Theo sohuutritue.net.vn (SHTT) - Mới đây, những chủ nhân chính thức của giải thưởng Fields - huy chương danh giá được ví như Nobel Toán học thế giới đã chính thức được công bố. Năm nay, giải thưởng này đã tìm ra vị nữ chủ nhân thứ 2 - Giáo sư Maryna Viazovska. Sau 13 năm kiên trì nghiên cứu để tìm ra "công thức kỳ diệu' về đóng gói hình cầu, Giáo sư toán Maryna Viazovska đã trở thành gương mặt xuất sắc được trao Huy chương Fields 2022. Viazovska được vinh danh nhờ chứng minh mạng tinh thể E8 cung cấp sự đóng gói chặt chẽ nhất của những quả cầu giống nhau trong 8 chiều, và những đóng góp vào các vấn đề nội suy và cực trị liên quan trong giải tích Fourier. Tại lễ trao giải Huy chương Fields 2022 của Hội liên hiệp Toán học Quốc tế (IMU) hôm 5/7, giáo sư toán học Maryna Viazovska (Ukraine) trở thành người phụ nữ thứ hai trong lịch sử từng nhận giải thưởng danh giá này, sau Maryam Mirzakhani - nhà toán học người Iran đoạt giải năm 2014 và qua đời vì bệnh ung thư vú năm 2017. ...
Chú thích: GS Nguyễn Tiến Zũng là người đạt huy chương vàng Toán quốc tế năm 1985 khi ông 14 tuổi. Hiện ông là GS Toán tại Đại học Toulouse, Pháp. Tôi post lại toàn văn bài viết trên blog của ông như là một nhật kí ông kể về đời mình, cho chúng ta hiểu một thời khốn khó, một thời loạn lạc của lưu học sinh khi Liên Xô sụp đổ. Ông cũng cho chúng ta thấy được sự vượt lên số phận để trở thành một nhà khoa học tài năng. By NTZung, on November 8th, 2012 Không hiểu sao, trong một tuần vừa rồi mà tôi nhận được thư yêu cầu phỏng vấn và xin thông tin cá nhân từ những 3 người liền, liên quan đến chuyện tôi là một GS toán trước đã từng thi toán quốc tế. Thế nhưng tôi không hề giống với hình dung của mọi người về các nhà toán học nói chung, nên nếu chẳng may “chân dung” của tôi có xuất hiện trên báo chí gì đó, thì có khả năng là không khớp với thực tế lắm. Tôi chẳng có thành tích gì nổi bật, ngoài “thành tích” là làm “con cừu đen”. Dưới đây là bài viết gửi cho một tron...
Thế là sau những cuồng nhiệt hâm mộ văn hóa Hàn, nay đến khoa học. Việt Nam sẽ thành lập một viện nghiên cứu khoa học mới theo mô hình và dưới sự bảo trợ của KIST (Korean Institute of Science and Technology, Hàn Quốc). Viện mới sẽ có tên là Viện nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (V-KIST). Nhiều người kì vọng rằng “ viện nghiên cứu trong mơ ” này sẽ giúp cho khoa học Việt Nam cất cánh. Nhưng tôi thấy phân vân. Nếu không có nội lực thích hợp thì một sự hợp tác hay chịu sự bảo trợ của KIST như thế sẽ biến khoa học Việt Nam thành một nền khoa học lệ thuộc vào ngoại quốc, một hình thức neo-colonial science . Hàn Quốc phát triển hơn Việt Nam, và điều này thì ai cũng thấy rõ ràng. Từ một đất nước nghèo khó, Hàn Quốc ngày nay đã sánh vai ngang hàng với các nước kĩ nghệ tiên tiến ở phương Tây. Sản phẩm kĩ nghệ và điện tử của Hàn Quốc càng ngày càng thay thế các sản phẩm của Nhật trên thị trường quốc tế. Dân Hàn Quốc có thu nhập bình quân (khoảng 32000 USD) cao hơn Việt ...