Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2010

Hồi ký của Văn Cao: Bài Tiến Quân Ca

Lời bình: Đọc hồi ký của ông, tôi thực sự xúc động và tự hào về người con của dân tộc Việt Nam. Đến bây giờ, tôi mới biết ông đã sáng tác bài hát quốc ca của Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn đến như vậy. Bài hát là bản hùng ca vang vọng trong mỗi trái tim con người Việt Nam. Ông sáng tác ca khúc này khi vừa mới 21 tuổi. Thật phi thường. Tôi cảm thấy xấu hổ với chính mình khi đến giờ này vẫn chưa đóng góp được gì nhiều cho tổ quốc. Đất nước của những đoàn quân oai hùng ấy vẫn chưa được tỏa sáng trên bầu trời quốc tế như mong đợi của cha ông. Sau đây là hồi ký của ông mà tôi sưu tầm được: Sau Triển lãm Duy nhất 1944 (Salon unique), tôi về ở một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền. Ba bức tranh sơn dầu của tôi tuy được bày vào chỗ tốt nhất của phòng tranh -nhà Khai Trí Tiến Đức- và được các báo giới thiệu cũng không bán nổi. Hy vọng về cuộc sống bằng hội họa tại Hà Nội không thể thực hiện được. Anh bạn nhường cho tôi căn gác ấy là người đã xuất bản mấy bản nhạc đầu tiên của tôi cũng k...

Câu chuyện nằm ở mặt sau của tấm Huy chương Fields-2006

Lời bình: Nhân sự kiện nhà Toán học Perelman vừa được Viện Toán học Clay trao giải thưởng 1 triệu USD cho việc giải quyết bài toán Poincaré, một trong 7 bài toán của thiên niên kỷ, chúng ta nhớ lại sự kiện ông từ chối nhận huy chương Field năm 2006. Dưới đây là phần cuối bài viết của tác giả Phạm Trà Ân (Viện Toán) giải thích một phần nguyên nhân cho việc nhà toán học Perelman đã không nhận giải thưởng Field. Theo quan điểm của riêng tôi, những lý giải của tác giả hoàn toàn có lý. Giả thuyết Poincaré, do nhà toán học người Pháp Henri Poincaré đề xuất năm 1904, là vấn đề bỏ ngỏ nổi tiếng nhất trong tô pô. Bất kỳ đường vòng trên một mặt cầu trong ba chiều có thể co lại thành một điểm; giả thuyết Poincaré phỏng đoán rằng một đa tạp ba chiều đóng bất kỳ nơi bất kỳ đường vòng nào có thể co lại thành một điểm, thực sự chỉ là một mặt cầu ba chiều. Kết quả tương tự đã được biết là đúng trong các chiều bậc cao, nhưng trường hợp của đa tạp-ba hóa ra là khó nhằn hơn tất cả. Nói vắn tắt, điều này ...

Đại hội Toán học thế giới 2010

Đại hội toán học thế giới 2010 (International Congress of Mathematics ) sẽ được tổ chức tại Hyderabad, India từ ngày 19 đến ngày 27 tháng 8 năm 2010. Các thông tin về sự kiện đáng chú ý này đều được cập nhật tại website: http://www.icm2010.org.in/index.php Giới làm toán nói riêng và những người làm khoa học Việt nam nói chung đều rất quan tâm đến sự kiện này bởi vì nó có thể là ICM đầu tiên ghi nhận Việt Nam vào danh sách các quốc gia có nhà toán học đoạt giải Fields. Prof Ngô Bảo Châu vinh dự được mời tham gia báo cáo toàn thể tại Đại hội cùng với 20 nhà toán học khác. Trong số 20 tên tuổi này, chỉ có 6 nhà toán học có độ tuổi nhỏ hơn 40, trong đó có Prof NBC. Giải thưởng Fields danh giá chỉ trao cho những nhà Toán học dưới 40 tuổi. Danh sách các nhà Toán học đạt giải Fields có thể được xem tại đây:http://mathworld.wolfram.com/FieldsMedal.html Danh sách các nhà toán học được mời báo cáo toàn thể tại ICM 2010 1. David John Aldous PhD. University of Cambridge (1977) Advisor: David J.H.G...