nhà báo Piers Morgan, đều phải “trố mắt” ngạc nhiên. Họ thực sự bị sốc và rất nhiều khán giả ở Glasgow đã phải đứng dậy vỗ tay vì bị mê hoặc bởi giọng hát của Susan. “Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là điều kinh ngạc lớn nhất mà tôi được chứng kiến trong 3 năm diễn ra cuộc thi”, ông Piers Morgan khẳng định và chẳng hề giấu giếm rằng trước khi Susan trình diễn “ai cũng cười cô”.
Họ cười bởi Susan là một phụ nữ lùn, mập, không có nhan sắc và đã luống tuổi. Trong ngôi làng ở Blackburn, gần Bathgate, West Lothian, nơi “ngôi sao” này sống người ta gọi chị là “Susie Đơn giản”. Và ở làng mình, chị “nổi tiếng” là một người gàn, sống một mình với con mèo tên là Pebbles. Chị bị dị tật não bẩm sinh nên gặp nhiều khó khăn trong chuyện học hành. Susan có những thói quen lập dị như giữ tiền trong vỏ chai rượu whisky và rất hoan hỉ chọc ghẹo trẻ em trong làng vào những dịp hiếm khi ra khỏi nhà mình.
Nhớ lại thời thơ ấu của mình, Susan nói: “Tôi ốm yếu tàn tật bẩm sinh và điều đó khiến tôi trở thành mục tiêu của những kẻ hay bắt nạt người khác. Tôi luôn bị lấy tên ra để chế nhạo bởi mái tóc xơ xác cộng với sự học hành chật vật của mình”.
Susan hát từ năm 12 tuổi khi bắt đầu tham gia dàn đồng ca trong nhà thờ nơi chị sống. Rời trường học, Susan trình diễn thường xuyên tại khách sạn Happy Valley ở Blackburn và hát tại nhiều quán rượu ở địa phương. Năm 18 tuổi, Susan là một đầu bếp học việc tại trường ĐH West Lothian. Nhưng sau khi nhận thấy mình không có khả năng nấu nướng bằng ca hát nên chị đã bỏ việc. Kể từ đó Susan tự nguyện tham gia nhiều việc như giúp đỡ người già. Chị ít khi ra khỏi nhà và chưa hề hẹn hò cùng ai. Trong cuộc phỏng vấn mới đây người phụ nữ này nói rằng cuộc sống của chị thiếu sự lãng mạn và tiếc là mình không có con. “Tôi chưa hề hôn ai. Cha mẹ không muốn tôi có bạn trai vì vậy tôi chưa hề cùng ai và có lẽ điều đó sẽ không bao giờ xảy ra”.
Cách đây hai năm mẹ chị qua đời ở tuổi 91. Susan đau khổ vô cùng và chị cho biết: “Một thời gian sau khi mẹ tôi mất, tôi không thể hát được vì quá buồn”. Nhưng Susan đã chấp nhận mọi rủi ro để tham gia cuộc thi Britain"s Got Talent bởi nghĩ rằng như vậy sẽ khiến mẹ tự hào.
Trở thành một hiện tượng toàn cầu
Tại đêm thi đó, Susan Boyle thể hiện nhạc phẩm I Dreamed A Dream (“Tôi mơ một giấc mơ”) trong vở ca kịch Những người khốn khổ. Và bản thân chị cũng không ngờ giấc mơ mà chị vẫn mơ bỗng trở thành sự thực. Khi Susan hát xong, Amanda Holden, nữ thành viên Ban giám khảo, đã xúc động phát khóc. Cả khán phòng vỗ tay mãi không dứt. Cũng kể từ đó, Susie Đơn giản bắt đầu trở thành hiện tượng được cả thế giới biết đến. Hôm 18/4, clip phần hát thi của chị đã có tới 20 triệu lượt truy cập trên YouTube. Giờ đây danh tiếng của người phụ nữ “gàn” này đã vượt xa ngôi làng không phải bởi tính lập dị mà với giọng ca trời phú của mình.
Ông trùm âm nhạc Simon Cowell đang sắp xếp ký hợp đồng thu âm cho Susan với hãng Sony BMG. Trong khi ở thị trường Mỹ nổi tiếng khó tính, ngay cả các ngôi sao pop hàng đầu Anh cũng "khó đột nhập", thì đang phát “cuồng” với giọng ca trong trẻo của người phụ nữ đã gần ngũ tuần này.
