Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2009

Lưu học sinh thuộc ngân sách nhà nước mới phải về nước sau 3 năm

Lời bình: Lưu học sinh đi học bằng ngân sách của nhà nước thì đương nhiên phải có trách nhiệm lớn phục vụ quê hương, tổ quốc. Tuy nhiên, nên chăng đối với các LHS thực sự giỏi, làm việc trong các Viện nghiên cứu cao cấp, giảng viên các Trường Đại học ở các nước phát triển thì BGD nên khuyến khích và tạo điều kiện cho họ ở lại, với điều kiện họ trả lại phần chi phí đào tạo cho nhà nước ( trong khoảng 10 năm chẳng hạn). Bởi vì, theo tôi,những người này thường sau đó vài năm, sẽ trở thành các GS có uy tín về mặt khoa học và do đó họ có thể làm những việc sau mà GS trong nước khó làm được: - Thứ nhất: Họ chính là cầu nối giữa khoa học trong nước và ngoài nước. - Thứ hai: Chính họ là những nhân tố tích cực trong việc tìm kiếm các học bổng để đưa sinh viên Việt Nam ra nước ngoài du học. - Thứ ba: Họ chính là biểu tượng của trí tuệ Việt Nam, giúp quảng bá dân tộc Việt Nam ra toàn thế giới. - Thứ tư: Nguồn thu nhập của những người này thường khá cao, một phần chắc chắn sẽ được gửi về gia đình ...

Tự hào Ngô Bảo Châu

Lời bình: Chúng tôi rất tự hào về anh. Anh chính là tấm gương sáng cho thế hệ đàn em có thêm niềm tin tấn công vào các vấn đề lớn không những trong lĩnh vực Toán học mà còn trong các lĩnh vực khoa học khác. Anh chứng tỏ cho thế giới thấy rằng, dân tộc Việt Nam cũng có thể làm được những điều mà các dân tộc thượng đẳng trên thế giới có thể làm được. Cái quan trọng nhất của chúng ta là phải lao động nỗ lực hết mình và phải có niềm tin chiến thắng. Có một chân lý không bao giờ thay đổi. Vinh quang = Sức khỏe + Tài năng + Làm việc chăm chỉ + May mắn. Ngày 9/12, Tạp chí "Thời đại" (Time) đã xếp công trình chứng minh Bổ đề cơ bản chương trình Langland của GS Ngô Bảo Châu là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất năm 2009. Với phát minh này, Ngô Bảo Châu hiện là ứng viên sáng giá cho giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế giới - giải thưởng Fields. Theo GS. TS Ngô Việt Trung: "Chương trình Langland là một chương trình toán học đồ sộ nhằm thống nhất hình học và số ...

Tiêu chuẩn giáo sư ở Việt Nam có nhiều khác biệt?

Hình ảnh
Lời bình: Mặc dù các ý kiến phê phán của tác giả là hoàn toàn chính xác theo quan điểm của một người không làm việc ở trong nước. Tuy nhiên, xét tình hình trong nước hiện tại, nhưng tôi không đồng tình với tác giả ở nhiều điểm. Thứ nhất: Không thể so sánh GS/PGS Việt Nam với GS/PGS quốc tế, ở các nước phát triển, trong điều kiện hiện nay bởi vì điều kiện làm việc, cơ sở vật chất hết sức thiếu thốn ở Việt nam, chế độ lương bổng khá thấp nên cac GS/PGS thường phải làm thêm các việc khác để kiếm sống. Nếu so về tương quan như vậy thì 20% GS của Việt nam đạt chuẩn quốc tế như GS Hoàng Tụy nói là hoàn toàn hợp lý, không có gì bàn cãi cả. Thứ hai: Những GS/PGS ngành Toán mà tôi biết, đều hoàn toàn xứng đáng đạt trình độ quốc tế, xấp xỉ quốc tế, đều rất đáng khâm phục. Không biết tác giả có biết rằng các GS/PGS ở khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội, một trường Đại học trọng điểm của cả nước, mà không có phòng làm việc riêng, không có tài khoản để truy cập các tạp chí chuyên nghành, phải tự b...