Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2010

Bức thư rơi lệ trong lễ trưởng thành

Sáng 26/5/2010, tại lễ tri ân và trưởng thành ở Trường THPT Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương, một học sinh chuyên Toán đã đọc bức thư gửi mẹ làm nhiều thầy cô rơi nước mắt. Theo tôi, đó là một bức thư hay, giản dị, sâu sắc và đầy trách nhiệm của một người con đối với gia đình, đặc biệt là đối với mẹ. Hi vọng là chúng ta hãy luon sống có trách nhiệm như thế. Gửi mẹ thân yêu! Vậy là phượng lại bắt đầu đỏ, bằng lăng lại bắt đầu tím, một mùa hè nữa lại đang đến – mùa hè thứ 12, cũng là mùa hè cuối cùng trong đời học sinh của con. Thời gian trôi thật nhanh, nhanh đến mức con cũng chẳng kịp nhìn lại quãng đường mình đã đi qua. Chỉ đến bây giờ, khi đã ở cuối một chặng đường, con mới ngoảnh đầu lại, để rồi nhận ra mình đã đi được xa đến thế nào, mình đã trưởng thành ra sao. Và điều đặc biệt nhất, con đã nhận ra, đó là luôn có một ánh mắt dõi theo từng bước đi của con, luôn có một bàn tay sẵn sàng nâng con đứng lên mỗi khi vấp ngã. Con nhận ra rằng mẹ luôn ở bên con, kể cả khi con không ở bên mẹ. ...

Một cái nhìn sơ bộ về nghiên cứu Toán học của nước ta

Hình ảnh
Bài viết của tác giả: GS-TSKH Lê Tuấn Hoa, Phó Viện Trưởng Viện Toán học Việt Nam, đăng trên Thông Tin Toán học, Tập 12 số 4 năm 2008. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Nền Toán học của Việt Nam thực chất mới bắt đầu hình thành từ sau Cách mạng Tháng Tám với các công trình của cố giáo sư Lê Văn Thiêm. Mặc dù non trẻ như vậy, việc đánh giá sự phát triển của nó xét từ bất cứ góc độ nào cũng là một nhiệm vụ khó khăn. Lẽ dĩ nhiên điểm chính yếu nhất của việc đánh giá là phải đi vào nghiên cứu phần chất của Toán học Việt Nam, tức là phải đi vào đánh giá các hướng nghiên cứu cũng như những kết quả nổi bật, có ảnh hưởng sâu rộng, đồng thời xem xét vị thế của các kết quả đó trong khung cảnh chung của Toán học thế giới. Với tầm hiểu biết hạn hẹp của tác giả, rõ ràng đó là một nhiệm vụ bất khả thi. Do vậy trong bài viết này tôi chỉ tiếp cận đánh giá từ một góc độ dễ dàng hơn: số lượng hình thức. Tôi nhấn mạnh chữ hình thức, bởi vì trong bài viết này một ấn phẩm 2-3 trang sẽ được tính là 1...

Tại sao VN không có đại học trong danh sách “top 200” đại học châu Á

Moi cac ban xem tai: http://nguyenvantuan.net/index.php?option=com_content&view=article&id=65:tai-sao-vn-khong-co-dai-hoc-trong-danh-sach-top-200-dai-hoc-chau-a&catid=3:edu&Itemid=8

Khoa học Việt Nam qua công bố quốc tế 2005-2009

Hình ảnh
Trích từ nguồn: Nguyễn Văn Tuấn Blog. Đây là bài báo tôi viết cho Sài Gòn Giải Phóng nhân kỉ niệm 35 năm thống nhất. Chẳng biết SGGP có đăng nguyên bài hay không, nhưng tôi gửi lên đây để các bạn theo dõi tình hình chung về khoa học ở nước ta. Một số nhận xét và xu hướng có lẽ không mới đối với những ai đã từng theo dõi vấn đề, nhưng những dữ liệu này mang tính cập nhật hóa và cho thấy chúng ta đang ở đâu trên thế giới khoa học sau 35 năm thống nhất. Phát triển kinh tế được thực hiện qua công nghệ. Một cách ví von, công nghệ là “con đẻ” của khoa học, và khoa học là một sản phẩm của nghiên cứu. Qua những lĩnh vực có liên quan mật thiết này, nghiên cứu được xem là một phương tiện để nuôi dưỡng và phát triển kinh tế. Những nước mới phát triển nhanh như Hàn Quốc, Singapore, và Đài Loan trước khi có nền kinh tế như hiện nay đã đầu tư nhiều vào nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học kĩ thuật. Số lượng và chất lượng bài báo công bố trên các tập san khoa học quốc tế được xem là một trong những...