Chưa kể các bài viết ca ngợi Susan xuất hiện tràn ngập trên nhiều tờ báo khắp thế giới, trong đó có The Washington Post, The Toronto Star và The Maldives Chronicle. Cho đến nay, ít nhất hai địa chỉ website của Susan đã được lập trên Internet và chị đã có tên trên website tra cứu Wikipedia. Giáo sư Robert Canfield, thuộc trường ĐHTH Washington ở Missouri thậm chí đã viết một tiểu luận về hiện tượng Susan.
Nếu giành chiến thắng trong cuộc thi Britain"s Got Talent, Susan sẽ được nhận 100.000 bảng tiền thưởng và có cơ hội được trình diễn tại Chương trình tạp kỹ Hoàng gia vào cuối năm nay.
Theo Thể thao văn hóa
Đến bây giờ người ta cũng không lý giải nổi tại sao một phụ nữ "quê mùa, thô kệch, thất nghiệp" và kém may mắn lại có giọng ca Opera trời phú, làm say mê lòng người đến vậy. Khi xem video clip của chị trên sân khấu TV Britain"s Got Talent, tôi đã bật khóc. Tôi nghiệm ra một điều rằng: Mặc dù chúng ta có thể không may mắn nhưng nếu chúng ta có niềm tin, có nghị lực, chúng ta sẽ có những cái mà chúng ta muốn. Chị chính là tấm gương sáng mà thầy cô giáo, các nhà giáo dục Việt Nam cần lấy đó làm gương để giáo dục thế hệ trẻ. Thật tiếc, theo tôi cảm nhận, thì hình như các thầy cô giáo của chúng ta không biết Susan Boyle là ai??
Susan Boyle - hiện tượng mới của làng ca nhạc thế giới
(19/04/2009 - Theo báo Thể Thao Văn hóa)
Người phụ nữ kém may mắn, thất nghiệp và chưa bao giờ yêu đã làm cả thế giới sửng sốt và ứa nước mắt cảm động khi chị cất tiếng hát.
Ban giám khảo nhăn mặt, còn khán giả thì cười ồ khi Susan Boyle, một phụ nữ thân hình xồ xề và đầu tóc bù xù như một bà giúp việc, bước ra sân khấu trong chương trình TV Britain"s Got Talent (phiên bản Anh của cuộc thi tìm tài năng âm nhạc America Idol ở Mỹ) hôm 13/4 vừa rồi. Nhưng khi chị cất tiếng hát, tất cả đã phải kinh ngạc trước giọng ca đến mê hồn của chị, một giọng ca khiến nhiều người ứa nước mắt cảm động.
Chỉ sau một đêm, người phụ nữ 47 tuổi chưa từng lấy chồng và đang thất nghiệp này đã trở thành một “hiện tượng pop toàn cầu”, được các nhà sản xuất âm nhạc săn đuổi và được các đài báo, trong đó có chương trình của Nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey, “xếp hàng” chờ phỏng vấn.
Nổi tiếng “gàn dở” trong làng
Trước khi ra hát, Susan Boyle nói: "Tôi sẽ làm khán giả choáng váng” và thậm chí còn tuyên bố muốn trở thành một Elaine Paige (ca sĩ nổi tiếng của Anh) kế tiếp. Tất cả khán giả và BGK đã cười trước người phụ nữ có ngoại hình kỳ cục nhưng khá tự tin này… Lúc đó họ nghĩ rằng cuộc thi Britain"s Got Talent lại có thêm một thí sinh đến để gây trò cười và mua vui.
Nhưng thật không ngờ, ngay sau khi Susan cất giọng hát câu đầu tiên, cả ba thành viên ban giám khảo của cuộc thi, gồm ông trùm âm nhạc Simon Cowell, nữ diễn viên Amanda Holden và nhà báo Piers Morgan, đều phải “trố mắt” ngạc nhiên. Họ thực sự bị sốc và rất nhiều khán giả ở Glasgow đã phải đứng dậy vỗ tay vì bị mê hoặc bởi giọng hát của Susan. “Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là điều kinh ngạc lớn nhất mà tôi được chứng kiến trong 3 năm diễn ra cuộc thi”, ông Piers Morgan khẳng định và chẳng hề giấu giếm rằng trước khi Susan trình diễn “ai cũng cười cô”.
