Lưu học sinh thuộc ngân sách nhà nước mới phải về nước sau 3 năm
Lời bình: Lưu học sinh đi học bằng ngân sách của nhà nước thì đương nhiên phải có trách nhiệm lớn phục vụ quê hương, tổ quốc. Tuy nhiên, nên chăng đối với các LHS thực sự giỏi, làm việc trong các Viện nghiên cứu cao cấp, giảng viên các Trường Đại học ở các nước phát triển thì BGD nên khuyến khích và tạo điều kiện cho họ ở lại, với điều kiện họ trả lại phần chi phí đào tạo cho nhà nước ( trong khoảng 10 năm chẳng hạn). Bởi vì, theo tôi,những người này thường sau đó vài năm, sẽ trở thành các GS có uy tín về mặt khoa học và do đó họ có thể làm những việc sau mà GS trong nước khó làm được:
- Thứ nhất: Họ chính là cầu nối giữa khoa học trong nước và ngoài nước.
- Thứ hai: Chính họ là những nhân tố tích cực trong việc tìm kiếm các học bổng để đưa sinh viên Việt Nam ra nước ngoài du học.
- Thứ ba: Họ chính là biểu tượng của trí tuệ Việt Nam, giúp quảng bá dân tộc Việt Nam ra toàn thế giới.
- Thứ tư: Nguồn thu nhập của những người này thường khá cao, một phần chắc chắn sẽ được gửi về gia đình ở Việt Nam, thúc đẩy kinh tế VN phát triển.
- Thứ năm: Nhà nước vẫn có thể mời họ tham gia phản biện hoặc đóng góp các ý kiến xây dựng đất nước rất có giá trị mà chắc chắn không phải trả tiền thù lao.
Nếu áp dụng qui định nhà nước một cách cứng nhắc, chắc Việt Nam sẽ không có những GS Toán học hàng đầu thế giới như: Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn,...
(Dân trí 21/12/2009) - Quy định lưu học sinh phải về nước sau 3 năm học chỉ áp dụng với diện lưu học sinh nhận học bổng ngân sách nhà nước, quy định này không áp dụng với lưu học sinh diện tự túc.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ GD & ĐT), Thư ký của Ban soạn thảo Nghị định khẳng định như vậy khi dự thảo“Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang đào tạo ở nước ngoài” vừa công bố đã nhận được nhiêu phản hồi không tích cực của lưu học sinh.
Theo ông Hùng, mục đích của sửa đổi dự thảo nhằm “lôi kéo” nhiều bộ, ngành vào cùng tham gia quản lý lưu học sinh (LHS). Bên cạnh đó, giúp các bộ, ngành có cơ sở khoa học để quy hoạch đội ngũ cán bộ tương lai phục vụ đất nước như ngành nào nhiều người đi học, ngành nào ít người đi để có điều chỉnh về ngành, nghề, hướng tới ngành nghề mà đất nước đang cần. Mặt khác, dự thảo này cũng yêu cầu nhà nước đào tạo xong rồi phải có kế hoạch sử dụng nhân lực.
Với nhiều bộ, ngành tham gia quản lý như vậy liệu có “trói buộc” các LHS không thưa ông?
Việc nhiều bộ, ngành tham gia quản lý này rất có lợi cho LHS, đặc biệt là LHS tự túc. Hiện nay, học sinh đi du học tự túc rất nhiều nhưng Bộ GD-ĐT không quản lý nổi việc này, trong khi đó LHS bằng ngân sách, chúng tôi quản lý được đến từng em, từng ngành nghề nào có bao nhiêu người.
Đây chính là yếu kém về quản lý. Do vậy, dự thảo này có điểm mới về quản LHS. Quy chế đã yêu cầu nhiều bộ, ngành cùng quản lý LHS như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó Bộ GD-ĐT là cơ quan chủ trì.
Bên cạnh đó, cũng quy định trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc giúp đỡ, động viên lưu học sinh học tập, nghiên cứu, thực tập, rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, định kỳ 6 tháng phải báo cáo về công tác lưu học sinh tại địa bàn cho Bộ GD-ĐT, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan.
Với lưu học sinh đi học bằng ngân sách nhà nước, sau khi hoàn thành khoá học 90 ngày, phải báo cáo kết quả học tập với bộ Giáo dục và đào tạo hoặc bộ Lao động - thương binh và xã hội. Còn lưu học sinh tự túc thì báo cáo kết quả học tập với hai bộ trên hoặc uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Do vậy, dự thảo mới này đưa việc xây dựng dữ liệu quản lý LHS và giúp doanh nghiệp, trường đại học, UBND tỉnh biết được hiện nay chúng ta đang có bao nhiêu LHS, họ học các chuyên ngành gì để biết cách tuyển chọn và sắp xếp, quy hoạch cán bộ hỗ trợ LHS khi về nước. Cũng qua bản dữ liệu này các LHS biết được nhu cầu trong nước đang thiếu gì, cơ quan, địa phương nào đang cần. Đây thực sự chính là những con số biết nói. Khi có cơ sở dữ liệu tốt thì sẽ chăm sóc, theo dõi quá trình học tập của LHS được chặt chẽ hơn.
