Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2015

Tại Sao Giáo Viên Nghiêm Khắc Thì Đem Lại Kết Quả Tốt

Lipman Thầy tôi từng gọi học sinh là “những thằng ngốc” khi chúng tôi phạm lỗi. Thầy – một người Ukrai di dân tên Jerry Kupchynsky, là một nhạc trưởng vô cùng nghiêm khắc. Khi ai đó chơi sai dù chỉ một nốt, ông sẵn sàng dừng cả dàn nhạc lại và hét toáng lên “Này tên chơi vioin vị trí số 1 kia, mi có bị điếc không?“. Thầy bắt chúng tôi phải luyện tập nhiều đến mức các ngón tay gần như rướm máu, chỉnh tay chúng tôi bằng cách thúc mạnh một cây bút chì. Tuy thầy đã bị sa thải, nhưng khi thầy mất vài năm trước, người ta lại tán dương thầy: Giá trị của bốn mươi năm giảng dạy là những học trò và đồng nghiệp cũ trên khắp đất nước đều trở về New Jersey, mang theo mình những nhạc cụ cũ để biểu diễn trong buổi hòa nhạc tưởng niệm về thầy. Và tôi, cùng với cây viola đã bị quên lãng khá lâu, cũng có mặt. Hôm đó, hiện ra khi tấm màn sân khấu được kéo lên là một dàn nhạc giao hưởng với quy mô sánh tầm New York Philharmonic. Tôi không những ngạc nhiên với sự thương tiếc của mọ...

PGS. TS Phạm Hoàng Hiệp: Từ cậu bé mê giải toán đến nhà toán học

Hình ảnh
Lời bình: Là đồng nghiệp, tôi rất quý trọng và khâm phục cậu trong công việc nghiên cứu. Cậu là một trong số ít các nhà Toán học trẻ Việt Nam hiện nay thể hiện sự say mê nghiên cứu Toán học một cách mạnh mẽ. Và Hiệp đã có những thành công bước đầu mà tiêu biểu là bài báo trên tạp chí Acta Mathematica để vươn tầm lên một nhà Toán học lớn của thế giới. Hi vọng Hiệp sẽ có nhiều bài báo tốt như thế, đặc biệt không gắn tên với bất cứ tác giả nước ngoài nào. Việc Hiệp chuyển sang Viện Toán tôi thấy tiếc cho Bộ môn Lý thuyết hàm và Khoa Toán, ĐHSP Hà Nội, nơi đã đào tạo và vuôn đắp cho ước mơ nghiên cứu của cậu. Tuy nhiên tôi cũng rất mừng cho Hiệp bởi sang Viện Toán, Hiệp có môi trường nghiên cứu tốt hơn khi không phải dạy sinh viên mà chỉ toàn tâm nghiên cứu. Chắc chắn con đường nghiên cứu phía trước sẽ tốt hơn với cậu.  Theo báo Tia Sáng Thái Thanh PGS Phạm Hoàng Hiệp (bìa trái) với thầy giáo và đồng sự nước ngoài. Nhà toán học Việt Nam đầu tiên ở trong nước có bài đăng...

Vì sao bằng ngoại về nước vẫn thất nghiệp?

Hình ảnh
- Một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực nhân sự kết luận: “Những bạn giỏi thật sự đi du học rất ít về. Còn du học bằng tiền về rồi lại chủ yếu vào làm trong cơ quan Nhà nước”. Với kinh nghiệm tuyển nhân sự cho các công ty, tập đoàn trong lĩnh vực tài chính, dược phẩm… vị chuyên gia này chia đối tượng du học về ra thành một số nhóm, là nhóm học thật và nhóm học bằng tiền. “Ở nhóm học thật, khi tuyển dụng, đối tượng học tiến sĩ ở nước ngoài về chiếm phần thắng nhiều hơn. Bởi vì họ đã trải qua quá trình học trong nước, đã đi làm, đã cọ xát rồi, khi ra nước ngoài họ biết họ cần học gì, và học có mục đích rõ ràng. Vì vậy khi tuyển đối tượng này công ty không gặp rủi ro, vì nhân sự vừa có trình độ vừa có thực tiễn.   Ảnh minh họa Đối tượng thứ hai ở nhóm này là những bạn đi du học từ cấp 3 và đại học, xa Việt Nam trong thời gian khá lâu. Khi trở về Việt Nam, họ sẽ mất từ 1 – 2 năm để hòa nhập với môi trường. Có thể nói, các bạn này khi mới về V...

Thạc sỹ thất nghiệp - Vì đâu nên nỗi?

Hình ảnh
Trường Yên Gửi cho BBC từ Hà Nội 20 tháng 10 2013 Chia sẻ Việt Nam cam kết đặt giáo dục là ưu tiên hàng đầu của phát triển Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, tình trạng thất nghiệp gia tăng là điều tất yếu. Điều này thể hiện rõ tính cung cầu lao động trong nền kinh tế thị trường. Không riêng gì tại Việt Nam, mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng gia tăng nạn thất nghiệp do khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian qua. Báo chí đã nói rất nhiều về tình trạng lao động chất lượng cao bị thất nghiệp, hoặc phải nhận những công việc không tương xứng với bằng cấp được đào tạo. Chẳng hạn như hàng nghìn cử nhân thất nghiệp ở Nghệ An, gần 25.000 sinh viên ra trường thất nghiệp ở Thanh Hóa, cả nghìn cử nhân làm công nhân tại một doanh nghiệp ở Đà Nẵng,... Không chỉ cử nhân thất nghiệp, mà cả thạc sỹ cũng thất nghiệp. Nhiều bài báo đã nêu lên những trường hợp thạc sỹ thất nghiệp đi bán sim điện thoại, ở nhà nội trợ, thậm chí đi phụ xe để lấy tiền xin việc hoặc đi làm...

Nhìn lại kết quả thi Toán quốc tế IMO 2015

Kỳ thi Toán quốc tế năm 2015 đã diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan từ ngày 04/07 đến 16/07. Mọi người có thể xem đề thi tại đây  Đề thi IMO2015 . Cũng như mọi năm, đề thi năm nay gồm 6 câu, mỗi câu 7 điểm, cụ thể như sau: Hai bài hình học: Bài 3 và Bài 4. Hai bài đại số: Bài 5 và Bài 6. Một bài Số học: Bài 2 Một bài Tổ hợp: Bài 1 Đề thi năm nay có vẻ khó hơn so với mọi năm, đặc biệt là bài 6. Rất ít thí sinh có điểm được bài Toán này, kể cả các đoàn rất mạnh như Mỹ, Trung Quốc, Nga,... Đoàn Việt Nam năm nay có một kỳ thi thành công khi giành được 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Chúng ta có thể xem lại kết quả của đoàn Việt Nam. Contestant [ ♀ ♂ ] P1 P2 P3 P4 P5 P6 Total Rank Award Abs. Rel. Team results 35 21 23 42 28 2 151 5 96.12% G , G , S , S , S , B Xuân Trung Vũ 7 7 7 7 6 0 34 8 98.78% Gold medal Thế Hoàn Nguyễn 7 5 7 7 5 0 31 10 98.44% Gold medal Anh Tài Hoàng 7 3 1 7 7 0 25 40 93.23% Silver medal Huy Hoàng Nguyễn 4 2 7 7 1 2 23...