Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2021

GS Ngô Bảo Châu: Tranh biện bảo vệ cái đúng là động lực phát triển khoa học

Hình ảnh
Thanhnien.vn Theo   Giáo sư Ngô Bảo Châu , đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam mạnh lên hay yếu đi phụ thuộc vào tranh biện nội bộ trong cộng đồng khoa học. Mệnh lệnh hành chính cứng nhắc có thể khiến chuẩn mực bị bẻ cong. Giáo sư Ngô Bảo Châu giảng bài ở Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (Viasm) trong đợt về nước hè này NGUYỄN HIÊN Xung quanh quy chế đào tạo tiến sĩ (TS) đang gây tranh cãi thời gian qua, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu chia sẻ: “Về sơ bộ, so với quy chế cũ, tôi thấy quy chế mới đạt được một số tiến bộ, nổi bật là việc trao quyền tự chủ cho các trường ĐH trong hoạt động tổ chức đào tạo TS. Tuy nhiên, tôi không cho rằng nhờ có quy chế này mà chất lượng đào tạo TS của chúng ta tốt lên hay tồi đi. Ở mọi quốc gia, để nâng cao  chất lượng nghiên cứu khoa học , chỉ có một cách duy nhất, đó là nhờ vào sự tranh biện nội bộ của các hội đồng khoa học. Tranh biện thẳng thắn, không nhân nhượng, tranh biện để đạt tới mục tiêu lẽ phải thuộc về cái mới, cái đúng thì khoa học mới phát triển. ...

Quy chế đào tạo tiến sĩ mới không chỉ giảm chuẩn mà là bước thụt lùi

Theo laodong.vn Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy chế đào tạo   tiến sĩ   (Thông tư 18) thay cho Thông tư 08 ra đời năm 2017. Hiện quy chế mới vấp phải sự tranh cãi quyết liệt giữa các nhà khoa học. Để tạo diễn đàn bàn luận, thông tin đa chiều, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới độc giả nguyên văn bài viết do Chuyên gia giáo dục Nguyễn Sóng Hiền gửi tới Báo Lao Động.     Bước thụt lùi trong việc tiếp cận chuẩn quốc tế Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến sĩ ban hành ngày 28.6.2021 thay thế Thông tư số 08/2017/TT-BGD ĐT không chỉ là giảm chuẩn mà nói đúng hơn là một bước thụt lùi trong việc tiếp cận chuẩn quốc tế trong đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Với các quy định mới của thông tư này, tôi rất quan ngại về chất lượng đầu ra của tiến sĩ Việt Nam trong tương lai. Dù Bộ GDĐT lý giải “có một số quy định không còn phù hợp với quy định của Luật 34 và Nghị định số 99/2019/NĐ- CP” và “Tăng cường quy định đảm bảo liêm chính học thuật, ...

Nguyên Viện trưởng Toán học: 'Chuẩn tiến sĩ mới là nỗi hổ thẹn với thế giới'

Hình ảnh
  Theo báo Vietnamnet.vn "Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các tiến sĩ rởm”. LTS: Thông tư 18 mới đây về đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT đang gây ra nhiều tranh cãi, chủ yếu liên quan đến việc công bố quốc tế. Để thông tin đa chiều, VietNamNet trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết của GS.TSKH Ngô Việt Trung – nguyên Viện trưởng Viện Toán học. XEM THÔNG TƯ 18/2021/TT-BGDĐT VỀ QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ GS.TSKH Ngô Việt Trung từng được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về Khoa học và công nghệ, được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ 3 vào năm 2000. Tiến sĩ là bằng cấp học thuật cao nhất, là lực lượng chủ chốt trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu. Khi xem xét đào tạo tiến sĩ ở bất kỳ một đại học nào tại các nước đang phát triển như Việt Nam, người ta thường chỉ hỏi một câu là luậ...