Khi dự thảo vừa công bố, rất nhiều LHS đã phản ánh lại quy định “Sau khi tốt nghiệp, lưu học sinh được ở lại làm cộng tác viên khoa học hoặc hợp đồng sản xuất, thời gian ở lại không quá ba năm kể từ khi tốt nghiệp” như thế không hợp lý với những LHS tự túc?
Do văn bản của dự thảo cấu trúc chưa được chặt chẽ nên gây ra sự hiểu lầm mà LHS đã phản ánh. Đó là sự hiểu lầm giữa quyền của LHS và trách nhiệm của LHS.
Tôi khẳng định quy định này chỉ áp dụng với diện LHS học bổng ngân sách nhà nước, không áp dụng với LHS diện tự túc. Các LHS thuộc diện học bổng ngân sách nhà nước về nước phục vụ là hợp lý vì nhà nước cấp tiền cho các em đi học, tiền đó là tiền đóng thuế của nhân dân thì việc quay lại phục vụ đất nước cũng là điều dĩ nhiên.
Hơn nữa, trước khi học LHS đi học đã ký hợp đồng, cam kết với cơ quan sẽ quay trở lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Còn LHS đi du học theo diện tự túc thì không bắt buộc thực hiện quy định này vì họ tự bỏ “tiền túi” ra để đi thì làm sao ép buộc họ được.
Trước đây, quy định LHS phải về nước ngay sau khi tốt nghiệp, nay do phản ánh của nhiều LHS là khi tốt nghiệp cần có thời gian để ở lại nước bạn học tập, nghiên cứu thêm thì Ban soạn thảo đã “nới rộng” thêm thời gian là 3 năm. Với phản ánh trên của LHS, Ban soạn thảo sẽ họp để chỉnh sửa lại cho rõ ràng hơn về quy định này.
Còn việc yêu cầu những lưu học sinh được ở lại làm cộng tác viên khoa học, hợp đồng sản xuất (hoặc nghiên cứu theo hình thức hợp đồng được nhận tiền) phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Nghĩa là thế nào thưa ông?
Việc nộp thuế cũng chỉ áp dụng đối với LHS thuộc diện ngân sách, đây là nghĩa vụ công dân với đất nước, vì đi học ở nước ngoài nhưng mọi chế độ chính sách, lương bổng trong nước họ vẫn được hưởng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ báo cáo lại với Ban soạn thảo về vấn đề này để LHS không phải đóng thuế 2 lần.
Sau 60 ngày đưa Dự thảo quy chế để góp ý kiến, chúng tôi sẽ tiếp thu tất cả các ý kiến của các LHS, của các nhà giáo, nhà khoa học, phụ huynh để hoàn thiện quy chế.
- Thứ nhất: Họ chính là cầu nối giữa khoa học trong nước và ngoài nước.
- Thứ hai: Chính họ là những nhân tố tích cực trong việc tìm kiếm các học bổng để đưa sinh viên Việt Nam ra nước ngoài du học.
- Thứ ba: Họ chính là biểu tượng của trí tuệ Việt Nam, giúp quảng bá dân tộc Việt Nam ra toàn thế giới.
- Thứ tư: Nguồn thu nhập của những người này thường khá cao, một phần chắc chắn sẽ được gửi về gia đình ở Việt Nam, thúc đẩy kinh tế VN phát triển.
- Thứ năm: Nhà nước vẫn có thể mời họ tham gia phản biện hoặc đóng góp các ý kiến xây dựng đất nước rất có giá trị mà chắc chắn không phải trả tiền thù lao.
Nếu áp dụng qui định nhà nước một cách cứng nhắc, chắc Việt Nam sẽ không có những GS Toán học hàng đầu thế giới như: Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn,...
(Dân trí 21/12/2009) - Quy định lưu học sinh phải về nước sau 3 năm học chỉ áp dụng với diện lưu học sinh nhận học bổng ngân sách nhà nước, quy định này không áp dụng với lưu học sinh diện tự túc.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ GD & ĐT), Thư ký của Ban soạn thảo Nghị định khẳng định như vậy khi dự thảo“Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang đào tạo ở nước ngoài” vừa công bố đã nhận được nhiêu phản hồi không tích cực của lưu học sinh.
Theo ông Hùng, mục đích của sửa đổi dự thảo nhằm “lôi kéo” nhiều bộ, ngành vào cùng tham gia quản lý lưu học sinh (LHS). Bên cạnh đó, giúp các bộ, ngành có cơ sở khoa học để quy hoạch đội ngũ cán bộ tương lai phục vụ đất nước như ngành nào nhiều người đi học, ngành nào ít người đi để có điều chỉnh về ngành, nghề, hướng tới ngành nghề mà đất nước đang cần. Mặt khác, dự thảo này cũng yêu cầu nhà nước đào tạo xong rồi phải có kế hoạch sử dụng nhân lực.
