Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2015

"Giá cử nhân" chưa bao giờ rẻ như hiện nay!

Hình ảnh
(GDVN) - Không khó để nhận thấy rằng học sinh Việt "rất giỏi" ở bậc phổ thông nhưng đuối dần khi bước qua cánh cổng đại học. Mấy chục năm loay hoay đổi mới nhưng giáo dục đại học Việt Nam vẫn chưa thể tìm ra bản sắc riêng cho mình, đâu là hướng đi và đi như thế nào vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ.  Không khó để nhận thấy rằng học sinh Việt rất giỏi ở bậc phổ thông nhưng đuối dần khi bước qua cánh cổng đại học.  Rồi khi ra trường nhà tuyển dụng lắc đầu chê những tân sinh viên còn quá thiếu kinh nghiệm, điều này thật khó có thể đổ lỗi hoàn toàn cho những người mới tốt nghiệp nhưng chính sự thụ động và thiếu ý thức học tập của đa số sinh viên trong suốt 4 năm học khiến cái “giá” cử nhân  chưa bao giờ rẻ như hiện nay. Nhiều phân tích mổ xẻ đã được các chuyên gia giáo dục đưa ra, trong đó có vấn đề ý thức học tập của sinh viên hiện nay đóng vai trò là nguyên nhân không nhỏ làm kìm hãm chất lượng giáo dục đại học. Thử đi tìm một và nguyên nhân dẫn đến...

Háo danh chứ không phải hiếu học

Hình ảnh
Tiền Phong - Đó là nhận định của nhà giáo lão thành Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội khi nói về sự “hiếu học” trong xã hội ngày nay.   Thí sinh đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2015 ngày cuối cùng tại trường ĐH Công Đoàn-Hà Nội. Ảnh: Ngọc Châu. Ông Văn Như Cương nói: Thích học, hiếu học là truyền thống lâu đời của dân ta và là một truyền thống tốt đẹp. Bên cạnh đó là truyền thống tôn sư trọng đạo. Thời phong kiến, phụ huynh cho con đi học chủ yếu mong muốn con biết chữ để biết nghĩa, biết cách sống, biết đối nhân xử thế, tuy cũng có một bộ phận nhỏ học để làm quan.  Hết thời phong kiến, dân tộc ta chuyển sang chủ nghĩa lý lịch, lúc đó bằng cấp cao không được ưu tiên. Nhưng gần đây khi chuyển sang cơ chế thị trường,  hiếu học nhuốm một màu sắc khác, hiếu học mang chủ nghĩa bằng cấp. Đây chính là nguyên nhân đẩy tính hiếu học sang hướng khác. Hiếu học nhuốm màu sắc khác! Ông có thể nói rõ...

Chỉ có thể cất cánh với những trí thức tầm vóc

Hình ảnh
Theo Vietnamnet Liệu chúng ta có thể tổng kết và gọi tên đặc điểm số 1, đặc điểm quan trọng nhất của đội ngũ trí thức Việt Nam từ thời phong kiến tới thời hiện đại được không? Và trong cả một chiều dài lịch sử hàng ngàn năm ấy, vì sao chúng ta không thể có một trí thức nào đạt tới tầm cỡ một nhà triết học đích thực ? Cuộc đối thoại dưới đây giữa phóng viên ANTG Giữa tháng - Cuối tháng với Giáo sư Chu Hảo xoay quanh 2 câu hỏi này, và phải nói, dù có những chỗ không hoàn toàn đồng tình với ông nhưng không thể phủ nhận rằng ông đã có những ngẫm nghĩ rất đáng tham khảo trong câu chuyện này. Từ vòng kim cô Nho học - Nhà báo Phan Đăng: Thưa Giáo sư Chu Hảo, theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì ở Việt Nam, Phật giáo được du nhập và phát triển trước Nho giáo, nhưng có lẽ ở vạch xuất phát đầu tiên, Phật giáo chưa đủ sâu và rộng để tạo ra một đội ngũ trí thức riêng của tôn giáo mình, và về điều này thì nó thực sự đã chưa theo kịp Nho giáo... - Giáo sư Chu Hảo: Phật giáo ở...