Họ cười bởi Susan là một phụ nữ lùn, mập, không có nhan sắc và đã luống tuổi. Trong ngôi làng ở Blackburn, gần Bathgate, West Lothian, nơi “ngôi sao” này sống người ta gọi chị là “Susie Đơn giản”. Và ở làng mình, chị “nổi tiếng” là một người gàn, sống một mình với con mèo tên là Pebbles. Chị bị dị tật não bẩm sinh nên gặp nhiều khó khăn trong chuyện học hành. Susan có những thói quen lập dị như giữ tiền trong vỏ chai rượu whisky và rất hoan hỉ chọc ghẹo trẻ em trong làng vào những dịp hiếm khi ra khỏi nhà mình.
Nhớ lại thời thơ ấu của mình, Susan nói: “Tôi ốm yếu tàn tật bẩm sinh và điều đó khiến tôi trở thành mục tiêu của những kẻ hay bắt nạt người khác. Tôi luôn bị lấy tên ra để chế nhạo bởi mái tóc xơ xác cộng với sự học hành chật vật của mình”.
Susan hát từ năm 12 tuổi khi bắt đầu tham gia dàn đồng ca trong nhà thờ nơi chị sống. Rời trường học, Susan trình diễn thường xuyên tại khách sạn Happy Valley ở Blackburn và hát tại nhiều quán rượu ở địa phương. Năm 18 tuổi, Susan là một đầu bếp học việc tại trường ĐH West Lothian. Nhưng sau khi nhận thấy mình không có khả năng nấu nướng bằng ca hát nên chị đã bỏ việc. Kể từ đó Susan tự nguyện tham gia nhiều việc như giúp đỡ người già. Chị ít khi ra khỏi nhà và chưa hề hẹn hò cùng ai. Trong cuộc phỏng vấn mới đây người phụ nữ này nói rằng cuộc sống của chị thiếu sự lãng mạn và tiếc là mình không có con. “Tôi chưa hề hôn ai. Cha mẹ không muốn tôi có bạn trai vì vậy tôi chưa hề cùng ai và có lẽ điều đó sẽ không bao giờ xảy ra”.
Cách đây hai năm mẹ chị qua đời ở tuổi 91. Susan đau khổ vô cùng và chị cho biết: “Một thời gian sau khi mẹ tôi mất, tôi không thể hát được vì quá buồn”. Nhưng Susan đã chấp nhận mọi rủi ro để tham gia cuộc thi Britain"s Got Talent bởi nghĩ rằng như vậy sẽ khiến mẹ tự hào.
Trở thành một hiện tượng toàn cầu
Tại đêm thi đó, Susan Boyle thể hiện nhạc phẩm I Dreamed A Dream (“Tôi mơ một giấc mơ”) trong vở ca kịch Những người khốn khổ. Và bản thân chị cũng không ngờ giấc mơ mà chị vẫn mơ bỗng trở thành sự thực. Khi Susan hát xong, Amanda Holden, nữ thành viên Ban giám khảo, đã xúc động phát khóc. Cả khán phòng vỗ tay mãi không dứt. Cũng kể từ đó, Susie Đơn giản bắt đầu trở thành hiện tượng được cả thế giới biết đến. Hôm 18/4, clip phần hát thi của chị đã có tới 20 triệu lượt truy cập trên YouTube. Giờ đây danh tiếng của người phụ nữ “gàn” này đã vượt xa ngôi làng không phải bởi tính lập dị mà với giọng ca trời phú của mình.
Ông trùm âm nhạc Simon Cowell đang sắp xếp ký hợp đồng thu âm cho Susan với hãng Sony BMG. Trong khi ở thị trường Mỹ nổi tiếng khó tính, ngay cả các ngôi sao pop hàng đầu Anh cũng "khó đột nhập", thì đang phát “cuồng” với giọng ca trong trẻo của người phụ nữ đã gần ngũ tuần này.
Chưa kể các bài viết ca ngợi Susan xuất hiện tràn ngập trên nhiều tờ báo khắp thế giới, trong đó có The Washington Post, The Toronto Star và The Maldives Chronicle. Cho đến nay, ít nhất hai địa chỉ website của Susan đã được lập trên Internet và chị đã có tên trên website tra cứu Wikipedia. Giáo sư Robert Canfield, thuộc trường ĐHTH Washington ở Missouri thậm chí đã viết một tiểu luận về hiện tượng Susan.
Nếu giành chiến thắng trong cuộc thi Britain"s Got Talent, Susan sẽ được nhận 100.000 bảng tiền thưởng và có cơ hội được trình diễn tại Chương trình tạp kỹ Hoàng gia vào cuối năm nay.
Theo Thể thao văn hóa