Với nhiều bộ, ngành tham gia quản lý như vậy liệu có “trói buộc” các LHS không thưa ông?
Việc nhiều bộ, ngành tham gia quản lý này rất có lợi cho LHS, đặc biệt là LHS tự túc. Hiện nay, học sinh đi du học tự túc rất nhiều nhưng Bộ GD-ĐT không quản lý nổi việc này, trong khi đó LHS bằng ngân sách, chúng tôi quản lý được đến từng em, từng ngành nghề nào có bao nhiêu người.
Đây chính là yếu kém về quản lý. Do vậy, dự thảo này có điểm mới về quản LHS. Quy chế đã yêu cầu nhiều bộ, ngành cùng quản lý LHS như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó Bộ GD-ĐT là cơ quan chủ trì.
Bên cạnh đó, cũng quy định trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc giúp đỡ, động viên lưu học sinh học tập, nghiên cứu, thực tập, rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, định kỳ 6 tháng phải báo cáo về công tác lưu học sinh tại địa bàn cho Bộ GD-ĐT, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan.
Với lưu học sinh đi học bằng ngân sách nhà nước, sau khi hoàn thành khoá học 90 ngày, phải báo cáo kết quả học tập với bộ Giáo dục và đào tạo hoặc bộ Lao động - thương binh và xã hội. Còn lưu học sinh tự túc thì báo cáo kết quả học tập với hai bộ trên hoặc uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Do vậy, dự thảo mới này đưa việc xây dựng dữ liệu quản lý LHS và giúp doanh nghiệp, trường đại học, UBND tỉnh biết được hiện nay chúng ta đang có bao nhiêu LHS, họ học các chuyên ngành gì để biết cách tuyển chọn và sắp xếp, quy hoạch cán bộ hỗ trợ LHS khi về nước. Cũng qua bản dữ liệu này các LHS biết được nhu cầu trong nước đang thiếu gì, cơ quan, địa phương nào đang cần. Đây thực sự chính là những con số biết nói. Khi có cơ sở dữ liệu tốt thì sẽ chăm sóc, theo dõi quá trình học tập của LHS được chặt chẽ hơn.
Khi dự thảo vừa công bố, rất nhiều LHS đã phản ánh lại quy định “Sau khi tốt nghiệp, lưu học sinh được ở lại làm cộng tác viên khoa học hoặc hợp đồng sản xuất, thời gian ở lại không quá ba năm kể từ khi tốt nghiệp” như thế không hợp lý với những LHS tự túc?
Do văn bản của dự thảo cấu trúc chưa được chặt chẽ nên gây ra sự hiểu lầm mà LHS đã phản ánh. Đó là sự hiểu lầm giữa quyền của LHS và trách nhiệm của LHS.
Tôi khẳng định quy định này chỉ áp dụng với diện LHS học bổng ngân sách nhà nước, không áp dụng với LHS diện tự túc. Các LHS thuộc diện học bổng ngân sách nhà nước về nước phục vụ là hợp lý vì nhà nước cấp tiền cho các em đi học, tiền đó là tiền đóng thuế của nhân dân thì việc quay lại phục vụ đất nước cũng là điều dĩ nhiên.
Hơn nữa, trước khi học LHS đi học đã ký hợp đồng, cam kết với cơ quan sẽ quay trở lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Còn LHS đi du học theo diện tự túc thì không bắt buộc thực hiện quy định này vì họ tự bỏ “tiền túi” ra để đi thì làm sao ép buộc họ được.
Trước đây, quy định LHS phải về nước ngay sau khi tốt nghiệp, nay do phản ánh của nhiều LHS là khi tốt nghiệp cần có thời gian để ở lại nước bạn học tập, nghiên cứu thêm thì Ban soạn thảo đã “nới rộng” thêm thời gian là 3 năm. Với phản ánh trên của LHS, Ban soạn thảo sẽ họp để chỉnh sửa lại cho rõ ràng hơn về quy định này.
Còn việc yêu cầu những lưu học sinh được ở lại làm cộng tác viên khoa học, hợp đồng sản xuất (hoặc nghiên cứu theo hình thức hợp đồng được nhận tiền) phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Nghĩa là thế nào thưa ông?
Việc nộp thuế cũng chỉ áp dụng đối với LHS thuộc diện ngân sách, đây là nghĩa vụ công dân với đất nước, vì đi học ở nước ngoài nhưng mọi chế độ chính sách, lương bổng trong nước họ vẫn được hưởng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ báo cáo lại với Ban soạn thảo về vấn đề này để LHS không phải đóng thuế 2 lần.
Sau 60 ngày đưa Dự thảo quy chế để góp ý kiến, chúng tôi sẽ tiếp thu tất cả các ý kiến của các LHS, của các nhà giáo, nhà khoa học, phụ huynh để hoàn thiện quy chế.