Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2015

Sử phải là môn khoa học trước khi bắt buộc hay tự chọn

Hình ảnh
Theo báo Thanh Niên. Một số nhà sử học cho rằng Bộ GD-ĐT đã hô biến môn sử, điều đó có chính xác không? Vừa chính xác vừa không. Chính xác vì môn sử không còn tồn tại như một môn học độc lập ở tiểu học và THCS nữa, ở THPT tuy có nhưng lại là môn tự chọn. Như vậy nếu nhìn từ quan điểm coi môn lịch sử là một môn học độc lập thì quả thật nó đã “biến mất” ở tiểu học, THCS và biến hình một nửa ở THPT. Không chính xác hoàn toàn vì như trên tôi đã nói, giáo dục lịch sử tồn tại ở 2 kiểu. Nhìn dưới góc độ này thì ở tiểu học và THCS giáo dục lịch sử kiểu tích hợp sẽ được thực hiện qua các môn học mới như cuộc sống quanh ta, tìm hiểu xã hội, khoa học xã hội, công dân với Tổ quốc… Do đó, dù môn sử có thể “biến mất” ở tiểu học, THCS nhưng giáo dục lịch sử vẫn tồn tại. Ở THPT thì rõ ràng môn lịch sử vẫn còn, có điều vị trí của nó được xác định trong dự thảo là tự chọn mà thôi. Nhưng cái dở của Bộ GD-ĐT là khi bị phản đối thì chỉ lấy môn công dân với Tổ quốc ra để “đỡ đòn”, cách g...

Tân nữ giáo sư Toán học Việt Nam: Đừng bắt giới trẻ “nhịn đói” để làm khoa học

Hình ảnh
Dân trí  Tân nữ giáo sư toán học thứ 2 của Việt Nam Lê Thị Thanh Nhàn: “Thời chúng tôi và những thế hệ đi trước có thể ăn đói, chịu đựng khó khăn mà vẫn say mê làm khoa học và cống hiến, nhưng đừng yêu cầu các bạn trẻ thời nay phải thế”.   Tuổi thơ thường xuyên phải nhịn đói Trong buổi Lễ công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận cho các tân Giáo sư, Phó giáo sư năm 2015, tân GS Lê Thị Thanh Nhàn (sinh năm 1970) tâm sự với các đồng nghiệp: Tôi lớn lên tại Thái Nguyên. Bố tôi là bộ đội tập kết ra Bắc – quê ở làng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Niềm Phò - Thừa Thiên Huế), mẹ là giáo viên cấp 1 sinh ra tại làng Tùng Ảnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) – quê của Tổng Bí thư Trần Phú, tuổi thơ của tôi là chuỗi ngày gian khó, phải nhịn đói thường xuyên. Do nhiều năm tháng ở chiến trường, bố bị sốt rét liên miên rồi mất sớm, nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời của ông đã truyền cho chị em tôi một sức sống mãnh liệt. Từ nhỏ đã thích học Toán nên tôi đã thi vào khoa Toán - Trường ĐHSP...

Các bậc phụ huynh có biết ở giảng đường đại học, con mình học điều gì không?

Hình ảnh
Theo báo giáo dục Ths Trương Khắc Trà 06/11/15 06:46 (GDVN) - Có cảm giác rằng học đại học ở Việt Nam là học…tất cả, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa đắc nhân tâm, nhưng thực ra cũng chẳng học được cái gì. LTS: Câu hỏi và phần lý giải cho vấn đề sinh viên học gì ở giảng đường đại học hiện nay được tác giả Trương Khắc Trà đặt ra. Hóa ra, việc sinh viên ra trường thất nghiệp thật không khó để tìm nguyên nhân nữa. Các bậc phụ huynh khi biết con mình học tập như thế, họ sẽ làm gì đây? Còn những người có con sắp học hết phổ thông nữa, liệu con đường duy nhất là vào đại học có đúng không? Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết này.  Cổ nhân có câu “ thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng ” sẽ rất đúng và chua chát khi nói về thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - một nền giáo dục đại học chứa đựng nhiều nghịch lý bi hài hơn bất cứ nền giáo dục nào trên thế giới.  Trong khuôn khổ bài này người viết chỉ bàn đến mộ...