Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2014

Sự tàn nhẫn của im lặng

Hình ảnh
Theo blog quechoa Nguyễn Công Thảo Tục ngữ Việt Nam có câu “im lặng là vàng”, “ một điều nhịn, chín điều lành ” hay “ dĩ hòa vi quý ”. Bản chất của những lời răn này là dạy con người ta tiết chế cảm xúc, biết hành xử vừa phải, đúng mực, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Đáng tiếc thay, “ một bộ phận không nhỏ ” trong chúng ta đang vận dụng lời răn này một cách sai lệch. Đó là sự im lặng tuyệt đối trước sự thật, im lặng nhu nhược trước cái ác hay im lặng nhẫn nhục trước bất công.  Phải chăng, ban đầu thói quen này xuất phát từ sự cả nể, tâm lí xuê xoa, ngại va chạm? Phải chăng, đâu đó không ít trong chúng ta quan niệm rằng “ nói ra chẳng phải đầu cũng phải ta i” trong khi “ chẳng được lợi lộc gì ”? Để rồi vì thế, lựa chọn im lặng được đưa ra để khỏi mất lòng ai, tránh mâu thuẫn, thù oán.  Phải chăng đó là biểu hiện của sự bất lực hay một tâm thế phản ứng tiêu cực với cái sai, nơi mà người ta lựa chọn im lặng thay vì hùa theo nó. Liệu ta có thể hà...

Thư giảng viên: "Chúng ta đừng tự lừa mình!"

Hình ảnh
Theo Vietnamnet Trong bức thư tâm huyết gửi tới VietNamNet,  PGS Dương Quốc Việt, Bộ môn đại số- Khoa toán (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đề cập tới thói quen ru ngủ, tự đánh lừa mình và dẫn tới tha hóa trong giới nghiên cứu. Để có thêm một góc nhìn của người trong cuộc, VietNamNet giới thiệu bức thư này. Giải thể để tái lập Đến nay thì đất nước này vẫn cứ khan hiếm và rất khao khát những ấn phẩm có giá trị, từ những cuốn sách phổ biến khoa học rất thiết thực cho những người nông dân, đến những công trình khoa học đóng góp cho cộng đồng nhân loại, được công bố trên những tạp chí quốc tế có uy tín cao - thể hiện nội lực trí tuệ của người Việt. Theo quy chế đào tạo thạc sĩ mới, kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được người khác công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.  Rõ ràng chúng ta không thiếu bằng cấp, học hàm- học vị, và càng không thiếu các danh hiệu. Chúng ta cũng k...

Những câu nói 'quá quen tai' của thầy cô trên bục giảng

Hình ảnh
Theo Vietnamnet Thầy cô giáo dù có dễ tính hay khó tính thì vẫn đề lại trong trái tim mỗi học sinh những ấn tượng khó phai. Với học sinh, chưa làm bài tập có nghĩa là để quên vở ở nhà Giờ học mà hôm nào cũng như cái chợ vỡ. Theo lũ học sinh thì nói chuyện và ăn trong giờ thường vui hơn so với giờ ra chơi Thầy giáo vừa mới quát trật tự xong, quay lên bảng, cả lớp lại thành cái chợ Câu nói huyền thoại dẫn đến bệnh đau tim của không ít học sinh Giờ sinh hoạt lớp luôn là giờ của những bài thuyết giảng như là, Em có biết bố mẹ em vất vả thế nào mới cho em ăn học đàng hoàng bằng bạn bằng bè không? Lỗi lầm cái gì, tôi lấy đâu ra lỗi mà cho anh chị xin? Lần sau anh mà đi học muộn nữa thì mời anh ở nhà, không phải đi học nữa. Học gì kiểu gì mà bài nào cũng điểm kém, em có biết mình học để làm gì không?

Còn đâu sự trân quý nghề giáo!

Hình ảnh
Theo Người lao động  Người Việt có truyền thống tôn sư trọng đạo nhưng để xảy ra tình trạng thầy ngày càng sợ trò, theo nhiều chuyên gia giáo dục, là do lỗi của cả một hệ thống giáo dục “Ngày xưa, người thầy có uy lắm. Hình ảnh thầy đồ trước đây là ngồi trên chiếu cầm roi và quyển sách để dạy học trò. Trò nào không ngoan, thầy quất vài roi. Thế nhưng, trò nào cũng một mực yêu quý, tôn trọng thầy. Còn ngày nay, người thầy đánh trò, xúc phạm học trò thì bị phạt, bị lên án và chỉ trích, thậm chí bị bôi nhọ, nói xấu trên các diễn đàn” - ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, bày tỏ. Không còn sự trong sáng ThS Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho rằng truyền thống của người Việt xưa nay là tôn sư trọng đạo, một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Ngày xưa có câu “lương sư hưng quốc”, tức là người thầy có tốt thì quốc gia mới hưng thịnh và phát triển. Nhưng ngày nay, cuộc sống của người thầy không được bảo đảm...

Bốn đề cử cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu

Hình ảnh
Theo Tia sang Thái Thanh Toàn cảnh phiên họp sáng 29/4 của Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Ảnh: TT Sáng 29/4, Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên đã họp phiên cuối để thảo luận chung quanh bốn đề cử trước khi bỏ phiếu chọn ra người nhận giải vào ngày 17/5 tới. Phiên họp do GS Ngô Việt Trung, Chủ tịch Hội đồng giải thưởng, điều khiển. Tham dự có tám thành viên Hội đồng - trong đó GS Ngô Bảo Châu và PGS Phạm Chí Vĩnh tham dự trực tuyến - cùng giám đốc và phó giám đốc Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED). Ông Đỗ Tiến Dũng, giám đốc NAFOSTED, cho biết, tính đến ngày 31/12/2013, NAFOSTED đã nhận được 52 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng thuộc bảy chuyên ngành khoa học tự nhiên. Tháng 3/2014, Hội đồng Giải thưởng đã họp và đề xuất bốn hồ sơ,  đều thuộc hạng mục chính - nhà khoa học có công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc - bao gồm: - GS.TS. Nguyễn Bá Ân ( Trung tâm Vật lý lý thuyết, Việ...

Biến tướng dạy thêm

Hình ảnh
Lời bình: Lượng kiến thức ngày càng nhiều và bùng nổ do đó phương pháp học trên thế giới đã có sự thay đổi lớn. Từ phương pháp truyền thụ kiến thức sang rèn luyện năng lực tự học, tự tìm hiểu có định hướng của thầy cô, gia đình để hình thành nên phẩm chất của người học. Quá trình học là một cuộc chạy marathon, người nào dẻo dai, bền sức, tự lực và có ý chí sẽ là người sẽ thắng cuộc như câu danh ngôn mà các cụ ta thường nói "Đường dài mới biết ngựa hay" . Học sinh nào có khả năng tự học, tự khám phá sẽ thành công trong tương lai hơn những học sinh luôn có người kèm học. Đi học thêm nhiều chính là cách nhanh nhất phá hoại khả năng tự học, khả năng tư duy sáng tạo của các em. Kinh nghiệm của bản thân tôi cũng thấy, nhiều bạn bè tôi, nhà có điều kiện, đi học thêm nhiều nên hồi cấp 1, cấp 2 học rất giỏi, nhưng đến cấp 3 kém dần và vào đại học thì tắt hẳn. Trong khi đó, có nhiều bạn không có điều kiện đi học, tự mình tìm tòi, cấp 1, cấp 2 chỉ là học sinh khá của lớp nhưng vào cấp...