Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2014

Sa thải thầy giáo đánh học sinh, vẫn xử lý cả 2 học trò ở Bình Định

Hình ảnh
Lời bình: Sự kiện thầy đánh trò và trò đánh thầy một lần nữa lại cho thấy những giá trị đạo đức đang dần bị băng hoại. Bất kể nguyên nhân gì thì việc người thầy đánh học trò dã man như vậy là việc đáng lên án và không thể chấp nhận được. Đã làm thầy thì phải biết kiềm chế, nhẫn nhịn và có kĩ năng sư phạm. Hồi xưa chúng tôi vẫn bị thầy phạt bằng cách dùng roi vụt vào tay khi viết ẩu hay bị đứng góc lớp, úp mặt vào tường,... khi chúng tôi mất trật tự  nhưng hình phạt đó chỉ là hình thức, không dã man như hành động trên. Việc học sinh phản ứng lại mạnh mẽ như trên cũng là diễn biến tâm lý bình thường của tuổi mới lớn, dễ bị kích động và có thể hiểu được, nhất là trong xã hội dân chủ hiện nay. Giá như thầy kiềm chế hơn, giá như em học trò đó bỏ ra ngoài, giá như.... (GDVN) - Ngày 24.2, Sở GD-ĐT Bình Định đã có văn bản thông báo kết quả xử lý kỷ luật giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ (Bình Định) đánh nhau trên bục giảng. ...

Năng suất khoa học Việt Nam (2009-2013)

Hình ảnh
Tôi thử làm một phân tích mô tả số bài báo khoa học trên các tập san ISI trong thời gian 5 năm (2009 đến 2013). Con số 2013 là ước tính, nhưng tôi nghĩ rất chính xác. Tôi chọn 6 nước để so sánh: Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, và Singapore. Nguồn số liệu là từ ISI Web of Science, ngày truy cập 25/11/2013.                      Biểu đồ này cho thấy trong thời gian 2009-2013, VN công bố được 7227 bài báo, trong khi đó Thái Lan công bố được 27200 bài (cao hơn VN 3.8 lần), Mã Lai 33472 (cao hơn VN 4.6 lần). Singapore thì cao nhất trong nhóm. Tuy nhiên, điều đáng khích lệ là VN đã vượt qua hai nước Nam Dương và Phi Luật Tân về số bài báo khoa học.   Biểu đồ này cho thấy xu hướng công bố tính từ 2009 đến 2013. Biểu đồ cho thấy dù VN có tiến triển nhưng vẫn chưa thoát khỏi khối “làng nhàng” (tức cùng nhóm với Nam Dương và Phi ...

Buôn thần, bán thánh, hối lộ... Phật

Hình ảnh
  Tại các điểm lễ hội, đặc biệt là những nơi có tượng Phật, người dân chen lấn cầu xin, tranh nhau khấn vái và tranh nhau hối lộ thánh thần. Dúi tiền vào tay Phật Còn tại Hội Lim (Bắc Ninh). (ảnh: VnExpress) Hình như ở chốn dương trần, chuyện gì cũng phải phong bì, cũng phải nhét tiền vào tay người khác. Cho nên con người ta nghĩ rằng, muốn được nhận lời cầu xin, cũng phải bỏ tiền hối lộ, ngay cả với Phật cũng vậy. Vì nghĩ rằng cần phải hối lộ việc “lớn” mới thành, cho nên người ta tranh nhau nhét tiền vào tay Phật. Đến các điểm lễ hội, đền chùa, sẽ thấy tiền lẻ nhét kín hết tượng Phật và thánh thần. Bất cứ chỗ nào có thể nhét tiền là cứ nhét, từ kẽ tay, kẽ chân các tượng linh thú trấn giữ trong các đền thờ. Các tượng La Hán trong khung kính ở chùa Bái Đính, bị phủ kín tiền giấy lẻ đến mức không còn nhìn thấy tượng. Thật bất kính, bởi vì nhìn vào các bức tượng, không khác gì đang bị phủ rác. Hành động này cho thấy, không phải con người tôn trọ...

Nỗi đau đạo đức học đường

Những cái tát từ cánh tay người thầy liên tục giáng xuống mặt em học sinh. Đó là hình ảnh "sốc" nhất trong clip lan truyền trên mạng về thầy trò đánh nhau tại Trường THPT Nguyễn Huệ, tỉnh Bình Định.   Em học sinh cúi đầu chịu trận và chịu nhục. Có lẽ, đòn của thầy giáo giáng xuống mặt rất đau, nhưng không khủng khiếp bằng cái đau vì sự nhục nhã trước mặt bạn bè, trong đó có các bạn nữ. Đối với lứa tuổi của em, sự tổn thương này thật quá sức chịu đựng. Cho nên, khi thầy giáo tiếp tục đánh, cậu học trò nhẫn nhục cúi đầu trước đó đã bất ngờ phản kháng bằng cách tấn công lại thầy. Điều tồi tệ nhất, thảm hại nhất đã xảy ra. Và ai cũng thấy rõ, nguyên nhân trước tiên là do hành động phi sư phạm của người thầy! Khoa học sư phạm hiện đại đề cao giá trị cá nhân, tôn trọng nhân phẩm con người, cho nên không chấp nhận việc dùng đòn roi trong giáo dục. Hành động bạo lực là đi ngược lại với quan điểm giáo dục của thế giới văn minh, vi phạm quyền con người. Th...

Ba đặc điểm của kiểm định chất lượng GDĐT Mỹ

Hình ảnh
  Giáo dục đại học Mỹ được thừa nhận rộng rãi là có chất lượng tốt nhất thế giới. Thành công này một phần do Mỹ đã xây dựng được hệ thống kiểm định chất lượng hoàn chỉnh, linh động, hiệu quả, và thực sự hỗ trợ cho cải tiến chất lượng. Bài viết dưới đây sẽ điểm qua một vài đặc điểm chính của hệ thống kiểm định chất lượng tại Mỹ, qua đó rút ra một số khuyến nghị cho Việt Nam. Phi tập trung hoá (decentralization) Khác với phần lớn các nước trên thế giới, Chính phủ Liên bang cũng như Chính phủ Bang tại Mỹ không trực tiếp thực hiện công tác kiểm định chất lượng. Hiện nay, trong tổng số 56 tổ chức kiểm định chất lượng tại Mỹ, chỉ có duy nhất một tổ chức tại New York là do Nhà nước thành lập, 55 tổ chức còn lại đều do khu vực tư nhân hoặc hiệp hội nghề nghiệp đảm nhiệm. Thay vào đó, nhà nước chỉ quản phần kiểm soát và công nhận tư cách pháp lý của các tổ chức kiểm định nói trên. Nhìn lại lịch sử phát triển của nền giáo dục đại học Mỹ, ta có thể lý giải ...